Trang

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

147. Hai bài thơ về Thiền Phái Trúc Lâm

147. Hai bài thơ viết về Thiền Phái Trúc Lâm

Nhân ngày Phật đản 15 tháng 4 Ất Mùi (nhằm ngày 1/6/2015)
.
VỊ SƠ TỔ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

Xuân năm nay gia đình chúng tôi có dịp hành hương về Yên Tử - nơi cách đây hơn 700  năm -  vua Trần Nhân Tông nhường ngôi báu lại cho con là Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu về Phật học. Ngài chọn vùng núi Yên Tử để tu hành.
Nhân ngày Lễ Phật đản tôi viết bài này để tỏ lòng ngưỡng mộ một vị vua anh minh của đất nước.
Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, sinh ngày  11 tháng 11 năm Mậu ngọ nhằm  ngày 7 tháng 12 năm 1258. là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, tên húy là Hoảng, mẹ là Hoàng thái hậu Nguyên Thánh. Ngài là cháu đích tôn của vua Trần Thái Tôn, tên húy là Cảnh.
Năm 1274, Ngài 16 tuổi được lập làm Đông cung thái tử. Cũng trong năm đó Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương. Năm 21 tuổi (1279) Ngài được vua cha truyền ngôi.
Trước họa xâm lăng của quân Nguyên – Mông, năm 1282 vị vua 24 tuổi này đã chủ trì Hội nghị Bình Than và sau đó 2 năm năm 1284 Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng.
Chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ nhất vào năm 1285 và chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ hai vào năm 1288 là do toàn dân nhất trí một lòng diệt giặc bảo vệ non sông nước Đại Việt mà Ngài là vị thống soái.  Sau chiến thắng Ngài cùng với vua cha làm Lễ Hiến phù tại phủ Long Hưng (Thái Bình) có dẫn giải một số tù binh và những tên đầu sỏ Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc dâng mừng Đại thắng. Trước lăng mộ Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông đã đọc hai câu thơ cảm khái:

 “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

Năm 1301, vua Trần Nhân Tông làm cuộc viễn du sang Chiêm quốc. Vua hứa gả con gái rượu của mình cho vua Chiêm. Chế Mân dâng Đại Việt hai châu Ô và Rý làm sính lễ cầu hôn. Về Chiêm Thành, Huyền Trân sinh được một hoàng tử. 11 tháng sau thì vua Chế Mân tịch và Huyền Trân đáng phải lên giàn hỏa nhưng đã được Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang cứu về. Tôi có bài thơ Giọt lệ Huyền Trân viết hồi năm 2007 nhân kỷ niệm 700 năm Huyền Trân về làm hoàng hậu Chiêm Thành 1307 -2007.
  Vua Trần Nhân Tông  là một ông vua văn võ kiêm toàn. Ngài đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Rất tiếc nhiều thi tập như Việt âm thi tập, Trần Nhân Tôn thi tập, Đại hương Hải Ân thi tập,Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ ngữ, Trung Hưng thực lục, Truyền Đăng lục…phần lớn thất truyền. Thơ Trần Nhân Tông đạm bạc có hơi ấm của cuộc đời. Những bài tả mùa xuân, tả trăng, tả cánh đồng, tả chiều hôm…chứng tỏ là Trần Nhân Tông có một tâm hồn nghệ sĩ, thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và nhìn vẻ đẹp đó dưới con mắt của người nhuốm tư tưởng thiền. Đặc biệt Ngài có một bài phú có tên là Cư trần lạc đạo phú. Đây là tác phẩm chữ Nôm đầu tiên của nước ta. Bài phú có 10 hội, mỗi hội số chữ dài ngắn khác nhau. Hội thứ nhất gieo vần bằng, hội thứ hai gieo vần trắc. Cứ thế các vần thay nhau bằng trắc cho đến hết 10 hội. Phần kết có bài kệ tứ tuyệt. Cư trần lạc đạo phú ca tụng cảnh tu hành ở nơi núi non, lời cổ kính nhưng rất đời và rất thực. Và bài phú này là chủ thuyết của Thiền Phái Trúc Lâm.
 Trần Nhân Tông là vị vua sáng lập ra dòng Việt Phật Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngài là vị vua Phật đầu tiên ở đất nước Đại Việt với tôn hiệu “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.
Theo sử cũ, Ngài xá báo an tường, thâu thần thị tịch ngày mùng 1 tháng 11  Mậu Thân (1308), thọ thế 51 năm. Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ: “Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu”.  “(Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi)”.
***
Tôi đã làm hai bài thơ theo thể Đường luật để bái vọng lên Ngài trong dịp Lễ Phật đản năm nay
.
           Bài thứ nhất:

MINH QUÂN – THÁNH CHÚA

Tìm về Yên Tử chốn quan san
Lập phái Trúc Lâm giữa đại ngàn
Trước diệt Nguyên Mông yên xã tắc
Sau xây Đại Việt vững âu vàng
Cửu trùng phổ độ rời ngôi báu
Vạn tuế chuyên tâm hướng Niết bàn
Điều ngự giác hoàng ngời chánh pháp
“Cư trần lạc đạo” sáng trời nam*

*Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông,chủ thuyết của phái Thiền môn Trúc Lâm.

Bài thứ hai:

VỊNH CHÙA BA VÀNG, BẢO QUANG TỰ

Hai sườn xanh ngắt cánh rừng thông
Lưng dựa thế núi phía trước sông
“Ánh sáng quý” ngời ngôi cổ tự *
Bình minh lên rạng mặt trời hồng
Nơi đây hạ đoạn bình phong thủy
Kìa chốn  thượng môn mạch giếng nguồn
Hổ phục oai linh, thiêng đuốc tuệ
Rồng chầu hùng vĩ hướng Chùa Đồng

*Ánh sáng quý tức Bảo Quang Tự
Nhà thơ Xuân Bảo


Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

146. KHÚC SÁM HỐI

146. KHÚC SÁM HỐI
Lời nói trước:
        Tôi xin trích một đoạn nguyên văn bài báo Lấp sông Đồng Nai làm dự án. NÓI  “KẾT LUẬN NÀO CHẲNG GIỐNG NHAU” LÀ NGỤY BIỆN. (Báo Thanh Niên số 135 ra ngày 15/5/2015). Ông Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Môi trường và Tài nghuyên TP. HCM đã nói câu này,như sau: “Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi”.
Thưa ngài giáo sư tiến sĩ, tôi nhà thơ Xuân Bảo là một trong những người mà ông cho  “là mấy kẻ phá hoại thôi”. Vì tôi và gia đình, bè bạn, cùng cộng đồng dân cư phường Quyết Thắng, sống ở đoạn sông bị lấp,đang rất bức xúc việc lấp sông Đồng Nai làm dự án. Chúng tôi là Dư luận xã hội đấy ông Phước ạ! Tôi nghĩ ông đã có học hàm học vị giáo sư tiến sĩ mà ăn nói thiếu văn hóa quá.! Mong ông  có lời xin lỗi nhé.
          Tôi cho đăng tiếp bài ghi chép dưới đây để mọi người thấy rõ tác hại của chất dioxin, không riêng người Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề mà cả những người đi rải chất độc nguy hiểm này và những nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng bị vạ lây.Ngay đứa con thân yêu của đô đốc Rumwalt cũng chết vì chất da cam này.(Tác phẩm         đã được in sách NỖI  ĐAU CÒN LẠI)


KHÚC SÁM HỐI
                                                           Xuân Bảo


      Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Jr (ảnh) là Tư lệnh Hải quân Mỹ, đặc trách Lực lượng duyên hải và đường sông thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau này ông được thăng tiến lên chức Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, chính là người đã phát động chiến dịch Ranch Hand, rải chất độc  hóa học tại Việt Nam trong suốt một giai đoạn rất dài của cuộc chiến, để lại nhiều di họa cho đất nước Việt Nam cũng như nước Mỹ và chính gia đình ông.Ba cha con dòng họ Zumwalt đều có mặt tại chiến trường Nam Việt Nam.
       Ông có hai người con trai. Con đầu là trung úy Elmo Russell Zumwalt III đã chết ở tuổi 42 vì nhiễm chất độc da cam/dioxin do chính cha mình ra lệnh rải xuống chiến trường Việt Nam.
   Và người con thứ hai là trung tá Thủy quân lục chiến James G. Zumwalt, người may mắn thoát chết trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Sau này ông ta trở thành nhà báo cựu chiến binh và là chủ tịch công ty Tư vấn An ninh mang tên cha mình : Công ty Admiral Zumwalt &Consultants.Inc  
 Ngoài Việt Nam, James còn tham gia cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Panama năm 1989 và chiến dịch Bão táp sa mạc tại Vùng Vinh, Iraq năm 1990-1991. Sau chặng đường binh nghiệp, với vốn sống chiến tranh, ông trở thành một diễn giả, tác giả của hàng loạt bài viết về quân sự và chính sách đối ngoại trên các báo và tạp chí nổi tiếng của Mỹ như USA Today, The Washington Post, The New York Times, The Washington Times…Sau những chuyến trở lại Việt Nam, ông đã viết cuốn sách Chân trần, Chí thép. Cuốn sách xuất bản ở Mỹ ngày 26-4-2010 và đã gây tiếng vang lớn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Mỹ. Cuốn sách đã được dịch ra Việt ngữ, được thượng tướng Phan Trung Kiên,Thứ      trưởng Bộ Quốc phòng đề   tựa.

                                                          ***
        Vietnamese versionChúng ta hãy nghe những lời thú nhận của kẻ thù về cuộc chiến tranh  hóa học tàn bạo nhất của người Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Những điều viết ra đây được rút ra từ  cuốn sách Bare Feet, Iron Will  (Chân trần,Chi thép)  của James G. Zumwalt
James viết :
        “… Gia đình tôi có một truyền thống binh nghiệp đáng tự hào, hầu như mỗi cuộc chiến mà nước Mỹ tham gia, kể từ Cách mạng Mỹ đến nay đều có it nhất một người mang họ Zumwalt phục vụ. Bạn bè thân thiết không hề ngạc nhiên khi  biết rằng tất cả các thành viên nam trong gia đình trực hệ của tôi đều xung phong phục vụ tại Việt Nam.
        Từ năm 1968 đến 1970, người cha đã quá cố của tôi, Elmo R. Zumwalt Jr, là phó đô đốc chỉ huy Lực lượng Hải quân tại Việt Nam, trong vai trò   Comnavforv ( Commanda Naval Forces VietNam – Tư lệnh Hải lực tại Việt Nam ), ông chỉ huy tất cả lực lượng duyên hải và đường sông của Hải quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam.
        Trong số những chiến binh đường sông dũng cảm của Mỹ hoạt động trong lực lượng “Hải quân nước nâu” ( tức hệ thống đường sông nội địa ở Việt Nam ) có người anh trai của tôi, trung úy Hải quân Elmo. R. Zumwalt III, từng đuợc biên chế về một vị trí khá nhàn trên khu trục hạm ở Norfolk, Virginia. Elmo tự cảm thấy có bổn phận phải phục vụ ở chiến trường Việt Nam…
        Elmo đã đến Việt Nam để đảm nhận vị trí chỉ huy duy nhất trong sự nghiệp hải quân ngắn ngủi – thuyền trưởng  một tàu tuần tra đường sông, thường gọi là “tàu nhanh”- PCF 35 ( viết tắt của Patrol Craft Fast ) là tư lệnh tàu cao tốc. Elmo nằm dưới quyền chỉ huy của một guồng máy do cha tôi đứng đầu. Cha tôi là một người đàn ông đầy đam mê và thông tuệ. Tôi không tin có lúc nào đó ông đưa ra một quyết định quân sự mà không cân nhắc những tác hại của nó đối với người lính. Nhưng trong giai đoạn mới nắm quyền chỉ huy tại Việt Nam, có khi ông ở vào hoàn cảnh không thấy hết được tác động từ quyết định của mình,dù quyết định ấy đã giúp đạt được mục  tiêu giảm thương vong cho Hải quân Mỹ.Ông không thể ngờ rằng nó cũng chính là nguyên nhân cướp đi mạng sống của người con trai cùng tên vói ông!
        Các nhà sản xuất chất diệt cỏ cam đoan với chính phủ Mỹ rằng sản phẩm của họ không gây hại cho con người. Tin vào lời cam đoan đó, cha tôi đã ra lệnh rải cái chất độc đó xuống dọc các bờ sông nơi quân của ông thường tuần tra bằng tàu thủy.
        Việc làm này đã cho phép hàng chục ngàn lính thủy, vốn đối mặt với nguy cơ thương vong cao có thể trở về nhà. Nhưng phải rất nhiều năm sau thì những người này mới phát hiện ra rằng cuộc chiến sinh tồn của họ còn lâu mới kết thúc. Họ đã trở về nhà với quả bom hóa học nổ chậm trong người. Chất diệt cỏ mà họ bị phơi nhiễm, chất độc cam, trái với cam đoan của các nhà sản xuất, là chất gây ung thư. ( Mười sáu năm sau đó, cha tôi mới biết được rằng các hãng sản xuất chẳng những sai lầm trong việc khẳng định tính vô hại của chất này đối với người, mà trong vài trường hợp họ còn nói khác đi so với những gì họ biết)…
        Bị phơi nhiễm nặng chất độc cam trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, nhiều cựu chiến binh đã chịu đựng hậu quả khủng khiếp về sức khỏe với quả bom nổ chậm phát nổ sau quãng thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với vài người vụ nổ đến rất sớm, khi những đứa con họ sinh ra sau thời gian phơi nhiễm gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Đối với số khác, thời gian phát nổ đến chậm hơn, có khi phải 10,15, thậm chí 20 năm sau, khi nhiều loại ung thư mà nay Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã  thừa nhận là có liên quan tới chất độc cam tấn công họ. Anh trai tôi nằm trong số những nạn nhân bị ung thư liên quan tới chất độc cam.
        Cha tôi đã giành tất cả thời gian giúp Elmo chống chọi với căn bệnh ung thư.Cùng nhau, họ tìm kiếm tất cả  các giải pháp có thể. Ban đầu , họ tập trung vào các phương pháp y khoa để điều trị. Về cuối họ tìm mọi cách để làm chậm sự phát triển chết chóc của căn bệnh. Sự gắn bó của họ là vô cùng mật thiết. Có thể nói tình cảm cha con giữa hai người la không ai có thể sánh được. Tình cảm ấy đã được diễn tả khá  đầy đủ trong lá thư mà Elmo viết cho cha tôi không bao lâu trước khi anh qua đời. Thư anh viết : Ba thân yêu, cả ở Việt Nam lẫn đối với căn bệnh ung thư của con, chúng ta đã cùng nhau chiến đấu và cùng thất bại. Nhưng, chúng ta luôn biết rằng ngay khi lâm vào một trận chiến tuyệt vọng, tình yêu của chúng ta cũng không cho phép thối chí, bất chấp nguy cơ lớn nhường nào, chúng ta  cũng không từ bỏ…Con yêu ba vô ngần. Con muốn được chiến đấu bên cạnh ba biết bao ! Ba luôn tạo ra sự khác biệt. Ba đã làm cho cuộc chiến  cuối cùng của con, trên hành trình tới cõi chết trở nên nhẹ nhàng và nhân văn hơn. Con yêu ba!...
         
Vào ngày 13 tháng 8 năm 1988, cuộc chiến cuối cùng mà họ sát cánh bên nhau đã kết thúc. Sau 5 năm dũng cảm chiến đấu với bệnh tật, Elmo đã qua đời ở độ tuổi 42 ! Cũng như cuộc chiến ở Việt Nam, anh
ERZ Bio Cover đã anh dũng chống lại một kẻ thù giấu mặt, để rồi cuối cùng phải nhận lấy thất bại trước kẻ địch quyết đoán hơn,..
       Sau cái chết của Elmo, cha tôi bắt đầu một sự nghiệp mới-thuyết phục chính phủ Mỹ thừa nhận những ảnh hưởng của chất độc cam lên sức khỏe của con người và bồi thường cho các cựu chiến binh Việt Nam bị ảnh hưởng. Một phần nào đó, cái chết của Elmo thúc đẩy cha tôi tham gia cuộc đấu tranh, nhưng mặt khác việc tham gia của ông cũng xuất phát từ niềm tin thường trực nơi ông, rằng trách nhiệm của các tư lệnh chiến trường đối với binh sĩ không kết thúc khi cuộc chiến đã chấm dứt”…
                                                          ***                                                                                                                                    
        Tháng 9 năm 1994, Đô đốc Zumwalt trở lại Việt Nam. Đây là vị tư lệnh cấp cao nhất  thời chiến tranh quay lại Việt Nam. Chuyến đi này có con trai thứ hai tháp tùng- trung tá James G. Zumwalt. Mục đích chuyến đi là để tìm kiếm  sự hợp tác từ Hà Nội để triển khai một cuộc nghiên cứu chung về chất độc cam/dioxin.
        Một bi kịch lớn đã xẩy ra trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp. Nhưng bi kịch lớn hơn là cả hai dân tộc chúng ta Việt Nam và Hoa Kỳ, cách nhau hai bờ đại dương, chẳng có thù hận gì nhau, chẳng có mối hận truyền kiếp nào mà phải gánh chịu di họa nặng nề, lâu dài đến cả những thế hệ con cháu chúng ta từ một cuộc chiến tranh  hóa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại !
        Có một bài thơ của môt tác giả khuyết danh đề trên một tấm bảng. Bài thơ nằm giữa đống đổ nát của một ngôi nhà, khi quân Giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Bài thơ có nhan đề là :
                  Xin đừng quên
                  Không vì danh tiếng hay sự tưởng thưởng
                  Không vì địa vị hay phẩm hàm
                  Không bị tham vọng dẫn dắt hay mệnh lệnh bắt buộc
                  Chỉ đơn giản là bởi quyết tâm phụng sự
                  Những người này đã chịu đắng cay
                  Dã dám đối mặt với tất cả, và đã
                  Xin đừng quên, xin đừng quên


Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

145.LỜI TRẦN TÌNH CỦA CHỦ BLOG


145. LỜI TRẦN TÌNH CỦA BLOGGER NGUYỄN XUÂN BẢO

Chiều hôm qua 12 tháng 5 năm 2015 tại Hà Nội, có cuộc hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông  - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối  hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp (Quốc hội) và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức.
Tôi chú ý đến phát biểu của TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam. TS nói: “Theo tôi biết, một người trong sân bay Biên Hòa có xác nhận việc Công ty Toàn Thịnh Phát đã mua đất đá ở đây để đổ xuống lấp sông Đồng Nai tạo mặt bằng phát triển dự án nhà ở. Nếu đây là sự thật thì vô cùng nguy hiểm bởi nó chính là hành vi phát tán chất độc hại. Trong khi đó ngay gần dự án lấp sông này là họng lấy nước sinh hoạt của Nhà máy nước Biên Hòa phục vụ cho 1,5 triệu người. Cách đó chừng 1km cũng là họng lấy nước của Nhà máy nước Hóa An cấp nước sinh hoạt cho gần 10 triệu người ở TP HCM.Hậu quả không thể lường được đối với cộng đồng, bởi dioxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người là có thể dẫn đến quái thai, ung thư, bại não…như nhiều người ở nước ta gđã gánh chịu sau chiến tranh”. (Trích nguồn từ báo Thanh Niên số 133 ra ngày thứ tư 13/5/2015, trang 4-Thời sự- bài Cần làm rõ đất đá đổ xuống lấp sông Đồng Nai có nhiễm dioxin hay không).
Tôi và gia đình tôi cùng bà con họ hàng, bè bạn đang sống tại Biên Hòa vô cùng bức xúc trước cái tin này. Như TS Vũ Ngọc Long cảnh báo: Nếu đây là sự thật thì vô cùng nguy hiểm…Cho nên tôi muốn đây không phải là sự thật.                                                   
Tôi có may mắn được dự Trại viết văn viết về Chất độc da cam dioxin và tác phẩm của tôi DI HỌA KHÔN LƯỜNG đã được VAVA Đồng Nai tổ chức xuất bản thành sách cùng với một số văn nghệ sĩ khác, với tựa đề là NỖI ĐAU CÒN LẠI (Nhà Xuất bản Đồng Nai ấn hành, in xong nộp lưu chiểu quý III- 2011)
          Tôi cho đăng lại bài viết này để mọi người thấy rõ tác hại của chất độc da cam dioxin.


DI HỌA KHÔN LƯỜNG

Ghi chép của Xuân Bảo

Khi tôi viết những dòng này, cuộc chiến đã qua đi 36 năm trời, nhưng hậu quả của chất độc hóa học đối với con người và môi trường Việt Nam còn rất nặng nề, tiếp tục tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Cuộc chiến này đã có 3 triệu nạn nhân bị nhiễm trực tiếp, trong đó có 1 triệu cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở chiến trường, gây ảnh hưởng cả đến thế hệ thứ hai, thứ ba. Ước tính trẻ em bị dị tật do nguyên nhân chất da cam/dioxin chiếm khoảng 1% dân số!
Di họa chiến tranh hoá học do Mỹ gây ra trên đất nước ta là to lớn khôn lường.

NGƯỜI MANG HUY HIỆU VAVA

Đó là chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tỉnh Đồng Nai. Chữ VAVA là 4 chữ cái đầu các từ tiếng Anh: Việt Nam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin. Chị là một phụ nữ đã ngoài ngũ tuần, nhưng vẫn còn tươi tắn với nụ cười luôn nở trên môi. Chị là người đã đến với các gia đình nạn nhân chất độc da cam trong hầu hết các địa phương tỉnh Đồng Nai và rất được các nạn nhân quý mến. Bằng tình thường đồng loại cao cả, chị không nề hà vất vả nhọc nhằn đến với các nạn nhân vùng xa vùng sâu. Trong kết quả khiêm nhường cả tỉnh hiện đã nuôi dưỡng trợ cấp được 192 cháu nạn nhân là công lao của một tập thể rất nhỏ bé: Cơ quan Hội chỉ có 04 người. Đó là Ông Võ Minh Quang, chủ tịch Hội. Ông đã từng giữ chức vụ: Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội, đã về hưu. Đó là chị Ngọc Hạnh, đã từng là giáo viên, là cán bộ tổ chức chính quyền, nay cũng đã về hưu. Đó là các cháu Lê Kim Nguyên, Đào Thị Ngọc Yến, nhân viên văn phòng Hội.
Người chịu khó nhất là chị Ngọc Hạnh. Tôi nghĩ vậy. Không rõ ai laø người đề xuất cái việc huy động tâm trí của văn nghệ sĩ Đồng Nai để tập hợp các tác phẩm viết về cái chất siêu độc da cam/dioxin mà bọn đế quốc Mỹ đã ngang nhiên tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam. Ngày đầu tiên chúng rải chất độc này là ngày 10/8/1961. Và sắp tới đây, cả nước kỷ niệm 50 ngày đau thương này: 10/8/1961 – 10/8/2011. VAVA Đồng Nai xuất bản một cuốn sách, trong đó có các tác phẩm văn học viết về đề tài này.
Hơn 30 văn nghệ sĩ Đồng Nai gồm các chuyên ngành văn thơ, âm nhạc và nhiếp ảnh ñöôïc mời dự một cuộc “trò chuyện” về chaát độc da cam. Chị Ngọc Hạnh đã giới thiệu 25 nạn nhân ở các huyện mà văn nghệ sĩ sẽ đi thực tế để sáng tác. Bản danh sách này được phát cho từng người. Với vài dòng ghi chú ngắn gọn bệnh tật: đầu to, đi bằng đầu gối, chim cánh cụt, chân không có xương … hoặc hoàn cảnh như: 2 người già cô đơn, mồ côi cha mẹ, cha mẹ bỏ nhau, không tự phục vụ, con nuôi không có người thân, sống với mẹ già thường xuyên bị nhốt trong cũi, đi nạng, có con không chồng, mối tình đẹp của bà mẹ kế, hai anh em chết một, làm thơ trên máy vi tính bằng duy nhất chỉ một ngón tay. Có một câu chuyện sẽ làm xúc động lòng người: nuôi con bạn mà hy sinh cả tuổi xuân và hạnh phúc riêng mình. Tôi có dự kiến sẽ viết về người mẹ đồng trinh này.
Một cái trại sáng tác văn học - nghệ thuật mà chỉ có 3 ngày, sáng đi chiều về thì thật là quá ít ỏi về thời gian. Chỉ những tay thợ ảnh là “được mùa”. Đi cùng đoàn văn nghệ sĩ còn có các nhà tài trợ. Trường Đại học Lạc Hồng có một thầy giáo và các em sinh viên. Trung tâm sát hạch lái xe Đồng Nai có các học viên. Riêng Siêu thị Coop Mart Đồng Nai thì đích thân Giám đốc Nguyễn Thị Hồng Khanh đi cùng các nhân viên. Chị Hồng Khanh đã từng là Đại biểu Quốc Hội khóa IX của tỉnh. Các đơn vị tài trợ mang theo gạo, quà và cả xe lăn đến với các nạn nhân. Có những gia đình ở sâu trong rừng, chúng tôi phải đi bộ qua con đường đá sỏi lởn nhởn dưới cái nóng gay gắt 35 – 360C. Mọi người đều phấn chấn và vui vẻ. Vì họ biết rằng đây là chuyến đi tình nghĩa đầy tính nhân đạo.
VAVA Đồng Nai cũng đã xây dựng được một ngôi nhà bán trú, có thể nuôi được 50 cháu, tại thị trấn Định Quán, với tổng kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ 200 triệu đồng.

MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỀ CHẤT ĐỘC

Từ buổi bình minh nhân loại, con người thoát xác không bò bốn chân nữa mà vươn lên thành vượn người, sinh sống bằng hái lượm trên đôi tay của mình. Các bộ tộc hình thành và đã xuất hiện xung đột bộ tộc. Con người đã tìm ra các độc tố tự nhiên trong động vật và thực vật tẩm vào mũi tên, đầu gươm, ngọn giáo để tiêu diệt lẫn nhau.
Đến thế kỷ 19, các nhà khoa học Pháp đã dùng hóa chất diệt cỏ trong nghề làm vườn. Song, loại hóa chất này có gốc A.sen rất độc cho nên không bao lâu sau đã bị cấm không cho sử dụng.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) ngày 22/4/21915 quân Đức đã sử dụng chất độc chlo làm nhiễm độc và làm chết hàng ngàn quân Anh, Pháp. Tháng 7/1917, quân Đức tiếp tục sử dụng chất độc y.perit trên chiến trường. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) quân Nhật sử dụng y.perit tại Trung Quốc. Quân Đức sử dụng chất ziclon B đầu độc tù nhân ở các trại tập trung.
Ở Mỹ từ những năm 1937 – 1938, các công ty hóa chất Hoa Kỳ phát hiện ra các chất diệt cỏ có gốc Phenoxy (Phenoxy herbicides) có tác dụng diệt cỏ hiệu quả. Hai chất trong nhóm này được sử dụng là chất 2,4 D (2,4 Dicloro phenoxy acétic acid) và 2, 4, 5 – T (2,4,5 Trichloro phenoxy acétic acid). Đây được coi là những phát minh lớn. Và từ những năm 1940, nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề làm vườn. Các chất dieät cỏ cùng với các chất diệt sâu làm hại mùa màng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng xanh ở nhiều nước trên thế giới.
Cũng như nguyên tử, mặt phải của nó là phục vụ dân sinh, phục vụ hòa bình nhưng những tên trùm lái súng đã lợi dụng nó để đưa vào chiến tranh với mục đích hủy diệt. Thảm họa Hirosima và Nakazaki năm 1945 do Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật là một minh chứng. Tìm ra các chất diệt cỏ, diệt sâu bọ là để làm tăng năng suất mùa màng đem lại no ấm cho con người. Song những tên thực dân kiểu mới Hoa Kỳ đã sử dụng nó vào mục đích chiến tranh. Hoa Kỳ lại được sự tiếp tay của Ngô Đình Diệm. Diệm đã trắng trợn tuyên bố: “Việc rải chất khai quang là một phương tiện rất hiệu quả mà các nước chậm phát triển có thể sử dụng để chống lại chiến tranh du kích của Cộng sản. (Diệm trả lời Đài tiếng nói Hoa Kỳ ngày 7/3/1962) Chả thế mà khi tiến hành phun rải Mỹ ngụy đã phải sơn cờ ba que đỏ sọc vàng lên thân máy bay và quân nhân ngồi trên đó phải mặc thường phục?!. Vải thưa sao che nổi mắt thánh.

    CHIẾN DỊCH RANCH HAND

Một binh chủng không lực Hoa Kỳ được mang mật danh “Binh chủng không quân 309” có nhiệm vụ chuyên trách các vụ rải. Chiến dịch sử dụng chất diệt cỏ và làm rụng lá cây được tiến hành với mật danh là “chiến dịch operation Ranch Hand”. Mục đích của chiến dịch được phía Mỹ xác định là: làm trụi lá cây để tạo điều kiện thuận lợi việc quan sát, phát hiện nơi trú quân của đối phương. Ngoài việc rải nó bằng máy bay, chất diệt cỏ còn được sử dụng bằng các phương tiện trên mặt đất (ô tô, tàu thuyền, bình phun tay…) quanh các vị trí đóng quân, trận địa pháo binh của quân đội Mỹ - ngụy và chư hầu; dọc hai bên đường giao thông thủy, bộ để tránh sự tấn công của quân du kích. Mục tiêu thứ hai không kém phần quan trọng là phá hoại mùa màng, nhằm triệt phá nguồn lương thực, thực phẩm của đối phương làm cho họ đói, mất khả năng chiến đấu, rối loạn hàng ngũ. Và cuối cùng là giúp Mỹ - ngụy giành “thắng lợi” quân sự ?! Than ôi, ngày tàn của chúng trước sau rồi cũng sẽ đến.
Tôi còn nhớ những ngày tháng năm 1959 Hà Nội sục sôi biểu tình phản đối bọn xâm lược Mỹ và tay sai bỏ thuốc độc, giết chết hơn 1.000 người tù ở nhà giam Phú Lợi. Nhà thơ Tố Hữu đã phải thét lên:
Đồng bào ơi anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người
Hãy nghe tiếng của nghìn người bị giết
Không sống nữa nhưng không chịu chết
Nghìn hồn oan bay khắp nhân gian
Thù muôn đời, muôn kiếp không tan…
Thực chất chất diệt cỏ, hay còn gọi là chất khai quang không đơn thuần như tên gọi mà là cái chất độc để Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học kéo dài tới 10 năm - một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong những năm đầu 1961 – 1964, Mỹ thường dùng hóa chất màu tím (agent purple) và màu xanh lam (agent blue). Hai hóa chất màu hồng (agent pink) và màu xanh lá cây (agent green) cũng được dùng nhưng với quy mô nhỏ hơn. Khoaûng tháng 1/1965, hai công thức mới của chất diệt cỏ được đưa vào chiến trường, đó là chất màu da cam  (agent orange) và chất màu trắng (agent white). Các danh từ Da cam, Tím, Hồng, Xanh, Xanh lá cây… thực ra chỉ là mật danh quân sự và thể hiện bằng một vòng sơn, rộng khoảng 20cm quanh thùng 200 lít chứa hóa chất để dễ nhận biết trong khi vận chuyển và bảo quản.
Chất độc da cam (agent orange/dioxin) là dung dịch màu hồng - nâu hòa tan trong dầu diesel và các dung môi hữu cơ, không hòa tan trong nước; chất độc da cam là hỗn hợp 50 : 50 của hai chất n-butyl ester 2,4D và 2,4,5-T.
Bắt đầu từ chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ đã thực hiện ở chiến trường miền Nam Việt Nam một số lượng hóa chất khổng lồ với kinh phí ban đầu là 12,5 triệu đô la Mỹ lên tới đỉnh điểm là 57,7 triệu đô la. Các công ty cung cấp hóa chất diệt cỏ gồm Dow chemical Co, Diamond Akali Co, Uniroyal chemical Co, Thompson Co , Hercules Co, Monanto Co, Ansul Co và Thompson, Hayward Co. Đây là 8 công ty lúc đầu, sau này con số công ty cung cấp cho chiến tranh hóa học ở Việt Nam lên tới con số 37.
Cho tới khi thế giới và cả nhân dân Mỹ lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh hóa học tàn bạo vô nhân đạo này của Mỹ thì quân đội Mỹ đã thực hiện 19.905 phi vụ (gồm các loại máy bay UC123, trực thăng H34, máy bay C47, C123…) rải chất độc trên 25.585 thôn, bản với diện tích 2.631.297 ha, trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trên 56% diện tích tự nhiên bị phun rải. Khoảng 86% lượng chất độc đã được rải lên các vùng rừng rậm, 14% còn lại được dùng để phá hủy ruộng vườn, hoa màu mà chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi núi. Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc là 150 ngàn ha, nặng nề nhất là rừng ngập mặn Cà Mau.
Tổng lượng chất độc hóa học mà quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 100 ngàn tấn các chất độc hóa học khác nhau. Trong đó có 9.000 tấn chất độc CS và 95.000 tấn các chất diệt cỏ CDC. Trong 95.000 tấn đó có tới 65.700 tấn có chứa dioxin với khối lượng lớn từ 366 đến 650 kg, tương đương 44 triệu lít.
Đông Nam Bộ là địa phương có rừng rậm Mã Đà chiến khu Đ, có sân bay Biên Hòa là nơi hứng chịu nhiều chất độc da cam nhất. Chúng rải để khai quang trụi lá cây rừng, bay đi rải chất độc về còn lại bao nhiêu chúng trút cả xuống đây. Những kho chứa, những bồn chứa rò rỉ, thùng bẹp chúng bỏ bừa bãi trong sân bay. Dư lượng tồn lưu trên khu vực này là rất lớn!

    GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

Đó là cái chết của đại úy phi công Elmo Zumwalt III, con của trung tướng đô đốc hải quân Hoa Kỳ, người trực tiếp ra lệnh cho quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ, khai quang lên chiến trường miền Nam Việt Nam. Elmo đã bị ung thư do nhiễm dioxin. Đó là chất da cam này đã được quân đội Hoa Kỳ “thử nghiệm” tại căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Canadian Forces Base Gagetown Brunswick - Canada. Theo Bộ Quốc Phòng Canada, đã có 200 ngàn nhân viên quân sự đóng quân trong căn cứ CFB từ 1956 – 1984. Số nhân viên này bao gồm binh sĩ của Anh, Seotland và Mỹ đã tiến hành thử nghiệm họ cũng bị phơi nhiễm chất độc dioxin. Không những chỉ những người lính bị tác động đến sức khoẻ. Nó là bi kịch của những người vợ và con cái họ đã chết hoặc đau ốm, bệnh tật. Nó cũng là bi kịch của những thường dân làm thuê trong vùng và vùng phụ cận căn cứ. Đó là những người lính của quân đội chư hầu của Mỹ cùng tham chiến ở miền Nam Việt Nam như Hàn Quốc, New Ziland, Australia…
Ta hãy nghe những lời phát biểu của họ: “…Do bị bưng bít thông tin, đa số nhân dân Hàn Quốc đều không biết về vấn đề này. Một số lớn cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam bị đau ốm mà không rõ nguyên nhân và đã chết ở độ tuổi 40. Họ không hiểu vì sao họ phải chết. Ngay cả các bác sĩ cũng không giải thích được. Nhiều người đã tự vẫn vì không lối thoát và không muốn ảnh hưởng đến gia đình…”/ “…Kết quả là tổ chức đại diện cho các bệnh nhân chất da cam, Hàn quốc đã được chính thức thành lập…”/ “Trong tương lai, bệnh nhân mà chính phủ phải trợ cấp do chất da cam có thể lên tới 100.000 người. Và theo điều tra của Hội này, số cựu chiến binh đã chết bởi chất da cam ước tính vào khoảng 2 vạn người…”. (Trích phát biểu của Trưởng đoàn Cựu chiến binh Hàn Quốc đã tham chiến tại miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế nạn nhân da cam/dioxin).
Và đây là tiếng nói của một nguyên sĩ quan quân ngụy quyền Sài Gòn ông Mai Giảng Vũ người đã trực tiếp rải chất độc hoá học trong thời gian chiến tranh, cũng tại Hội nghị Quốc tế nạn nhân da cam/dioxin. “Trong khi rải các hoá chất độc hại mà tôi không biết, tưởng thuốc diệt cỏ như các nhà nông họ làm, không ngờ lại nó ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, bao nhiêu thế hệ. Sau chiến tranh 30 năm các nạn nhân ở những vùng bị rãi hoá chất đó vẫn còn các cháu ra đời nhiễm phải bệnh chết  người đó. Nếu tôi biết nó nguy hiểm tôi sẽ không làm, 3 đứa con tôi đâu chết oan uổng thế”. Ba con ông đều bị nhiễm dioxin mà chết.
Còn ở Mỹ thì sao? Ngay từ 1984, các cựu quân nhân bị tác hại do chất độc này gây ra đã khởi kiện 7 Công ty sản xuất chất độc da cam/dioxin, trong đó có Dow Chemical Co và Monsanto Co với số tiền bồi thường là 180 triêu USD.
Một làn sóng phản đối  tràn khắp nước Mỹ, những quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ cũng lên tiếng đòi  chấm dứt cuộc chiến tranh hoá học vô nhân đạo và bẩn thỉu này.

CHIẾN TRANH QUA ĐI - NỖI ĐAU CÒN LẠI

Ngày 10/01/2004 thành lập VAVA Việt Nam và Hội đã tiến hành khởi kiện  các công ty hoá chất Mỹ đã sản xuất và cung cấp chất độc hoá học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, đòi bồi thường tất cả những thiệt hại. Vụ kiện phải dừng lại ở Toà phúc thẩm Hoa Kỳ??
Chúng ta những người Việt Nam đang sống trên quê hương mình đều nhận thức được rằng: Kể từ ngày 10/08/1961 đến ngày 31/10/1971, trong 10 năm 2 tháng, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học, hay nói một cách chính xác hơn là một cuộc chiến tranh sinh thái có qui mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nó tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người hiện tại và cả mai sau.
Nhìn vào bản đồ Việt Nam, chúng ta đau xót thấy những vùng bị chất độc da cam tàn phá nặng nề. Rừng, núi, trảng, dòng sông, bờ biển… ở đây như những vết bỏng trên thân mình Tổ quốc ta. Trước năm 1960 độ che phủ rừng tự nhiên từ nam vĩ tuyến 17 trở vào là 60 – 70%. Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng. Rừng có trữ lượng gỗ khoảng 200 – 300 m3/ha có các cây gỗ quý đường kính 1 đến 2 mét, cao từ 30 – 40 mét. Dưới tán rừng là nơi sinh sống của nhiều động vật quý, nay vì chất da cam mà có giống bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chất độc hoá học đã tàn phá huỷ diệt khoảng 1,7 triệu ha rừng. Hệ quả của nó là trên đầu nguồn các con sông lớn như Bến Hải (Hiền Lương), sông Hương, sông Hàn, sông Ba, sông Đồng Nai, Vàm Cỏ…gió bão, lũ lụt và nhiều yếu tố tự nhiên khác làm cho chất độc hoá học truyền lan gần như toàn bộ diện tích đất đai miền Nam Việt Nam. Toàn bộ thảm thực vật bị huỷ diệt làm cho chất  lượng đất biến đổi, bề mặt đất bị xói mòn rửa trôi, cấu trúc thổ nhưỡng bị thay đổi ngày càng nghèo kiệt. Chất phát quang đi đến đâu thì mặt đất chỉ còn lại sỏi đá khô cằn. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tôi có đi thăm nhiều nơi. Nơi nào bị rải chất độc thì nơi đó có rất nhiều cỏ đuôi chồn mà người dân thường gọi là cỏ Mỹ (tên khoa học Pennisetum polystachym) và các loại cỏ tranh, lau, sậy…đua nhau mọc. Còn các loại cây khác thì không sao mọc nổi. Chất độc da cam/dioxin ngấm vào lòng đất còn để lại hậu quả cho cả trăm năm sau và đối với con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã làm cho hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có 3 triệu người là nạn nhân. Hàng vạn người đã chết. Hàng triệu người mắc các chứng bệnh: bệnh ung thư gan nguyên phát, ung thư tổ chức phần mềm, Ulymphô ác tính, bệnh Hodgkin, ung thư đường hô hấp (thanh quản, khí phế quản, phổi), ung thư tiền liệt tuyến. Và các bệnh rối loạn chuyển hoá, lipit có tai biến mạch máu não, bệnh động mạch vành; gluxit có đái tháo đường. Bệnh thần kinh có ngoại vi cấp và mãn, da u tuỷ (multiple myeloma). Bệnh ngoài da thì có xạm da, nhiễm porphyrin da chậm và các bệnh thường gặp ở phụ nữ: sẩy thai, đẻ non, con chết lưu (tử tại phúc trung), chửa trứng, ung thư màng nuôi…Các loại dị tật bẩm sinh, quái thai xuất hiện trên nhiều người và cũng có thể xẩy ra ở thế hệ thứ hai (cháu).
Tôi nghĩ rằng để khắc phục hậu quả cuộc chiến tranh hoá học này, 2 vấn đề cơ bản được đặt ra: tẩy độc môi trường và chăm lo sức khoẻ nạn nhân da cam/dioxin. Chúng ta hãy lắng nghe từ phía kẻ thù, bên kia chiến tuyến: “…Hôm nay là một ngày rất quan trọng với nước Mỹ để tiến thêm một bước làm giảm nhẹ những nỗi đau thương mà đất nước chúng ta đã vô tình gây nên cho những con người của mình khi buộc họ tiếp xúc với chất (độc) da cam ở Việt Nam. Hơn hai thập kỷ qua các cựu chiến binh đã than phiền rằng việc tiếp xúc với chất (độc) da cam trước khi họ rời chiến trường đang giết dần, giết mòn và thậm chí tổn thương đến con cái của họ…”.
“…Cuối cùng, tôi cũng rất cám ơn người bạn cũ lâu năm của tôi – Đô đốc Zumwalt - người đã đấu tranh xuất sắc nhất cho các cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam…Không ai có thể làm tốt hơn ông trong việc làm sáng tỏ tác hại của chất (độc) da cam. Không ai biết rõ hơn và nhận trách nhiệm cá nhân (nhấn mạnh của tác giả XB) tốt hơn ông về những hành động của chúng ta…”
Như thế là phía Mỹ, như lời cựu tổng thống Bill Clinton phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng khi ông đương nhiệm công bố thêm những loại bệnh do chất độc da cam/dioxin gây nên (ngày 28.5.1996). Ông ta cũng có nhắc đến một người bạn cũ, đô đốc hải quân Zumwalt, người đã trực tiếp ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rãi chất độc da cam lên Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Zumwalt đã sám hối vì trong cuộc chiến tranh hoá học này, người con thứ 3 của đô đốc, đại úy Elmo Zumwalt đã phải trả giá khi anh ta ngày ngày ngược xuôi trên các dòng sông, trên các con kênh để kiểm tra việc rải chất độc da cam. Anh ta đã bơi lội, tắm táp, ăn uống trên những dòng nước này và kết cục là căn bệnh ung thư do nhiễm chất độc da cam/dioxin đã cướp mất mạng sống. Oái ăm thay! Rõ ràng không ai biết rõ hơn và nhận trách nhiệm tốt hơn Zumwalt. Và cũng đau đớn như bao người bố khác: mất con vì chất độc da cam /dioxin.

TỔNG THỐNG BIẾT TOÀ ÁN LÀM NGƠ

Và toà án Liên bang Mỹ (Quận Tây Brooklyn New York). Cấp sơ thẩm đã tiếp nhận đơn của VAVA Việt Nam cùng một số nạn nhân khởi kiện 37 công ty Mỹ sản xuất hoá chất độc hại ngày 30.1.2004. Một năm sau, ngày 28.2.2005 tranh tụng miệng tại Toà sơ thẩm. Mười ngày sau đó, thẩm phán Jack Weinstein ra phán quyết bác bỏ đơn kiện với lý do ngây ngô rằng: “không thừa nhận chất da cam là chất độc hại đối với con người”. Phía ta, tiếp tục kháng cáo lên Toà phúc thẩm New York. Ngày 22.2.2008 Toà phúc thẩm lưu động số 2 New York đã đồng ý với phán quyết của Toà án sơ thẩm (10.3.2005) rằng; “việc sử dụng chất độc của Mỹ không cố ý gây thiệt hại cho con người Việt Nam”.
Và, quan trọng hơn, không gì vô lý hơn là ngày 2.3.2009 giờ New York, giờ Hà Nội là ngày 3.3.2009 Toà án Tối cao Hoa Kỳ công bố Quyết định (được thông qua ngày 27.2.2009 bác bỏ đơn thỉnh cầu của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cùng 2 đơn khác của các cựu chiến binh Mỹ với các công ty hoá chất phải bồi thường thiệt hại gây ra đối với sức khỏe bản thân và gia đình họ.
Nhân dân Việt Nam vô cùng phẫn nộ và hết sức bất bình trước Quyết định sai lầm và bất công của Toà án Tối cao Hoa Kỳ. Quyết định phi lý này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam có nhiều cố gắng để góp phần khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Dù không được kiện trước Toà án liên bang Hoa Kỳ, nhưng vụ kiện đã thu được những thắng lợi có ý nghĩa tích cực, đáng khích lệ. Nổi bật là ở trong nước, vụ kiện đã thúc đẩy phong trào đòi công lý, tạo ra sự thông cảm sâu sắc và giúp đỡ mạnh mẽ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Với thế giới, vụ kiện nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân các nước. Vụ kiện phơi bày ra trước nhân loại mọi thủ đoạn phía Hoa Kỳ đã che giấu hơn 30 năm nay của các công ty hoá chất Mỹ. Nó đã trở thành một phong trào rộng lớn mang tính quốc tế và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cuộc đấu tranh trực diện về mặt pháp lý tại Toà án Mỹ, kết hợp với cuộc đấu tranh ngoài toà, được sự ủng hộ của các bạn Mỹ. Vụ kiện này, chúng ta đã thắng trên mặt trận chính trị và nhân văn.
Rõ ràng, Toà án Hoa Kỳ đã chà đạp lên công lý, bất chấp đạo lý. Đây là một phán quyết phi lý và sai lầm. Người Mỹ thường lớn tiếng dạy thiên hạ về quyền con người, nhưng ở đây họ đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện tôn trọng nhân quyền. Đây là một phán quyết đáng hổ thẹn!.
Những đau khổ và di họa chất độc da cam/dioxin gây ra sẽ tiếp tục làm rớm máu trái tim nhân loại.
Cuộc chiến đấu để đi đến thắng lợi của vụ kiện vẫn tiếp tục.

                                                  ***
Để kết thúc bài ghi chép này tôi xin trích ra đây mấy câu thơ của nữ sĩ Ngô Thanh Xuân, trong bài thơ Em sợ lắm, viết thay lời nạn nhân chất độc da cam/dioxin Phạm Văn Bảy, ở xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ.
                                “…Em sợ lắm khi màn đêm buông xuống
                           Tiếng dế đầu hè như khóc, như than
                          Ai oán, não nề điệp khúc da cam
                          Cuộc chiến lùi xa, nỗi đau còn mãi.”

                                                Biên Hoà, 19.4 – 14.5.2011

Xuân Bảo.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

144. Chuyện nhỏ những ngày đầu làm báo Văn nghệ Đồng Nai


               144.CHUYẾN ĐI THỰC TẾ ĐẦU TIÊN
                                                                             (Kỳ VI)

         L.N.Đ.- Năm 1999 – năm cuối của Thế kỷ XX và cũng là năm cuối Thiên niên kỷ I. Đồng thời là năm kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Hội Văn nghệ Đồng Nai.(22/12/1979 – 22/12/1999). Nhà văn Hoàng Văn Bổn, Chủ tịch Hội cho mời tôi và Nguyễn Duy Thinh tới Văn phòng. Anh Chín Bổn nói: “Hai ông là những người đầu tiên có mặt trong những ngày đầu thành lập Hội. Hãy viết những kỷ niệm về ngày Hội chúng ta mới ra đời.”
Tôi và Duy Thinh nhận lời viết cái hồi ức nho nhỏ này. Và giờ đây Duy Thinh đã đi xa. Tôi cho vào sách này toàn văn bài viết CHUYỆN NHỎ NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM BÁO VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI. Đây cũng là nén hương tôi thắp lên để tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Duy Thinh – người đã gắn bó với Hội nhiều năm – và là người bạn chí cốt của tôi. Viết nhân ngày giỗ của nhà văn Nguyễn Duy Thinh.
  In lại nguyên văn toàn bài đã đăng trên Tạp chí Sông Phố số 55, số Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội 1979 – 1999.
                                                                   **


    
   CHUYỆN NHỎ NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM BÁO VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI 

                                           Xuân Bảo – Duy Thinh
Mới đó, mà hai chục năm đã đi qua. Những thành quả đã gặt hái bây giờ, làm chúng tôi bồi hồi nhớ lại những trăn trở quên mình “điếc không sợ súng” ngày đó.

NHỮNG BÀI BÁO ĐẦU TIÊN KHÔNG IN TRÊN BÁO.

      Chiều tối, trước khi về Sài Gòn, anh Lý Văn Sâm còn ngoắc tôi lại bảo: “Cậu và Xuân Bảo ráng làm xong cái đó đi nhé”. Được anh Hai Lý cưng, tôi giỡn: “Cái đó là cái gì, thưa anh?”.  “Là cái đó đó”.Anh Hai Lý cũng nói vui lại.
      Thưa bạn đọc, “cái đó” mà nhà văn Lý Văn Sâm căn dặn chúng tôi là chuẩn bị toàn bộ các văn kiện cho việc thành lập Hội Văn nghệ Đồng Nai.
Hai ngày sau, anh Lý Văn Sâm lại nhắc: “Nè, không có đứa nào giúp việc cho các cậu đâu. Làm cho ngon nghe!” Xuân Bảo tính ưa vui, bỗ bã quyết liệt: “Tự chúng tôi biết cách giúp việc cho chúng tôi! Thưa anh Hai”.
      Trong thời kỳ Ban Vận động, trụ sở của Hội đang ở nhờ nhà số 1 Võ Thị Sáu. Nhưng ít khi anh Hai Lý, anh Chín Thức (Huỳnh Công Thức) và anh Tô Văn Của đến. Chỉ có một mình cô Đào Minh giữ “gôn”! Xe cộ không, thiết bị văn phòng không. Chỗ chúng tôi giúp việc lẫn nhau là ngay phòng khách tư gia của Xuân Bảo. Một cái bàn sắt lớn và một bộ sa-lông nan. Cũng may mà mặt bàn khá rộng tha hồ cho chúng tôi trải bản thảo. Có một cái ghế mềm xoay 360o giống như ghế của bác phó cạo, thì Xuân Bảo và tôi thay nhau ngồi “cạo giấy”.Còn cái máy chữ thì vui hết nói, mổ xuống một ngón thì nhảy lên dính chum đến ba chữ. Vui nhất là kẹt chữ T. Tôi bàn với Xuân Bảo lấy chữ L thay chữ T, trông cũng khá giống. Xuân Bảo phì cười: “Cái thằng kỹ sư địa chất, nhà văn cấp phường này, vậy khi đánh tới…”Chúng tôi ôm nhau cười.
CHÚNG TÔI ĐI THỰC TẾ VỚI NHỮNG NGƯỜI LÁI MÁY BAY.
Khi Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai đã ra báo đến số thứ tư, nhà văn Lý Văn Sâm bảo chúng tôi: “Chúng ta (Đồng Nai) có may mắn ở gần sân bay. Vừa qua những người lái máy bay của sân bay Biên Hòa đã hỗ trợ tốt cho chiến trường bạn. Các cậu bố trí anh em đi viết về Không quân”.
Chúng tôi lại hứa với anh như lần trước. Tuần lễ sau, đã làm việc xong với anh hùng Nguyễn Văn Bảy, Tư lệnh của binh chủng Phòng không – Không quân. Anh Bảy giới thiệu chúng tôi với chủ nhiệm chính trị sư đoàn Không quân phía Nam. Chúng tôi được xe quân sự của Bộ Tư lệnh về đón tận sân bay Biên Hòa để lên sân bay Tân Sơn Nhất. Ở đây chúng tôi được tiếp đón như những người thân mới đi xa trở về. Chúng tôi từ chối phòng khách và xin được nghỉ cùng cùng với phòng các sĩ quan kỹ thuật.
Ngày đi nghe báo cáo, xuống phân xưởng sửa chữa, lên đài chỉ huy, ra phòng trực chiến. Lúc về phải đi qua dãy nhà sĩ quan dẫn đường (bay). Các chàng sĩ quan  có bằng kỹ sư và hàm cấp tá nhưng còn rất trẻ, ưa hài hước. Họ nuôi một chú khỉ rất “ranh ma”. Các chiến sĩ nữ đi qua hãy coi chừng, nó phóng ngay lên vai, gở mũ và tháo dây nơ, kẹp tóc. Còn cánh đàn ông chúng tôi, nó cũng làm vậy và lấy thứ khác. Chúng tôi đi ngang qua và Xuân Bảo lãnh ngay cú “cẩu đầu vân” của chú khỉ. Xuân Bảo chỉ kịp kêu lên ối một tiếng thì “hậu duệ” của Tôn Ngộ Không đã ở trên ngọn cây và khoe cây viết vừa cướp được. Một sĩ quan dẫn đường bay vừa đi tới, huýt gió nghe chói tai và nói: “Thằng trời đánh sống 500 tuổi kia, trả ngay bút cho nhà văn”. Có thể đó lời nói của Đường Tăng, con khỉ ngoan ngoãn leo xuống trả bút cho Xuân Bảo.
Ngày hôm sau chúng tôi được anh Tám Đức (Mai Văn Đức, chỉ huy trưởng Đoàn bay lên thẳng (917) chiến đấu phía nam bố trí cho “bay thực tế” với các chiến sĩ lái. Vào ga-ra máy bay chúng tôi thấy hai người lái đang đẩy chiếc OV10, nhỏ như đồ chơi trẻ con. Chúng tôi nói cho bọn mình bay cái này cũng được. Hiền An Giang vốn yếu đuối nói thêm: “Có lẽ bay cái này an toàn hơn”. Những người lái trả lời chúng tôi là người lính chấp hành theo quân lệnh nên không thể chiều các đồng chí, vả lại cái này không có đủ chỗ ngồi.
Xuân Bảo cười vui: “Không sao. Vậy cho phỏng vấn nhanh. Các cậu có tham gia chiến trường bạn vừa qua không?” Người lái khoát tay nói giọng rất lính: “Suýt chết đấy “các cụ ạ”! Bọn mình chỉ điểm cho pháo cối bắn vào đội hình quân tháo chạy của địch, nhìn thấy cả đạn cối bay qua đầu, nói dại nó mà rớt trúng đầu thì tiêu. Còn lần khác đi thả truyền đơn ở Niết Lương, máy bay tự nhiên mất độ cao. Đành phải hạ cánh bắt buộc. Chúng tôi nhảy ra, tay lăm lăm khẩu K54 vừa tự bảo vệ vừa tìm sự cố kỹ thuật. Hú hồn, hóa ra có một tập truyền đơn kẹt vào cáp lái…Cái thứ này có lẽ cho các cháu ở vườn trẻ rồi!
Trước khi bay, chúng tôi được ăn sáng bếp tiểu táo của người lái: bánh mì patê gan, một quả trứng gà luộc, một ly càphê sữa nóng và mỗi người được trang bị một mũ chống tiếng ồn. Người lái chính bảo chúng tôi, lát nữa các anh sẽ được hưởng cái thú rơi tự do! Hiền An Giang mặt mày xanh lét ôm lấy tôi, bảo: “Cho tao xuống ngay”. Chúng tôi đành phải thả Hiền An Giang xuống giữa cánh đồng Củ Chi để anh ngồi đó. Hai mươi ba phút sau máy bay lại đỗ xuống đón Hiền An Giang.
Sau chuyến bay có một trong đời trên chiếc HU1A của Mỹ, chúng tôi về phòng chỉ huy của Đoàn trưởng Tám Đức. Anh kể cho chúng tôi nghe chuyện tập bay, chuyện anh cùng đồng đội bay cho Dầu khí và chuyện năm 1975 anh bay về thăm cha mẹ ở Cà Mau, quần đảo trên rừng dừa và tràm chim quê mình mà thấy lạ hoắc vì chiến tranh tàn phá!
                                                                   ***
Chúng tôi trở vế báo cáo với anh Lý Văn Sâm là sẽ có bài cho những số sau. Thế còn bây giờ, Tết đến nơi không có cánh bay trong báo như là Tết không có bánh tét.
Và chuyến đi thực tế xuống Hố Nai cũng đầy kỷ niệm. Chúng tôi xuống đó vì nghiệp vụ cần phải viết một điển hình. Giáo xứ Ngọc Đồng tổ chức thu mua heo vượt kế hoạch. Cùng đi có nhà văn Nguyễn Khải và nhà thơ Nguyễn Duy. Cha xứ Ngọc Đồng tiếp chúng tôi như một lão nông tiếp bạn cũ về quê. Ông hút thuốc lào với cái thú ngâm nga của người biết quý cái hương vị dân dã. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng bắn điếu cày liên tục với phong cách rất lính. Hôm ấy Cha xứ nói trước đây đọc tiểu thuyết của Nguyễn Khải “Cha và con…” cứ tưởng ông Nguyễn Khải là người có đẳng cấp trong Giáo hội. Sau này nhà văn nói với chúng tôi: “Nói thật với các cậu, mình có thể làm lễ như một cha xứ có nghề”.Thế mới biết nhà văn Nguyễn Khải đã sống như thế nào để viết những trang viết được mọi độc giả ưu ái đến như vậy.
Nhà văn Lý Văn Sâm dặn chúng tôi biên tập kỹ và trao lại bài vở cho anh mang lên duyệt. Cuối thư, nhà văn còn bảo cho anh Chín Thức thuốc nhức đầu. “ảnh sụn rồi” (nguyên văn anh Lý Văn Sâm viết).
Hồi đó Duy Thinh cũng nhận được thư anh Lý Văn Sâm. Anh nhắc chúng tôi bố trí cho anh em đi thực tế và chọn một sồ bài để in chung với anh trong tập Bến Xuân.
Có lần giữa hội nghị anh Lý Văn Sâm cự tôi (Nguyễn Duy Thinh): Tại sao báo lần này không có bài ký nào cả? Tôi thưa không có ai gửi, đặt bài gấp quá họ không viết kịp. Anh bảo: Cậu có cái nào đưa đây. Tôi nói có. Nhưng tôi là biên tập lại biên tập cho chính mình, hơi kỳ. Anh lại la, thì cứ đưa đây, mình chịu trách nhiệm. Tôi đưa anh bài ký “Những tín hiệu từ ven sông Đồng Nai” viết về một nhóm phóng viên Thông tấn xã thường trú ở Đồng Nai. Xong hội nghị, anh trả lại bản thảo với bút phê: Được, đưa Hiền An Giang lên ma-két. Cái măng-sét Xuân Bảo thiết kế vẫn dùng.
Nhân viết đến anh Lý Văn Sâm, xin Ban biên tập cho tôi viết thêm vài dòng nữa về nhà văn. Năm nay anh đã cao tuổi và còn sống với chúng ta. Trong bức thư nói ở trên kia, cuối thư anh viết: “…mình sẽ nghĩ lại, một kiểng đôi quê cực quá (vừa ở Hội Văn nghệ Giải phóng, vừa ở Hội Văn nghệ Đồng Nai). Nay vỏ xe Honda hư rồi…”  Hồi đó tôi đã kiếm cho anh vỏ xe để có phương tiện đi lại. Nhưng tôi còn nợ anh, chưa viết xong bài ký anh vượt ngục ở Tân Hiệp – Biên Hòa tháng 12 năm 1956, với tựa đề dự kiến “Cùng vượt ngục với những người anh hùng”.

                                                                ***
Hai mươi năm đã đi qua, tôi luôn luôn nói với chúng tôi: “Đã đành tre già măng mọc, nhưng măng có mọc thẳng hay không cần phải dựa vào tre già”. Riêng ở Đồng Nai, anh Lý Văn Sâm, anh Hoàng Văn Bổn chính là những cây tre già, “có mảnh áo cũng nhường cho con”, như Nguyễn Duy đã viết.
                                                                                                   Thu 1999
                                                                                                   X.B – D.T