Trang

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

38b.Gặp nhà văn Đăng Thanh ( Phần 2)



08:21 4 thg 9 2012Công khai86 Lượt xem6
 



          Trong những ngày nằm điều trị taị Bệnh viện Thống Nhất ( bệnh viện giành cho cán bộ cao cấp) tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi may mắn  được nằm cùng phòng với nhà văn Đặng Thanh. Ông bị bệnh tiền liệt tuyến được đưa vào cấp cứu đêm mùng 1 tháng 11 năm 1995. Mười ngày nằm chờ theo dõi để  lên bàn mổ, nhà văn có dịp thổ lộ những tâm tư tình cảm của mình. Tôi, trước đây cũng như hiện nay là một độc giả đã đọc gần như toàn tập tác phẩm của nhà văn Đặng Thanh. Đây có thể nói là tôi được cái cơ duyên trò chuyện cùng nhà văn với tình cảm của người đồng hương cùng là người cầm bút. Nhân dịp này, tôi lại còn được cái may mắn khác. Đó là nhà văn đã cho tôi cuốn sách Sự thật về  X30. Ông bảo người con trai thứ của ông về nhà lấy sách đem vào biếu tôi. Cuốn sách đã được đóng dấu TỦ SÁCH GIA ĐÌNH ĐẶNG THANH. Trang đầu sách nhà văn ghi :
                Kính biếu nhà báo lão thành Xuân Bảo –người đã tạo cho tôi niềm lạc quan yêu đời trong thời gian tôi nằm điều trị chứng bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện Thống Nhất. 9 giờ ngày 11 tháng 11 năm 1995,      Tác giả Đặng Thanh.
          Tôi vô cùng cảm kích cảm ơn nhà văn và cầu mong cho ông được mau chóng bình phục và tiếp tục cầm bút để cho ra đời những tác phẩm mà bạn đọc hằng mong mỏi. Nhà văn tâm sự : “Mình lấy làm tiếc là trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Ngành Công an Nhân dân (1945-1995) không hiểu vì lý do gì mà mình không được mời dự lễ kỷ niệm. Nằm nhà xem truyền hình thấy lễ kỷ niệm tổ  chức trọng thể cả ở Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác. Mình thấy lẻ loi quá. Nhớ về quá khứ, những ngày đầu  Cách mạng mới thành công, ngành công an non trẻ ra đời, trong đó có bàn tay đóng góp của mình. Nhớ da diết và muốn khóc lên được.Tuổi già dễ mủi lòng lắm”.
          Cũng có cái an ủi là trong những ngày lâm bệnh, nhà văn nhận đươc thư của Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ. Thư viết:
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1995
Kính gửi Anh Đặng Thanh
                    Thư anh đề ngày 25/10/95 đến nay tôi mới nhận được.
Trước hết xin nhận lỗi với anh trong dịp kỷ niệm 50 năm CANDVN, cơ quan tổ chức thiếu sót đối với anh. Anh em mới, giấy tờ , sổ sách (hồ sơ) của ta kém, nên dễ sót lọt. Nhất là thời kỳ “chuyển tiếp thế hệ” hiện nay. Rất mong được anh thông cảm và lượng thứ. Nhiều anh em không biết chớ tôi rất rõ về anh. Tôi kính trọng anh về tuổi đời cũng như sự cống hiến cho CM.
Xin kính chúc anh mạnh khỏe , sống lâu, vui hưởng hạnh phúc tuổi già.
                                      Kính trọng,   Bùi Thiện Ngộ
Bức thư viết tay, nét chữ chân phương nhưng không kém phần sắc sảo. Lời lẽ thật thâm tình và cảm động. Nhà văn đã tin tưởng và trao bức thư ấy cho tôi. Và hôm nay tôi cho đăng bức thư ấy vào bài này vừa để biết ơn nhà văn, đồng thời để nhớ về đồng chí Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ - một cán bộ lãnh đạo ngành công an đức tài toàn vẹn.
