Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

128.Phút quyết định

                                           PHÚT QUYẾT ĐỊNH
                                                                           Kịch hai hồi
                                                                              Xuân Bảo
NHÂN VẬT
    Lê Bá                         Chính ủy.Đoàn trưởng Đoàn 10 Đặc công
    Chính Thắng          Tham mưu phó
    Đức Thinh             Tiểu đội trưởng vệ binh
    Kim Yến         `      Quân y sĩ– vợ Lê Bá
    Sáu Hoàng              Vệ binh đào ngũ
    Hồn ma                   Đức Ông Trần- Thành Hoàng đảo Long Sơn
    Tám Lý                     Vợ Sáu Hoàng ( xuất hiện ở Hồi Hai)

TÓM TẮT NỘI DUNG-
Rừng Sác Cần Giờ trong những năm kháng chiến chống Mỹ là chiến khu nổi tiếng của Sài Gòn Gia Định. Là một chiến trường hoàn toàn sông nước nằm sát nách quân thù. Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã kiên cường bám trụ suốt 10 năm 1965-1975 và đã giáng cho Mỹ-ngụy những đòn sấm sét: nổ kho bom Thành Tuy Hạ, đốt cháy kho xăng Nhà Bè và những trận đánh tiêu diệt tàu chiến giặc làm rung động Lầu Năm góc và Nhà Trắng Hoa Kỳ,
Trong gần 10 năm đó,Đoàn 10 đã đánh 595 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 6000 tên đich, đánh chìm  và cháy 356 tàu thuyền chiến đấu, đánh đắm 13 tàu vận tải, bắn cháy 145 tàu khác, bắn rơi 29 máy bay trực thăng. Quá trình chiến đấu có 860 cán bộ chiến sĩ ta đã hy sinh.
Người chỉ huy Đoàn 10 là đại tá Lê Bá Ước, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Ông còn là nhà văn và đã có các tác phẩm nổi tiếng: Một thời Rừng Sác, Rừng Sác Cần Giờ-những chiến công huyền thoại,Trái tim người lính…
Vở kịch này được rút ra từ câu chuyện Về lại Long Sơn, kể về một chiến sĩ đào ngũ. Trong gian khổ đã có những người không chịu đựng nổi đã từ bỏ hàng ngũ chạy trốn. Câu chuyện được nhà văn Lê Bá Ước ghi lại một cách chân thật. Từ cảm hứng này tôi viết thành vở kịch Phút quyết định để đề cao trái tim nhân ái của một vị chỉ huy. Tôi đã xin phép ông Lê Bá Ước được đổi tên các nhân vật trong truyện.

HỒI MỘT
         CẢNH TRÍ - Lán sở chỉ huy.Một ngọn đèn dầu. Ngồi trên sạp đước, Lê Bá trầm ngâm và rít những hơi thuốc lá dài.Trên bàn làm bằng những thanh tre ghép là tấm bản đồ quân sự.
          THỜI GIAN – Trời gần sáng.
          MỞ MÀN - Xa xa về phía Vũng Tàu có tiếng đùng đục của tiếng đại bác ru đêm và ánh đèn pha quét đi quét lại trên bầu trời.
                                              ***
Đức Thin ( ngoài vào) – Báo cáo Chính ủy. Sáu Hoàng đã đào ngũ, không mang theo vũ khí.Chỉ đánh cắp chiếc ghe và đã chèo đi mất theo hướng xuôi về Bà Trao.
Lê Bá (ngửng mặt lên) - Cho gọị Tham mưu phó Chính Thắng đến gặp tôi ngay.
Đức Thinh - Rõ (và lui ra)
Chính Thắng (vào) -   Có chuyện gì mà gấp gáp thế anh Bảy?
Lê Bá – Sáu Hoàng đã bỏ trốn.Đồng chí lấy một tổ trinh sát thiện chiến, trang bị đầy đủ, dùng ghe chèo, cắm cờ ba sọc ngụy, nghi trang đi ngay bây giờ, nhanh chóng đuổi theo theo hướng Bà Trao. Nhớ liên hệ chặt với cơ sở địa phương vùng Phước Hòa,Ông Trịnh cùng bám sát để bắt sống cho được Sáu Hoàng. Nếu phát hiện thấy nó đi vào bất cứ một đồn bót nào theo trục lộ 15, thì cho phép nổ súng diệt ngay trước khi vượt qua hàng rào kẽm gai để bịt miệng nó lại!
Chính Thắng - Chào anh Bảy, tôi đi ngay bây giờ (lui ra)
Kim Yến (từ phía sau vào) - Gay quá  anh à! Thằng Sáu Hoàng mà đầu hàng giặc thì nguy to!
Lê Bá (ướm hỏi thử vợ) - Bắt được Hoàng về, theo em nên xử trí thế nào?
Kim Yến (nhỏ nhẹ) - Em cũng chưa biết phải làm sao. Chỉ một nỗi là chúng ta còn rất nhiều thương binh. Nếu nó mà chạy theo giặc thì rối lắm! Căn cứ dự bị bên Rạch Nghệ, Sáu Hoàng cũng nắm rõ.
Lê Bá (vẻ trầm ngâm) - Anh đang suy tính. Chiến trường ác liệt quá. Có thật Sáu Hoàng vì mất tinh thần, không chịu được gian khổ nên chiêu hồi. Đã có những cán bộ có cỡ như Tám Hà, Xuân Chuyên hàng giặc và gây cho ta bao tổn thất. Hay là Sáu Hoàng chỉ vì nhớ vợ con mà đào ngũ?
(Kim Yến vừa lui vào thì có tiếng xôn xao dưới bến. Kết hợp tiếng động là tiếng nói to của một vài chiến sĩ: Bắn chết nó đi, đồ phản bội! – Khoan, để chờ thủ trưởng Lê Bá quyết định -)
Chính Thắng (vào, người ướt sũng nước) - Báo cáo Chính ủy, chúng tôi đã  chèo thuyền đuổi rát bắt được Sáu Hoàng trở lại.
Sáu Hoàng ( mặt mày hốc hác bơ phờ, quần áo lấm bùn, tỏ ra rất lo sợ, ấp úng) – Thưa thủ trưởng!
Lê Bá ( vứt mẩu tàn thuốc lá xuống đất, chỉ tay vào mặt sạp) – Ngồi xuống đi!
Sáu Hoàng (qua phút run sợ, nói liền một mạch)- Thưa thủ trưởng! Sự thật thời gian qua bom đạn ác liệt quá mức, em thấy không thể chịu đựng nổi, nên có ý định trốn về Bà Trao, lên Núi Nứa ở, móc vợ con vào nuôi.Em biết việc đào ngũ lúc này là có tội, nhưng thưa thiệt là em không bao giờ đi đầu hàng giặc, phản bội lại thủ trưởng, anh chị em mình! ( Đoạn Sáu Hoàng  nước mắt khóc ròng)

Lê Bá ( bất thần đưa tay vào túi áo ngực Sáu Hoàng móc ra bao thuốc lá.Ông có ý định kiểm tra thử xem có giấy tờ gì không. Chỉ có duy nhất một bức ảnh người vợ trẻ chụp cùng với 3 con nhỏ trông kháu khỉnh, dễ thương- Lê Bá ngắm mãi bức ảnh và liên tưởng). Lê Bá độc thoại:

-         Mình cũng có ba con nhỏ bằng lứa tuổi này. Chúng được gửi cho cơ sở nuôi dưỡng nơi xa xôi để hai vợ chồng có điều kiện cùng chiến đấu nơi đây. Nếu xử anh ta tội chết thì sẽ có một người vợ đầu trắng khăn tang,lại mang tiếng có chồng phản bội. Ba đứa nhỏ này lớn lên phải mang cái nhục suốt đời là con kẻ đầu hàng giặc thì đau đớn vô cùng!

Lê Bá (nhìn thẳng vào mặt Sáu Hoàng hỏi ) – Chú có thật là chỉ muốn trốn về nhà không? Hay sợ chết định đi đầu hàng, nói thiệt đi!

Sáu Hoàng (đã bình tĩnh trở lại) – Em xin thề không bao giờ có ý định phản bội. Thủ trưởng tin ở em. Xin có trời đất quỷ thần chứng giám!

Hồn ma ( xuất hiện trên màn hình phía trái sân khấu một cụ già râu bạc phơ, đầu trọc và thân hình láng bóng, không mặc áo, giọng nói ồm ồm) –
Ta là linh hồn của Đức Ông Trần, hiện được dân đảo Long Sơn tôn làm Thành Hoàng bổn thổ. Ta biết rất rõ nhân thân và ý thức của từng người dân cái xứ Bà Trao này. Nơi đây, ta đã quy tụ được những dân nghèo từ khắp mọi nơi về khai hoang lập ấp và sống bình đẳng với nhau, cùng làm cùng hưởng, ăn cơm tập thể. Người chết thì ai cũng như ai, được tẩn liệm bằng nẹp tre “nam thất nữ cửu”. Xong việc mai táng, ai về nhà nấy, không ăn uống linh đình kiểu giàu làm đám to, nghèo làm nhỏ. Ta lập Ngôi Nhà Lớn để thờ cúng tổ tông và những người đã khuất.
Ta nói thế để Lê Bá thấy rằng ta nói thật. Sáu Hoàng không có ý phản bội, đầu hàng giặc mà chỉ vì không chịu được gian khổ, ác liệt nên bỏ trốn đó thôi. Hãy tha cho Sáu Hoàng và cho nó về gia nhập du kích tại quê.( Trên màn hình Hồn ma cùng tiếng nói biến mất)

Lê Bá (Nhìn Sáu Hoàng như nhìn một đứa em rồi ôn tồn) -  Thôi thế này nhé, anh muốn nói với chú là ông nội sắp nhỏ và thím ở trong ấp chiến lược ngày đêm bị cực khổ, nhưng lòng luôn hướng về cách mạng, lặn lội tìm đường tiếp tế nuôi anh em, trong đó có cả chú nữa. Chú trốn về sẽ làm mất mặt gia đình, xấu hổ với xóm làng. Nếu chịu đựng bom đạn không nổi thì đơn vị cho chú xuất ngũ, trở về tham gia hoạt động với anh em địa phương. Cũng chiến đấu, cũng có khó khăn nhưng ít ác liệt hơn ở đơn vị tập trung. Đơn vị cấp cho chú chiếc ghe đó. Hậu cần cho chú soong nồi, gạo muối ăn đường đủ về đến Bà Trao. Áo quần ba-lô chú cứ mang theo. Anh trả lại cho chú tấm ảnh này, mong rằng đừng khi nào làm tổn hại đến danh dự vợ con chung thủy của mình.
Sáu Hoàng ( đôi mắt rưng rưng và bịn rịn chìa tay ra cho Lê Bá) – Em xin cám ơn Thủ trưởng và hứa sẽ không làm gì để làm mất uy tín của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”!
                                                MÀN




                                                HỒI HAI

          10 năm sau Miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1985 xã Long Sơn được Nhà nước tuyên dương là xã anh hùng.Cùng với nhiều đồng đội cũ Lê Bá về dự lễ tại địa điểm Hội trường Ủy ban Nhân dân xã.Sau đó, Lê Bá cùng một số sĩ quan đã từng góp sức làm nên chiến công Rừng Sác huyền thoại đi thăm các cơ sở cách mạng cũ.

CẢNH TRÍ: Tại nhà của Sáu Hoàng, lợp lá dừa.Gian giữa là bàn thờ.Bên phải treo ảnh Hồ Chủ tịch. Dưới ảnh Bác Hồ là tấm Bằng Tổ quốc ghi công và một tấm Bằng Huân chương Chiến thắng.Bên trái có một khung hình, trong đó có mấy bức ảnh mới chụp của gia đình Sáu Hoàng. Góc trên bên phải khung hình có một bức ảnh khổ 6 x 9 cm đã phai màu.Hai bộ ván kê hai bên.Ngay giữa nhà có kê bộ bàn ghế gỗ.

                                                MÀN MỞ
                                       ( Thêm Tám Lý, vợ Hoàng )

Sáu Hoàng (  Đứng.Dáng người chắc nịch, nước da sạm đen có nụ cười rất tươi, đon đả) – Mời thủ trưởng ngồi! ( rồi quay mặt vào bên trong gọi) – Má mày ra đây.

Tám Lý ( từ trong sân khấu đi ra ) – Em xin chào anh Bảy.

Sáu Hoàng ( vẫn đứng và nói với vợ ) – Đây là thủ trưởng của anh thời đánh Mỹ. Nhờ có anh Bảy nên tụi mình mới có được ngày hôm nay.

Tám Lý (rụt rè nhìn Lê Bá rồi nhìn chồng nói một mạch) - Em xem báo và nghe đài, người ta nói nhiều về anh và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác.Nhà em cũng rất nhiều lần kể chuyện anh cho em và sắp nhỏ nghe. Hôm nay mới được tận mắt nhìn thấy anh, bọn em mừng lắm! Chị và các cháu có được mạnh khỏe không anh ?
Lê Bá ( nhìn vợ chồng Sáu Hoàng một cách trìu mến ) – Chào thím! Cảm ơn chú thím. Ngồi xuống đi! Làm ăn ra sao rồi, được mấy cháu mà nhà trông đông đúc vui quá vậy?

Sáu Hoàng – Chẳng giấu gì anh, hồi đó sau khi rời khỏi trung đoàn, em về tham gia du kích xã Long Sơn, đánh đấm tiếp một chập cho tới ngày giải phóng. Nhờ trời vợ chồng em đẻ thêm ba đứa nữa vị chi tất cả là sáu .Anh Bảy à! Mấy khi về nhà em út, thủ trưởng cũng phải ở lại uống vài ly với tụi em.

Lê Bá (Hớp ngụm nước trà, nhìn bao quát bức tường bên trái nơi có khung hình gia đình, hỏi)Xin hỏi thăm chú thím, chứ tấm hình chụp chung bốn mẹ con hồi đó đâu rồi?

Sáu Hoàng ( đứng lên, gỡ khung hình xuống, đưa bàn tay chỉ vào tấm hình cỡ 6 x 9, bùi ngùi xúc động) – Tấm hình đó đây anh. Trí nhớ của anh thật tốt. Lúc anh đưa lại tấm hình này cho em, em suy nghĩ rất nhiều. Em biết rằng anh rất thương tụi em. Anh cũng rất tin ở em. Vì thế khi trở về tham gia du kích Long Sơn em đã chiến đấu hết mình. Khoe với anh, em cũng được tặng thưởng huân chương cơ đấy. Em luôn nhớ lời anh căn dặn: Đừng làm gì ảnh hưởng tới vợ con. Và em đã giữ được lời hứa với anh ngày đó.

Lê Bá (ngậm ngùi kể cho Sáu Hoàng nghe) – Tiểu đội vệ binh của trung đoàn lúc đó bị thiệt hại quá nặng. Sáu Hoàng chắc còn nhớ Hoan “cà lăm” chớ. Hoan quê ở Bà Bông, Phước An bị địch kích, hy sinh tại Tắc Le Le, mất xác. Hai chú cháu ruột Dạ và Phú, quê Tây Ninh ngã xuống ở Bà Trường, rạch Cá Tán .Chỉ huy phó Tư Hướng, bác sĩ Ba, mấy em Ly, Nhã bên cơ yếu cũng hy sinh, đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt! Đau đớn lắm Hoàng ơi!

Sáu Hoàng (thảng thốt nhìn Lê Bá,hỏi) – Em xin hỏi thêm anh một điều, sau đó một thời gian, nghe nói chị Bảy quân y, người đã từng chăm sóc tụi em khi ốm đau đã hy sinh đâu ở vùng Tắc Kỳ Quang.Giờ anh đã lấy được cốt của chị chưa?

Lê Bá – Cảm ơn chú! Anh em đã tìm được dưới gốc bụi đước. Hồi đó chính trị phó Hùng chôn cất chị Kim Yến. Mấy hôm sau Hùng hy sinh. Hài cốt chị chỉ còn vỏn vẹn có hàm răng trắng, một mớ tóc đen dài. Có lẽ, kỳ đà cua tôm đã gắp đi hết, anh đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ.
 (Lê Bá cố kìm nén xúc động khi có người nhắc đến vợ mình) - Thôi! Chiến tranh mà, có thắng có thua, có chiến công cũng phải chấp nhận đổi bằng xương máu! Nào, anh em ta vào một ly cho ngọt coi.

Sáu Hoàng (lấy khăn lau nước mắt và thổn thức) – Em nghe anh kể mà lòng em đau như xát muối. Trung đoàn của chúng ta mất mát hy sinh nhiều quá. Anh chị em đã phải chịu đựng một cuộc sống và chiến đấu khốc liệt với lòng quả cảm vô bờ. Nghĩ lại lúc em chạy trốn rồi bị bắt. Em được thủ trưởng cho về, giờ vẫn chưa hết xấu hổ. Không có tấm lòng nhân ái đó của anh thì cuộc đời chúng em sẽ trôi dạt về đâu!

Lê Bá ( lấy khăn mùi xoa chấm chấm mấy giọt nước mắt của minh rồi dịu dàng nói) -  Thôi, đừng khóc nữa Sáu. Chúng ta nói chuyện hôm nay cho vui.

Sáu Hoàng (phấn chấn trở lại) – Nói để anh Bảy mừng cho tụi em. Ba đứa trong tấm hình này nay đã có gia đình. Con Hai làm việc bên Vũng Tàu. Thằng Ba sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự đã được Thành đội giữ lại và cho đi học sĩ quan.Giờ nó làm việc ở Ban Tham mưu. Thằng Tư thì mở công ty kinh doanh nước mắm ở bên Long Hải.Đứa nào cũng có gia đình và nhà cửa đàng hoàng, Còn ba đứa nhỏ sinh sau ngày em về tham gia du kích Long Sơn hiện đang học phổ thông.

Lê Bá – Anh  mừng cho chú thím. Tý nữa Sáu đưa anh ra mộ Ba để anh thắp cho  cho ông nén nhang nhé!

Sáu Hoàng – Dạ!
Trong cùng lúc Tám Lý khệ nệ bưng ra cái mâm, trên đó một chú gà luộc vàng ươm đang bốc hơi, một dĩa muối ớt và một chai rượu đế nước chánh hiệu trong vắt đặt xuống phản thì…

                                                MÀN HẠ


Tác phẩm dự Trại Sáng tác về đề tài Cách mạng và Chiến tranh tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944—22-12-2014)của tác giả Xuân Bảo


-          

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

127.Đề nghị hủy danh hiệu Anh hùng LLVT của ông Hồ Xuân Mẫn

127.Tin mới nhận:
                 ĐỀ NGHỊ HỦY DANH HIỆU ANH HÙNG LLVT                        CỦA ÔNG HỒ XUÂN MẪN
Ngày 22 - 10,Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình của Chính phủ gửi Chủ tịch nước về việc hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành tích thời kháng chiến đối với ông Hồ Xuân Mẫn, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế. Theo tờ trình,ông Hồ Xuân Mẫn đã có hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2000.Tuy nhiên, sau khi được phong tặng,có nhiều đơn thư tố cáo ông Hồ Xuân Mẫn khai chưa đúng thành tích. Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thành lập  đoàn kiểm tra và kết luận trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mẫn báo cáo, chỉ có 2 thành tích là đúng; 3 thành tích chỉ là người tham gia,không phải là người chỉ huy đơn vị tổ chức các trận đánh; 4 thành tích chưa đủ cơ sở xác định và 8 thành tích báo cáo không đúng sự thật.
( Theo Anh Vũ, báo Thanh Niên,số 296 (6879)ra ngày thứ năm 23-10-2014).
Nhân sự kiện này, tôi nhớ đến nhà văn trào lộng xứ Huế Võ Nguyện có bài viết về Hồ Xuân Mãn. Nay, Chính phủ có Tờ trình chính thức gửi Chủ tịch nước tước danh hiệu Anh hùng LLVTND của Hồ Xuan Mẫn. Tôi đăng lại bài viết này để hầu quý độc giả.
·                      
THỨ BẢY, NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2013

       “Vua” Huế đi săn thời nay



Không biết ngày xưa vua Tự Đức vì ham mê săn bắn mà bị Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đánh roi như thế nào chứ ngày nay “vua” Huế đi săn thì chẳng ai dám ngăn cản. Bởi vậy, các “vua” Huế tân thời đã đạt những thành tích rất chi là ngoạn mục, đáng được phong anh hùng.
Một trong những “vua” Huế tân thời đang được dư luận quan tâm là Hồ Mãn Xà. Hồ Mãn Xà tên húy là Hồ Xứ Miềng, tên chữ là Hổ Vương, nhưng dân gian vẫn gọi là Vua Cọt. Vua Cọt đi săn thì li kỳ lắm. Xin ghi lại đôi điều có thể chưa ai biết về thành tích “săn” của vị “vua” này để toàn dân cùng học tập điều gì chăng.

1/Săn máu:

Ngay từ thuở hàn vi, là một tên lính nhỏ nhưng “Cọt con” đã nhiễm thói săn máu người. Chỉ trong sáu năm, Cọt đã trăm lần vấy máu, tước đi cuộc sống của 150 người thuộc phía bên kia. Tất nhiên là con số này không thể kiểm chứng vì Cọt hay tâng công trong cơn say thành tích. Nhưng đặc biệt, năm 1972 tại thôn Phình No, trong bữa kỵ của người bà con- có cả ông nội của Cọt tham dự - Cọt đã làm một chuyện để đời. Bữa ấy,vì muốn lấy máu tên trưởng thôn, Cọt đã ém mình vào trong thùng phi, đợi khi mọi người ngồi ăn thì vọt lên xả súng vào mâm cỗ làm cho 09 dân lành mất mạng (trong đó có 2 cơ sở của Cọt và 3 em bé), cùng 08 người bị thương (trong đó ông nội của Cọt cũng không thoát)… Nhẫn tâm hơn, trong bản tự khai thành tích lưu ở bộ Công, Cọt còn gán ghép các người này là: “phó ty chiêu hồi, địa phương quân, cảnh sát…” và “trận đánh này làm quần chúng nức lòng”. 
Có thật “nức lòng” không, khi mỗi năm vào ngày 21/5 làng Phình No có 10 cái kỵ buồn bã- 10 cái kỵ đó đều là bà con của Vua Cọt, sao Vua Cọt không dám về?
-Về sao được! Khi con người của Cọt vẫn còn tanh mùi máu dù cho bây giờ là quyền cao chức trọng, là vua của một Xứ oai hùng chót vót.

2/Săn thú:

Thói săn máu nhiễm nặng vào người Vua Cọt đến độ khát máu. Thế nên khi lọt vào cung điện Huế thì Vua Cọt bỗng thèm đi săn. Đi săn bây giờ không còn người để làm bia thì lấy thú làm vật thế mạng vậy. Nhưng thú thì lẫn trốn rất tài tình thế nên phải cậy nhờ chó dồn đuổi mới mong bắn được. Vua Cọt liền sai người đi tìm chó.
Nghe nói ở làng Chầm, dưới chân Hòn Vượn có con chó hay.
Con chó này không biết của ai, bị trận lụt năm 99 cuốn trôi lạc đến nhà ông Thao. Ông Thao thương tình nuôi dưỡng. Một hôm nghe tiếng mang tác ngoài rú. Con chó sủa lên mấy tiếng rồi kéo ông Thao đuổi theo, kết quả là bắt được. Từ đó ông Thao đặt tên chó là Sếfp rồi cho phối giống và giữ nuôi cả đàn con. Đàn chó lớn lên con nào cũng biết săn và chúng đã giúp ông Thao cải thiện cuộc sống. Con Sêfp ngày càng tinh khôn, không biết sợ thú là gì chỉ một lần nó cụp đuôi, ấy là khi nghe mùi cọp…
Chuyện kể, năm ấy có con cọp lạc về làng Chầm. Con cọp này không bắt người mà chỉ chuyên bắt gà và chó. Dân làng xôn xao vì mất chó quá nhiều, thì một đêm tại nhà cô Lợi, cô Lợi đang nằm ngủ, con cọp này trườn qua người rồi chộp con chó của cô mang đi. Cô Lợi bủn rủn cả đêm. Sáng ra, cô đem chuyện méc với người anh là ông Lộc. Ông Lộc là một thợ săn kinh nghiệm quyết tâm bắn được cọp để trừ họa mới thôi.
Bữa ấy, ông Lộc huy động tất cả chó săn trong làng lên rú tìm. Khi đến rú Hòn Vượn- nơi có 3 cây thông cổ thụ chụm đầu thì con Sêfp nhất quyết không đi, nó quặp đuôi lẫn trốn. Nhìn dấu hiệu này, ông Lộc biết ngay là cọp đang ở gần đây, bèn gác chòi, đồng thời treo một con chó con làm mồi nhử. Quả nhiên đêm ấy ông bắn được cọp. Từ đó con Sêfp càng nổi tiếng.
Ngày đầu tiên Vua Cọt và đoàn tùy tùng lên nhà ông Thao, con Sêfp cũng cụp đuôi. Không biết Sêfp sợ mùi Cọp hay hãi mùi máu? Chỉ thấy ông Thao mất công dỗ dành ngon ngọt mấy bận mới quen được dần. Có thể vì thế mà ông Thao đã không bán Sêfp, ông chỉ nhận đuổi dồn thú cho Vua Cọt bắn tỉa mà thôi.
Từ đó cứ mỗi chiều thứ bảy, ngày lễ, đoàn tùy tùng cùng Vua Cọt lên rú Hòn Vượn. Ông Thao chọn những lùm cây ốc đảo rồi huy động lũ chó dồn thú về một phía. Phía bên kia Vua Cọt chỉ việc nằm chờ với cây súng đã lên đạn. Từng con thú bất hạnh chạy ra là Vua Cọt “Đòm” ngay. Có chiều Vua Cọt “đòm” được 8 con heo rừng to nhỏ, máu me bê bết. Có ngày cận tết tên cận vệ chột mắt cũng “đòm” được 2 con gần 3 tạ. Hai con này vì muốn đem về Huế để khoe thành tích cho mình nên Vua Cọt không cho mổ thịt, lúc chuyển đi được thì đã thối rình.
Cứ thế, tài thiện xạ của Vua Cọt bay xa trong quan trường. Ai cũng khiếp…không dám đấu đá chi hết.
Và, để trả công cho con Sếfp, Vua Cọt đã hào phóng kí lệnh cho 2 người con trai của ông Thao được chuyển qua ngành Cảng vụ và nắm được quyền hành to.
Nghe nói từ đó người Huế bắt đầu săn chó.

3/Săn gái:

Cứ mối lần bắn được thú là Vua Cọt mổ lấy bộ lòng, trụng qua nước sôi rồi “ăn sống nuốt tươi” với rượu ngoại và bia lon mang theo cho đến ngà say mới về. Đường từ Hòn Vượn về Huế chỉ non chục cây số nhưng phải qua Xước Dũ rồi đến Kim Long. Tuy chỉ học đến cấp 2 nhưng Vua Cọt cũng biết gái Kim Long rất đẹp. Nơi đây đã có câu ca đời vua Thành Thái:
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương Trẫm nhớ Trẫm liều Trẫm đi.
Thế là Vua Cọt thường ghé vào quán để săn và câu chuyện bị gái đẹp bạt tai mà dân mạng lưu truyền là có thật.
Nhưng không phải một bạt tai đâu nhá, đến hai bạt tai lận. Vua Cọt cũng không phải ôm hôn cô gái mà là véo vào hông cô ta như đang rứt thịt. Cô gái đau quá, mất hứng nên vừa tát vừa chửi “…có mần đĩ cũng phải vô phòng đàng hoàng… người chứ mô phải là chó!….” Quá ê mặt, Vua Cọt đòi đuổi, đòi đóng quán nhưng sau đó đã cho người tìm cô gái, tặng một số tiền và yêu cầu đi vô Nam để không ai biết.
Cô gái này quả là người cao số, bạt tai được quân vương mà lại có tiền.
Cũng nghe nói từ đó gái góc ở Huế cứ túa ra đường chờ mãi, chờ mãi…

4/Săn tiền:

Sử cũ chép rằng: “Đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, quyền thần Trương Phúc Loan vơ vét rất nhiều của cải, đến ngày nắng đem phơi làm sáng rực cả một góc trời!”. Nhưng so với Vua Cọt thì không là cái đinh gì cả.
Nói về đất thì chỉ kể một lô ở chiến khu Hòa Mỹ thôi cũng thấy rợn người. Ngày đó, tức lúc mới giải phóng, Cọt con chỉ là anh đội phó tháo gỡ bom mìn tay trắng. Ngày đó tháo gỡ bom mìn là giải phóng đất cho quê hương. Ngày đó rất nhiều thanh niên đã bỏ mạng không toàn thây vì công việc nguy hiểm này. Ngày đó đội phó Cọt con còn rất vô sản, thậm chí còn ăn đũa 2 đầu để khỏi làm mất vệ sinh người khác. Thế mà nay vùng đất ấy đã thuộc về Vua Cọt với diện tích 450 ha.(Bốn trăm năm mươi hecta!) Trên đó Vua Cọt cho lập doanh nghiệp trồng cây, nuôi mấy trăm con bò, thật là tiền rừng bạc bể…
Nói về nhà thì ngôi nhà ở quê đã được nâng cấp thành biệt thự kín cổng cao tường. Ngôi nhà ở Huế với kỳ hoa dị thảo và những bảo vật do đám đệ tử cống nạp không khác chi “vườn thượng uyển” của con bí thư Hải Dương. Lại nghe nói khách sạn ở bờ Nam cầu Trường Tiền đang rao bán với giá 470 tỉ trong đó cổ phần của Vua Cọt là không nhỏ.
Nói về xe thì chỉ thằng em của Cọt sau mấy năm làm cảnh sát giao thông đã mua liền một lúc 2 chiếc xe lisex tiền tỉ, rảo quanh thành Huế như cậu trời Đặng Mậu Lân, thời Trịnh Sâm-Đặng thị Huệ.
Nói về tiền - thì cả công chúa, phò mã, bào đệ đều được thăng nạp vào những chức danh béo bở, mà ở đó kiếm tiền dễ dàng như lượm lá rừng thu. 
Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nghe nói Hồ Vương còn có các khoản tiền gởi ngân hàng ngoại quốc, các cổ đông bí mật trong các công ty mà nếu rút ra thì ăn đến 10 đời cũng không hết. Quá giỏi!
Quả thật, Hồ Vương xứng đáng được học tập. 

5/Săn chim:

Sau khi leo lên tột đỉnh quyền lực ở xứ Huế, nhưng không ra được Hà Nội vì âm báo, Vua Cọt tụt xuống làm Thái Thượng Hoàng. Thái Thượng Hoàng ngụy trang vào dân thường, ngày đêm đem chim đi đá. Các sới chim ở Kim Long, Gia Hội luôn có mặt của Ngài.
Riêng con chim của Ngài thì được chăm sóc hết sức cực kỳ. Nào là ngậm nhung, tắm sâm để đá lâu không biết mệt. Nào là nhuộm lông, thông cổ để hót cho hay. Nghe nói có lúc hứng chí, Ngài đã bỏ ra hàng trăm triệu để thuê mấy tên bồi bút lăng xê ba bốn kỳ trên báo.
Nhưng chim của Ngài, dù được sống trong lồng son gác tía cũng chỉ là chim cảnh, không qua mặt được người dân Huế. Lâu dần cái kim trong bọc cũng lòi ra. Chim của Ngài đang thua xiểng liểng.
Nghe nói Ngài, đang phải chọn nghề săn mới: Nghề săn quan…tài!
                                                          ***

Khi bài này đăng lên mạng đã có 29 ý kiến gửi vào Văn Bien Hòa. Do lời bình quá dài, tôi xin cắt bỏ để quý vị tập trung xem bài viết của nhà văn Võ Nguyện. Đây cũng là một sự tưởng nhớ đối với nhà văn Võ Nguyện đã trở về cát bụi khi tuổi đời chớm vào tuổi sáu mươi (1954-7/12/2013).
Nhà thơ Xuân Bảo
Và dưới đây là Mục lục các bài viết chung quanh vụ việc Hồ Xuân Mẫn


1.                   Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
2.                   Chân lý trước mắt ta thôi
4.                   Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
5.                   Đôi điều suy nghĩ về Huế
6.                   Hồ Xuân “mãn cuộc
7.                   Chỉ có một khả năng...
8.                   Tâm tư người lính già
9.                   Lý Thông đời mới
10.              Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
11.              Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
13.              Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
14.              Bàn tay không che được bầu trời
19.              Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
20.              Thượng bất chính, hạ tắc loạn
22.              "Vua"Huế đi săn thời nay
30.              Nhân Dân Tự Vệ VNCH
33.              Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
36.              Trung tá Hồ Xuân Phương
38.              Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
39.              Đất cố đô có "vua"!
40.              XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