Trang

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

45.Ngọc Hà. Truyện ngắn



08:03 1 thg 10 2012Công khai40 Lượt xem3
  
                                                                                                           Xuân Bảo
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Rạng sáng ngày 18-8-1948, quân Pháp từ Mỹ Chánh kéo xuống Ưu Điềm (huyện
                Hải Lăng,Quảng Trị)                                                                          đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở đoạn Mỹ Xuyên – Câu
 Nhi Hòa. Trung đoàn phó Trung đoàn 95 Lê Bá Vận hạ lệnh nổ súng.      
                       Bị đánh bất ngờ,quân địch rối loạn…Trận này ta thắng to.
                       Mặc cho phi cơ của địch quần thảo trên đầu, đồng bào và du kich` từng tốp một mang thức ăn ra đón thương binh và bộ đội. Bỗng có tiếng khóc và la hét của một cô du kích làm tôi quay lại khi đang chỉ huy bộ đội tập họp. Tôi ôm ngang vai cô du kích và nói:
                     -  Đừng khóc, làm nản lòng đồng đội!  Trong chiến đấu, chúng ta chấp nhận hy sinh để giành chiến thắng.
`         Tôi gỡ mái tóc dính bết mồ hôi, nước mắt và đất cát trên mặt cô du kích  thì nhận ra Lài.
                           - Trời ! Em, có phải là em Lài không?
Lài không  kịp trả lời chỉ đấm vào ngực tôi và gào lên :
          -Anh Bằng, anh Bằng của em đâu rồi? Anh ấy đi theo trung đội 1 của đại đội Hải Lăng.
                          Bây giờ tôi mới nhớ ra trong lúc thu thập tử sĩ và thương binh, khi ngà mũ trước sự hy sinh anh dũng của đại đội trưởng Cư thì không còn nhớ được những đồng đội mất tích. Người cuối cùng nhìn thấy đồng chí Bằng, phó chủ tịch xã khi anh đang vung khẩu súng đã hết đạn đánh vào đầu tên lê dương.
                          Tôi nhớ lại năm 1948, khi đưa đại đội Lê Hồng Phong về đồng bằng. đến Khe Mương thì gặp đồng bào đón tiếp. Đồng chí Hậu trong đơn vị bị bệnh thương hàn chưa khỏi hẳn, đành phải gởi lại đồng bào. Mấy tháng sau gặp phó chủ tịch xã Nguyễn Thế Bằng, anh đau buồn nói với tôi:
                      -  Đồng chí Hậu đã mất rồi. Các mệ ở Phò Trạch săn sóc nhiều ngày không    cứu được. Mối thù này quyết phải trả!
                        Năm ấy Lài mới 17 tuổi. Tôi kể lại câu nói của Bằng để an ủi Lài. Lài thôi khóc lau nước mắt:
                      -  Còn cách nào khác, em cũng mong mau lớn để được trả thù.
Vậy đó, hơn một năm sau khi tôi được điều về làm chính trị viên phó tiểu đoàn, thì hay tin Lài đã phản bội đồng bào,  đồng đội, lấy tên trung úy Quang làm chồng. Chính tên đó đã hạ lệnh bắn phó chủ tịch Nguyễn Thế Bằng.
                                            ***
Tên lính ngụy đội nón vải, mang khẩu súng trường mút-cờ-tông nện gót giày đi theo dọc hành lang trải đá của khu tạm giam ra phía cổng trại. Một cô gái cao gầy, da đen nhẻm, tóc kẹp ba lá inốc, ôm tay nải trước ngực, tựa vào hang rào kẽm gai, gọi nhỏ:
-  Chú ơi, chú ơi, cho con nhờ chút việc.
Tên lính giả bộ không nghe, vẫn cúi đầu nện gót giày lạo xạo. Cô gái lại gọi:
-  Chú ơi! Kêu răng không nghe! Anh Bửu Hạ, nghe tôi kêu không?
Tên lính ngẩng đầu lên, hất nón ra sau gáy, bước từng bước dài ra cổng:
 -  Răng la dữ vậy? Nhỏ cái miệng lại, trung úy Quang đập tui chết đó!
 - Anh Bửu Hạ nhớ tui không… Tui con bà Thỏn ở Ba Lòng. Tui trên rú xuống, mưa lũ về không qua suối được, anh đã cõng tui qua, em là Lài đây…
 -  Trời mới đó mà nay đã lớn hung hỷ, lấy chồng được rồi đó.
 -   Không tới phần anh đâu, tui có chồng rồi!...
                            -    Ra rứa! Vậy o cần chi?
                            -   Cho tui gặp ông Việt Minh ông Pháp bắt hôm qua.
                            -   Ông mô, bắt được ba ông lận.
                            -   Cho tui gặp ông Bằng.
                            -    Không được, ông phó chủ tịch Thế Bằng là đầu sỏ Việt Minh. Ông trung úy ra lệnh biệt giam.
                            -   Anh  Bửu Hạ, tui năn nỉ anh, anh Bằng là chồng tui!
                            -    Răng không nói trước, cưới khi mô rứa?
                            -    Mạ tui cho tui về với mạ anh, độc lập sẽ cưới!
                            -    Biết khi mô độc lập?
                            -     Anh tự trả lời lấy, nếu anh không cầm súng Tây bắn đồng bào!
                            -   Trời, nhỏ cái miệng lại dùm tui, ông trung úy Quang tới đó.
Tên  trung úy Quang bận đồ kaki lính rằn ri, đi giày săng đá, khẩu súng sáu trễ ngang hông. Trung úy dằn mặt:
                            -   Con nhỏ ni ở mô tới? Việc chi?
                            -    Dạ, nhỏ ni là con Thí làng tui…
                            -    Tên chi, lấy chồng được rồi đó!
                            -    Dạ, cháu tên Lài, cháu còn nhỏ, răng biết chuyện người lớn.
                            -    Bửu Hạ, mi có cô em được lắm… mà tau lại ưa mùi thơm hoa lài đầu mùa giữa đêm khuya! Cho nó ăn kẹo sôcôla rồi đuổi về, nơi này nhà binh, con gái không được lui tới!
                            -    Dạ thưa trung úy, làm ơn cho em Lài gởi quà mạ ông Bằng cho ông ấy.
Tên trung úy véo má, nâng cằm em Lài:
                            -    Cha cha… răng mà dễ thương thế ni, đúng là hoa lài đầu mùa!... Liên lạc Việt Minh hả?
Lài gạt tay tên Quang:
                            -    Tui nói tui còn nhỏ mà, răng tui biết Việt Minh. Tui chỉ gởi quà của mạ ông ấy thôi.
Tên lính ngụy dập hai gót giày, đứng nghiêm:
                            -    Dạ, đúng thưa trung úy!
Trung úy phẩy tay vẻ ban ơn:
                           -   Tao được lệnh ông quan tư Đở-Quăng-Tê (De Cointé) cụt tay nếu    không lấy được cung thằng Bằng, sẽ bắn bỏ. Tình nghĩa đồng bào tao cho gặp tử tù. Kiểm tra coi đồ mang vô có thư của Việt Minh không?...
Trung úy Quang đánh máy lửa mồi thuốc hút đi vào trong đồn. Anh lính Bửu Hạ không kiểm tra đồ trong tay nải, mở khóa đẩy Lài vô phòng giam anh! Răng để anh bị bắt, nếu chúng giết anh, mần răng em sống nổi anh Bằng. Bửu Hạ lên đạn rốp, đứng gác cho hai người trò chuyện. Từ phòng giam vẳng ra tiếng nức nở của Lài:
-   Mấy anh nói anh ráng chịu đựng. Sẽ tổ chức tập kích cứu anh…
o              -  Em thương anh, răng để anh bị bắt, nếu chúng giết anh, mần răng em sống nổi.
          -  Đừng nói tầm bậy… anh bắn hết đạn, dùng báng súng, lưỡi lê ăn thua với chúng để anh em mình rút, bảo toàn lực lượng…
          -  Anh Bằng, mạ anh qua bên nhà nói xin em cho anh. Mạ em ưng, đến khi mô độc lập xuống vạn chài mua cá cho tụi mình cưới nhau.
Khi mở cửa trại giam cho Lài về, Bửu Hạ nói nhỏ:
- Giờ thì tui tin Lài sẽ là vợ ông Bằng thiệt!...Vậy mấy anh có gởi cho tui lời mô không?  Mang kẹo sô-cô-la về ăn này!
-  Nhớ ném sôcôla qua cửa sổ cho ông Bằng… Còn anh, ai dám tin anh   mà nhắn nhe. Mặc dù anh đã cứu tôi qua trận lụt nhưng nếu anh là Việt gian, tui sẽ không tha mô.
           Bửu Hạ lại rên rỉ:
          -  Dữ quá! Trời đất, làm ơn nhỏ cái miệng lại dùm tui!...
                   Tình hình chiến sự mặt trận Bình Trị Thiên những tháng cuối năm 1949 ngày càng ác liệt. Liên quân Việt Pháp sa lầy ở đồng bằng Bắc Bộ, nay lại có dấu hiệu đang căng ra ở ba tỉnh Cao – Bắc – Lạng, dọc theo biên giới Việt Trung. Con đường quốc lộ số 1 đi qua các tỉnh miền Trung không còn an toàn cho các đoàn xe của bọn Pháp nữa. Đoạn quốc lộ từ Quảng Trị vào Mỹ Chánh luôn luôn bị bộ đội chủ lực và du kích phục kích.
                           Quan tư Đờ Quăng-Tê bị bộ đội tiểu đoàn 227 bắt sống ở Mỹ Xuyên (là một tên sĩ quan có cấp bậc lớn nhất ở chiến trường Đông Dương bị bắt trước năm 1950) càng làm cho kẻ địch thêm tàn bạo.
Phó chủ tịch xã Nguyễn Thế Bằng bị tên trung úy hành quyết ngay tại Hải Lăng quê anh. Đó là một tổn thất lớn nhất trong thời kỳ cầm cự kháng chiến. Với nhân dân Hải Lăng và đại đội Lê Hông Phong còn đau buồn hơn nữa là một số người không chịu đựng được gian khổ đã đầu hàng quân địch, trong đó có nữ du kích Lài. Cô bỏ Chiến khu Ba Lòng về sống trong vùng tạm chiếm. Trớ trêu thay là Lài lại lấy tên trung úy Quang, kẻ bắn chết người yêu của mình. Đồng bào đã nhìn Lài với con mắt căm thù, khinh bỉ.
Trung sĩ Bửu Hạ về làng trong hoàn cảnh đó và suýt bỏ mạng vì đồng bào đuổi đánh. Cố gắng lắm Bửu Hạ mới đem được em gái là Thể Cúc đi theo. Thể Cúc chẳng hiểu mô tê chi, thương mạ mà nghe theo anh đi làm mướn có tiền gởi về quê.
Bửu Hạ mang em tới nhà tên đại úy Quang (sau khi bắn chết phó chủ tịch xã Nguyễn Thế Bằng và đánh hơi được một vài cơ sở của Việt Minh, hắn được thăng cấp đai úy). Bửu Hạ thưa:
         - Thưa đại úy, giữ đúng lời hứa tui đã kiếm được đứa ở gái về hầu hạ bà đại úy. Thời buổi ni, Việt Minh trà trộn khắp nơi, răng mà tin được. Bởi vậy, tui đã xin mạ tui cho tui con Cúc, em tui lên hầu hạ bà đại úy.
Đại úy Quang tỏ vẻ hài lòng, y phán:
         -  Bửu Hạ, mi là đứa ngay thẳng và trung thành. Đại úy sẽ ký thăng cấp trước thời hạn cho mi… Còn con Cúc nghe đây, ráng hầu hạ bà đại úy cho giỏi, rồi mai mốt mi lên bà quan một, quan hai mấy hồi…
Bà đại úy Lài đưa đôi ngón tay thon thả trắng vẻo vuốt cốt trầu bên mép, lên giọng:
         - Tau nói cho hay, cấm nghe lén, học chuyện, tau đi buôn bán làm ăn cấm dò hỏi. Tau thì tau giết.
Cúc cúi đầu tay nắm chặt, chịu đựng. Bửu Hạ đưa em ra quán ăn bánh bột lọc, nhỏ nhẹ dặn dò:
         - Phận mi giờ đây chỉ biết lắng nghe và làm. Ráng hầu hạ bà đại úy cho phải nghĩa tôi tớ, khi ông đại úy chuẩn bị đi hành quân đâu đó, thì phải tìm gặp anh và cho anh hay tin ngay!
         -  Răng rứa?
         -  Hành quân đi đánh Việt Minh là đi vào chỗ chết, anh cần biết việc đó để nói mấy đứa bạn lính của anh tìm cách tránh , khỏi chết uổng mạng.
         -  Còn mụ Lài? Mụ nớ hết muốn làm dân Quảng Trị miềng.
         -  Em còn nhỏ, chuyện đời lắm đường ngang lối tắt, răng biết hết được. Để rồi xem mụ đi buôn gì ở vùng Việt Minh… chồng chưa cưới đã phụ bạc.
Hai anh em chỉ nói chuyện được tới đó thì có chú lính ra gọi Cúc về cho bà đại úy. Bà đại úy Lài đang ngồi trước bàn phấn trang điểm, bà nói mà không nhìn lại:
         -  Tau chịu ơn anh mi đã cứu tau hồi ở trên Ba Lòng. Bởi vậy tau thương mi vì cái ơn đó.
-  Tui biết ơn bà đại úy, thưa bà. Vậy là bà cũng còn chút tình nghĩa thủy                          chung. Răng bà không để cái tình đó cho ông Bằng!
Bà đại úy đứng dậy, rũ quần áo, đầu tóc bụi mù son phấn:
          -  Con này hỗn, ông Bằng Việt Minh, ông đại úy Quang quốc gia, họ bắn giết nhau là ý trời xui khiến, tau có muốn ngăn cản họ cũng không được. Tau là gái phận đàn bà, tau thích làm đẹp, thích có nhiều tiền; gã đàn ông mô tau thương thì phải làm đẹp lòng tau.
          -  Bà nói răng trời cũng có mắt, cũng có thời bà là du kích, cũng căm thù bọn Tây!
          -  Răng biết đời, có làm được chi mô. Còn anh em nhà mi bám đít Tây… Ta rành quá mà, đồ Việt gian!
Cúc bị nhục mạ, chịu không đặng lăn xả vào cấu xé thị Lài. May có đại úy Quang vô tới kịp thời ném ả vô góc nhà. Thị Lài lau máu trên môi:
          -  Ông đại úy đi lo việc quân, để nó tui. Nó lấy cắp son phấn của tui, dạy không được tui đuổi!
Tên Quang giận dữ ra khỏi phòng, lát sau đã nghe tiếng xe Jeep rồ máy. Thị Lài ném khăn lông vào tay Cúc:
-  Lau dùm cái mặt dữ dằn của mi chút đi. Tau với mi là gái, lại cùng quê, có khùng thì cũng phải nhẹ tay, mi làm chảy máu môi tau rồi đó.
Chuyện gây lộn đó đến tai Bửu Hạ. Bửu Hạ răn đe em, nói rằng kiếm được việc làm có tiền khó lắm, ráng chịu cực. Đại úy Quang cười mũi, tụi nó ghen ăn. Hoa Cúc còn sang trọng hơn hoa Lài, để rồi đó ta nhổ luôn bụi Cúc!
Thấm thoát nửa năm trôi qua. Mấy đợt hành quân của Quang, Cúc báo cho anh. Anh Bửu Hạ và các anh lính khác cho Cúc vải đẹp may đồ. Họ nói nhờ có Cúc, họ thoát chết, ơn này ghi nhớ suốt đời.
Cho tới một đêm, súng nổ vang rền thành Quảng Trị, Đại úy Quang về không thay quân phục dơ bẩn, mang điện thoại vô phòng vợ nằm ngửa trên giường đốt thuốc lá. Cúc mượn cớ vô phòng riêng của vợ chồng đại úy thu dọn rồi trốn sau rèm cửa.
Lài ở trong nhà tắm bước vô phòng, trên người gần như không có quần áo. Cô đè lên người chồng, tháo dây đeo súng sáu ném ra xa tận cuối giường, rồi ôm lấy Quang đòi làm tình. Cúc núp sau rèm cửa cũng xấu hổ phải nhắm mắt lại. Đúng lúc đó chuông điện thoại réo vang. Quang chồm dậy ôm lấy điện thoại:
        -  Đại úy Quang, đại úy Quang đây, có chuyện chi gấp vậy?
        -  Đồn Phò Trạch bị tấn công. Đại úy đưa tiểu đoàn dự bị tập kích ở phía sau quân địch.
Đại úy Quang:
                         -  Rõ. Xin tuân lệnh!
Không quay lại, đại úy Quang giơ tay phía sau nói với vợ:
                         -  Súng đâu, đưa cho tui.
        -  Súng đây. Một giọng nói rắn rỏi, kiến quyết. Quang quay lại, nòng súng   từ tay Lài đang chĩa vào mặt hắn.- 
        -  Trời! Em khùng sao, chơi kỳ vậy?
        -  Không, tui không điên. Nữ du kích Hải Lăng thực hiện bản án tử hình của đồng bào quê hương dành cho mi!