                                        ***
Nói về cuộc sống của nhà văn thì trừ cuốn MỘT CHIẾN CÔNG CHƯA TRỌN VẸN mà Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố đang in, sắp xong là nhà văn phải bỏ tiền túi ra in còn 11 cuốn trước đều được in trong thời kỳ bao cấp và gần như bao cấp, cho nên thu nhập từ đồng tiền nhuận bút không được là mấy. Có một số cuốn được dịch ra tiếng nước ngoài như Nhật, Nga, Bun-ga-ri, Liên bang Đức…nhưng không được trả nhuận bút vì ta chưa tham gia Công ước Bản quyền tác giả quốc tế. Có một số nước ( có dịch sách của nhà văn Đặng Thanh) chỉ mời nhà văn đến thăm và chi phí mọi khoản như Nhật, Đức…Cuộc sống của hai vợ chồng nhà văn hiện nay chỉ trông chờ vào hai suất lương hưu. Lương chồng được 485 ngàn đồng/ tháng và lương bác gái được gần 200 ngàn đồng/tháng. Bác gái Đặng Thanh bị bệnh bán thân bất toại đã hai năm nay. Tuy đã được chữa khỏi nhưng hiện nay việc đi lại rất khó khăn, phải dung nạng gỗ hỗ trợ. Chi phí tiền nhà mỗi tháng hết 235 ngàn đồng, điện và nước hơn 200 ngàn đồng. ( Tuy là cán bộ cao cấp nhưng nhà văn chưa được cấp nhà). Số tiền hưu còn lại khoãng 250 ngàn đồng chi dung mọi việc ăn uống, tiêu vặt. Vì vậy, để có thêm thu nhập, nhà văn cộng tác với báo Doanh nghiệp trong chuyên mục “Doanh nghiệp va Pháp luật” và được báo này ưu ái trả lương hợp đồng trách nhiệm 200 ngàn đồng/tháng và viết bài nào hưởng nhuận bút bài đó.
Nhà văn Đặng Thanh mong ngóng : Tôi nghe nói Chính phủ đã ra Nghị định ưu đãi người có công với đất nước, kể cả những người tham gia cách mạng trước khởi nghĩa thàng Tám. Tôi cũng thuộc diện đó, tính ra mỗi tháng cũng được thêm khoảng 135 ngàn đồng. Nghe đâu được truy lĩnh từ đầu năm 1995. Tôi đã kê khai và nộp hồ sơ đã hơn 5 tháng nay, nhưng hiện nay vẫn chưa có tin tức gì mới về khoản này.
Theo bản gốc của bài này thì đoạn viết về lý do tại sao nhà vàn Đặng Thanh không được kết nạp vào làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nằm ở giữa bài. Song vì hiện nay, Hội Nhà văn Việt Nam đang có nhiều dư luận không tốt về việc xét kết nạp hội viên nên tôi đưa vào đoạn cuối bài này. Còn nguyên văn bản gốc trước đây  như sau:
Việc kết nạp nhà văn vào Hội Nhà văn Việt Nam cũng là một điều day dứt đối với nhà văn Đặng Thanh. Không hiểu sao hồ sơ kết nạp hội viên của nhà văn đã làm cách đây 4, 5 năm, trước cả Đại hội Nhà văn lần thứ 4. Hồ sơ được nhà văn Huy Phương và nhà thơ Viễn Phương đứng ra giới thiệu nhà văn Đặng Thanh vào hội. Thế mà đến nay vẫn không thấy nhắc tới nữa. “ Nhưng dù không là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thì tôi vẫn cứ sáng tác đều và chỉ khi nào trái tim ngừng đập mới thôi viết.” Nhà văn Đặng Thanh khẳng định như vậy.
Đây là phần viết thêm của tôi – nhà thơ Xuân Bảo :
Trong cuốn sách Tùy bút và Thơ của tôi do Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn cấp phép xuất bản năm 2008, tôi đã viết : Hiện nay, việc các “ nhà thơ” tự bỏ tiền ra in thơ khá phổ biến. Mỗi người Việt Nam là một nhà thơ. Đó là cách nói để tôn vinh một nền thi ca có bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam. Thực ra để vươn tới “ ngôi đền thi ca” và khẳng định được “ thơ ra thơ” là vô cùng khó khăn. Tôi rất buồn khi đọc những dòng sau đây của một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam :
Tay em mềm mại cầm panh
Cầm dao mổ xẻ tan tành vết thương
(Bài Hỡi người chiến sĩ của H.T.H trong tập Giải phóng NXB Đà Nẵng năm 2001)
Chao ôi, kinh quá !
Hoặc :
Máu các anh sáng trên đầu mẹ
Vuông vắn năm khung trời nhỏ bé
Mẹ soi đời mình qua xương thịt các con..
( Nén nhang trong –của nhà văn P.T.Q.)
 Nhưng phải đến thời kỳ này mới phát lộ ra những “ nhà thơ nhớn”, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam mà nhà thơ “thánh” Hoàng Quang Thuận là một điển hình. Xin bạn đọc vào các blog của các nhà văn Việt Nam đương đại để xem cho rõ chân tướng nhà thơ “cõi trên” Hoàng Quang Thuận và nghe đâu Hoa Lư thi tập và Thi vân Yên Tử sắp giật giải Nô-ben về văn chương, nhờ vào sự tung hê của Tạp chí Nhà Văn Việt Nam tổ chức hội thảo ngày 8-8-2012 vừa qua tại Thủ đô ngàn năm văn hiến. Điều tôi thấy xấu hổ là trong cả hai tập thơ của Thuận có rất nhiều bài không phải của Thuận. Đó là hệ lụy của việc kết nạp hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Khỏi bàn thêm !
 Anh Đặng Thanh kính mến, chắc anh nghe và biết những gì về Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay, anh sẽ ngậm cười nơi chín suối mà rằng : Rất may là ta không được đứng vào hàng ngũ của Hội này. Ta không chung mâm với những tên vô loài: nhà văn thuốc Tây Minh Hải, nhà văn điện thoại di động KonTum, nhà văn Cướp cò xứ Đồng Nai khoai củ…
                                        ***
-Con người ta không ai sống mãi được trên cõi đời này. Tuổi của tôi bây giờ cũng đã gọi được là thọ rồi. Sống tùng tiệm qua ngày đoạn tháng, nhưng trong lòng lại rất thanh thản. Tôi chỉ có một  nguyện vọng tha thiết nhất là mong sao sống thêm  được vài năm nữa để được vinh dự nhận tấm Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Lúc đó nhắm mắt, xuối tay là vừa. Có thể nói đây là những trăn trở, ưu tư của một nhà văn cách mạng chân chính.
                             Bệnh viện Thống Nhất, tháng  11 -1995
Biên Hòa, Tháng Tám năm 2012
                                                    Xuân Bảo 
  • HỒNG NGA
    Xưa có Tú Xương rồi Tú Mỡ
    Ngày nay thêm nữa: Lão Tú Sừng
    Trời hiền,mai hiện anh Tú Xỏ
    CỘNG TÚ người dân cộng nỗi mừng!
    • Tú Sừng
      Nga nên sửa câu thứ 3 Tú Xỏ thành Tú Sỏ để đối với Sừng. Sừng Sỏ. Cảm ơn Nga có mấy câu thơ hay. Xuân Bảo.
    • HỒNG NGA
      Lúc viết em đã nghĩ mãi hai từ này.
      Chúc anh một ngày vui,lúc nào cũng "như đồng tử".
    Ảnh của Biên Hòa
    4000
  • HỒNG NGA
    EM-KẺ HẬU SINH,chỉ mong các anh luôn thư thái tâm hồn.Giờ các anh thừa quyền để mơ theo các em chân dài ngoài sáu chục tuổi.
    • Tú Sừng
      Chân dài 60 hay 30 cũng vậy thôi. Mà không mơ đâu nhé. Tâm hồn các anh luôn thư thái. Để rồi xem, em cho các anh cái quyền mơ thì các anh muốn biến mơ thành thực.Có d9uoc5 không Hồng Nga ? Xuân Bảo
  • Biên Hòa
    ÔI! một thời để nhớ!
    • PHUSA
      • PHUSA
      • 20:18 4 thg 9 2012
      Tú Sừng đã gặp Tú Sỏi chưa ạ? Thấy có vào nhà Tú Sỏi mà có giao lưu chưa. Mà hai người này chắc anh em rồi
      • Thanh Dạ
        Có nhiều thông tin mới,bổ ích cho người đọc suy nghĩ về nhân tình,thế thái một cách nghiêm chỉnh .Có nhiều điều đáng buồn phải không ANH ?!
        • Tú Sừng
          Đúng thế. , Chả trách văn nghệ sĩ đã có thời khổ sở vì những ông quan văn nghệ. Mình còn nhớ hồi đó học chỉnh huấn có câu Văn nghệ phải mang tính đảng. Mình cũng đã bị lao đao một dạo nhưng rồi trời sẽ hửng thôi. Mình gửi sách cho Thanh Dạ rồi đó,Chào thân ái. Xuân Bảo
      • Hanh Trần
        cháu chẳng dám bình luận gì về văn chương , cháu kính chúc bác B mạnh khỏe sống lâu , vô tư và hãnh diện đời đẹp trong sáng của bác.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét