Xuân Bảo
Chú dẫn của nhà thơ Xuân Bảo:. Bài này, nguyên gốc tôi đặt nhan đề là : NHÀ VĂN ĐẶNG THANH –NGƯỜI VIẾT CUỐN TIỂU THUYẾT X 30 PHÁ LƯỚI – BÂY GIỜ ĐANG SỐNG RA SAO được viết từ năm 1995, cách nay đã 17 năm và đã được đăng trên Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an số ra tháng 3 năm 1996, trang 56 và 57.


Cách làm này cũng để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ của tôi đối với lớp nhà văn đàn anh và cũng là thắp lên nén nhang tưởng nhớ về anh của một người em đồng hương may mà Trời cho sống đến hôm nay
Nhà văn Đặng Thanh sinh năm Bính Thìn ( 1916 ) tại Huế. Như vậy, tính theo tuổi ta, năm nay nhà văn vừa tròn 80 , cái tuổi thượng thọ.
Nhà văn tham gia cách mạng thời kỳ Việt Minh ( trước 8 -1945 ) và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam đúng vào ngày 19-8-1946, một năm sau chế độ dân chủ cộng hòa tròn tuổi thôi nôi. Từ những năm đầu chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, nhà văn Đặng Thanh đã là một trong những người phụ trách công tác tình báo, phản gián đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên – Huế và sau đó là Công an Trung bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhà văn Đặng Thanh là người tổ chức và lãnh đạo Ban II Công an Thừa Thiên và Ban Quân ngoại Công an Trung Bộ. Chiến công huy hoàng nhất trong thời kỳ này là ngành Tình báo non trẻ Công an Trung Bộ đã đập tan mọi âm mưu của quân xâm lược Pháp định nống chiếm ra 3 tỉnh vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh ( bắc Khu 4 cũ ). Do những chiến tích đó, người chiến sĩ tình báo tài ba Vũ Long ( tên thật của nhà văn Đặng Thanh ) đã được Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 2 ( Tấm Huân chương này bằng vàng thật ) đầu tiên trong cả nước, vì đã “ có công lớn trong việc xây dựng cơ sở ở vùng địch hậu và lập được nhiều chiến công, thu được nhiều tài liệu quan trọng, đoạt được nhiều vũ khí và thu được nhiều kết quả trong công tác địch vận”…( Nghị định số 05/NDQP-1949).
Bước vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà văn phụ trách Phòng Phản gián thuộc Cục Phàn gián X thuộc Bộ Công An ( sau này là Bộ Nội Vụ ). Khi Nhà nước thành lập Tòa án Nhân dân Tối cao, nhà văn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Cho đến năm 1981, lúc này nhà văn đã 66 tuổi, ông được nghỉ hưu lúc đang ở cương vị Phó Chánh án Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao.Ông đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Bằng khen…Đặc biệt ông đã được Đảng tặng thưởng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và Huy chương Bảo vệ An ninh Tổ quốc về thành tích trong ngành công an.
Như vậy, nhà văn Đặng Thanh có thời gian công tác liên tục trong ngành Công an là 13 năm và ngành Tòa án là 36 năm 8 tháng. Ngay khi chuyển sang ngành Tòa án , nhà văn cũng được phân công xét xử những vụ án gián điệp, tình báo, hình sự.
* * *
Cương vị công tác và sự lịch lãm trong cuộc đời cộng với sự hiểu biết sâu sắc về số phận của mỗi con người đã giúp nhà văn sáng tác một loạt truyện tình báo , phản gián đầy hấp dẫn, lý thú nhưng cũng đầy tính nhân văn. Trong tiểu thuyết của Đặng Thanh không có những pha bạo lực gay cấn cũng không có dao găm và buồng ngủ. Phần lớn các nhân vật chính diện đều là nguyên mẫu ngưới thật – những chiến sĩ tình báo tài trí, mưu lược, giản dị và khiêm nhường – những người bạn chiến đấu của tác giả.
Cho đến nay. Nhà văn Đặng Thanh đã có 12 tác phẩm được in thành sách, phần lớn là tiểu thuyết. Đó là cuốn CẤT VÓ, Nhà xuất bản ( NXB ) Quân đội Nhân dân ấn hành năm 1967. Trước lúc in thành sách, báo Hà Nội Mới đã đăng tải nhiều kỳ, trọn cuốn. 20 năm sau, năm 1987, NXB Thuận Hóa tái bản với số lượng 30.000 cuốn. Cuốn X 30 PHÁ LƯỚI được tác giả viết trong dịp đất nước mới được hoàn toàn giải phóng ( 30- 4 -1975). Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng tải trọn cuốn. Sau đó Báo tự đứng ra xuất bản thành sách với số lượng ấn bản kỷ lục : 200 ngàn cuốn cà được tiêu thụ hết trong năm 1976. Năm 1983, Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh tái bản. Cuốn TẤM BẢN ĐỒ THẤT LẠC ( 2 tập ), NXB Măng Non, năm 1983 ấn hành lần đầu 30.000 cuốn và sau đó những năm 1984,1985 tái bản 2 năm liền Cuốn sách được các cháu thiếu nhi rất yêu thích. Cuốn ĐỌ SỨC, NXB Thuận Hóa in lần thứ nhất năm 1986 với số ấn bản 30.320 cuốn và năm 1988 tái bản Cuốn LẦN THEO CHUỖI HẠT, NXB Công an Nhân dân in năm 1987 với số ấn bản là 20.300 cuốn. Cuốn NỮ ĐIỆP VIÊN SAO CHĂM-PA, NXB Trẻ in năm 1988 với số ấn bản là 20.000 cuốn. Cuốn ĐI TÌM THẦN CHẾT ( Truyện dài ), NXB Công an Nhân dân in năm 1989 với số lượng in 5.000 cuốn. Cuốn LÁ THƯ VĨNH BIỆT CỦA JACQUELINE,NXB Thanh niên in năm 1990 (3.000 cuốn ). Trước khi in đã đăng tải trên báo Văn hóa – Nghệ thuật. Cuốn KHI TRÁI TIM CÒN ĐẬP, NXB Thuận Hóa in năm 1991.
Những nhân vật trong sách
Đặc biệt cuốn SỰ THẬT VỀ X 30 ( 2 tập ) dày khoảng gần 600 trang là cuốn tiểu thuyết tư liệu tình báo do Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam và NXB Văn hóa in năm 1991, có Lời giới thiệu của giáo sư Lê Anh Trà, Viện trưởng. Cuối sách có đăng phụ bản ảnh thật của các nhân vật thật có mặt trong cuốn tiểu thuyết như X 30, Vũ Long, Hồng Nhật. Vân Anh, Phương Loan, Tố Loan. Có cả ảnh của “ nữ hoàng vũ trường” Cẩm Nhung, nổi tiếng một thời của Sài Gòn. Phía bên kia có mấy anh em họ Ngô : Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn,tướng Mỹ Lansdale,các tướng Trịnh Minh Thế, Ba Cụt…Có bút tích của nhân vật hiện còn sống ngoài đời như Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Tri Điền, Chu Đình Xương.
Đặc biệt cuốn SỰ THẬT VỀ X 30 ( 2 tập ) dày khoảng gần 600 trang là cuốn tiểu thuyết tư liệu tình báo do Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam và NXB Văn hóa in năm 1991, có Lời giới thiệu của giáo sư Lê Anh Trà, Viện trưởng. Cuối sách có đăng phụ bản ảnh thật của các nhân vật thật có mặt trong cuốn tiểu thuyết như X 30, Vũ Long, Hồng Nhật. Vân Anh, Phương Loan, Tố Loan. Có cả ảnh của “ nữ hoàng vũ trường” Cẩm Nhung, nổi tiếng một thời của Sài Gòn. Phía bên kia có mấy anh em họ Ngô : Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn,tướng Mỹ Lansdale,các tướng Trịnh Minh Thế, Ba Cụt…Có bút tích của nhân vật hiện còn sống ngoài đời như Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Tri Điền, Chu Đình Xương.
Năm 1993,NXB Thanh niên in cuốn TRUYỆN TÌNH X 32 và hiện nay NXB Văn nghệ , Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh đang in cuốn tiểu thuyết thứ 12 của nhà văn Đặng Thanh mang tên MỘT CHIẾN CÔNG CHƯA TRỌN VẸN.
***
Nhà văn Đặng Thanh là hội viên Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh Từ sau ngày nghỉ hưu, ông mới có nhiều thời gian cho sáng tác. Trừ 2 cuốn sách viết trước năm 1981 còn 10 cuốn sau là viết vào thời gian từ năm nghỉ hưu cho tới năm 1994. Trung bình cứ hơn 1 năm, nhà văn cho ra mắt bạn đọc 1 tác phẩm.
Giáo sư Lê Ngọc Trà đã có nhận xét: “ Đọc truyện tình báo của nhà văn Đặng Thanh ta không thấy nhiều pha đánh đấm, bắn giết như trong phần lớn các truyện tình báo Âu – Mỹ. Dưới cây bút của nhà văn hiện lên người tình báo Việt Nam hào hoa, phong nhã, vì thương dân đến dám coi thường tính mạng ; đầy trí tuệ để đối phó với những tình huống tưởng như không sao thoát được; bên cạnh những éo le đau thắt của con ngưởi trước một bên là nhiệm vụ đối với Tổ quốc và bên kia là những tình cảm tan nát của con tim ; những mất mát cá nhân không gì bù đắp nổi để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Đó là những trang hồi hộp qua những cuộc đấu trí, đấu lực có thật giữa chiến sĩ tình báo của ta chống mạng lưới dày đặc của mật vụ, điệp báo địch, CIA Mỹ, ngay tại sào huyệt của kẻ thù trên cuộc chiến đấu thầm lặng. Đó là những trang rung động se thắt trứơc bao nhiêu bi kịch nội tâm, vô vàn thảm cảnh xã hội trong vùng địch tạm chiếm, mà nay, nếu không ai nhắc lại, thì thời gian sẽ sớm phủ lên lớp bụi lãng quên”…
Nhà thơ Nguyễn Duy nhận xét ;” Truyện tình báo của nhà văn Đặng Thanh viết gây xúc động mạnh trong tâm hồn người đọc. Đọc lá thư vĩnh biệt của Vân Anh ( trong cuốn Sự thật về X 30 ) mà muốn rưng rưng nước mắt”.
( còn tiếp)
Rất cảm ơn anh,em định viết thêm nhưng có người gọi em,lúc khác vậy.
Mong anh luôn khỏe!