Ba phát súng nổ chói tai, khói súng mờ ánh điện trong phòng. Chị Lài nổ phát súng thứ tư lên trần nhà và khấn: Anh Bằng! Em đã trả được thù nhà. Bây giờ còn nợ nước, em lại lên chiến khu Ba Lòng đây.
Cúc bước ra khỏi chỗ ẩn nấp, lấy tấm mền khoác lên nửa người trên ở trần của Lài. Lài ôm lấy Cúc:
-  Em! Chị biết em không phải là Việt gian. Chị cũng biết em có tới ba lần em cho thuốc độc vào thức ăn giết chị, nhưng chị tránh được. Thù nhà, nợ nước chưa trả, chị phải sống! Bây giờ chúng ta đi đâu chị theo em.
Cúc quay số máy điện thoại:
        -  Cho tôi gặp trung sĩ Bửu Hạ. Dạ, em đây, Cúc đây, cả chị Lài nữa. Đón bọn em đúng điểm hẹn.
Trong tiếng súng nổ, lửa đạn đầy trời, hai người con gái dìu nhau chạy về phía ngoại ô. Một chiếc xe Jeep quân đội pha đèn sáng trưng dừng lại. Trung sĩ Bửu Hạ nhảy xuống:
         -  Ổn cả chớ. Quấn mền rứa chạy mần răng?
Chị Lài quấn mền khép chặt hơn:
         -  Em vừa tắm xong, việc chờ đợi đã đến, em đã bắt tên Quang đền tội. Anh Bửu Hạ và chú lính theo tui. Tui bảo lãnh!
Bửu Hạ trao khẩu các-bin cho Lài:
         -  Chị và Cúc về nói với mấy anh trên tỉnh rằng cây súng này, chiếc xe Jeep này là quà của tui. Nhiệm vụ của Cúc và chị Lài đã hoàn thành. Còn tui, nhiệm vụ được giao đang còn. Tui trở về sau.
Quay sang chú lính lái xe, Bửu Hạ giục:
          -  Kéo cờ trắng, hụ còi tiêu lệnh, cho xe chạy về La Vang.
                                                                     ***
Câu chuyện chúng tôi ghi lại trên đây là hoàn toàn có thực. Tiểu đoàn trưởng Bửu Phủ (trong hoàng tộc, vua Duy Tân gọi bằng chú) đã viết thành vở kịch thơ mang tên “Ngọc Hà”, để diễn trong đêm văn nghệ của bộ đội 230 cho đồng bào Hải Lăng, Do Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và chiến khu Ba Lòng xem trong những năm từ 1949 đến 1951. Các nhân vật trong vở kịch đều giữ đúng tên người thực, chỉ riêng cô du kích Lài đổi tên là Ngọc Hà cho có vẻ kịch nghệ vì các cụ hồi đó thích như vậy! Người sắm vai nữ du kích Ngọc Hà là cán bộ tiểu đoàn 230 Quảng Trị Trần Trọng Ngọc. Nay cụ trên 70 tuổi, đang an vui với con cháu ở thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi khi ngày 22.12 trở về, cụ ngồi uống trà buồn lắng ngâm lại những câu thơ mà Ngọc Hà đã khóc trước nấm mộ Thế Bằng.
Mối tình của cô du kích mang tên hoa Lài với đồng chí phó chủ tịch xã Nguyễn Thế Bằng được đồng bào Quảng Trị còn nhớ mãi – đó là tĩnh lặng trong giông bão!

                                     Xuân Bảo

  • Miêu An Lỗ
    Mình thì ở Phò Trạch;Nhưng nghe qua câu chuyện này sao thấy có vẻ hoang đường quá anh Xuân Bảo ạ
    • Biên Hòa
      Đay là chuyện một thời. Ai bảo bạn tin?
  • HỒNG NGA
    Một kế hoạch trả thù thông minh của phụ nữ,dù phải chịu mất mát. (Đọc đoạn chị Lài lấy Quang,em đã đoán ra kết cục).
    Chủ nhật vui vẻ nhé anh XB!
    • HỒNG NGA
      SAO KHÔNG COMENT ĐƯỢC HẢ ANH?
      • Tú Sừng
        Hôm qua mạng bị trục trặc.Hôm nay thì suôn sẻ rồi.Chúc Hồng Nga luôn tươi trẻ và đẹp mãi. Thân ái Xuân Bảo.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét