Trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

283. Cảm nhận Đường thi

283.ĐƯỜNG THI – CẢM NHẬN.
Khảo cứu của nhà thơ Xuân Bảo
Thơ ca thời Đường phát triển trong gần 300 năm, từ năm 618 đến năm 907 gắn liền với những biến động chính trị, xã hội. Sự lớn mạnh của triều đại nhà Đường phản ánh khá rõ nét trong văn học nghệ thuật đương đại, đặc biệt là trong thơ ca.
Có thể chia nền thi ca đời Đường ra thành 4 thời kỳ (hay giai đoạn) như sau:
Thời Sơ Đường (618-712)
Thời Thịnh Đường (713-765)
Thời Trung Đường (766-835)
Thời Vãn Đường (836-907).
Thơ thời Đường là đỉnh cao của nền thi ca Trung Hoa, nó kết tinh của bao thế hệ thơ ca trong suốt quá trình hình thành lịch sử dân tộc của mấy ngàn năm; nó là đỉnh cao mới phong phú, đa dạng, nhưng vẫn không thoát ly khỏi bản sắc cố hữu của thi ca Trung Hoa cổ.
Thơ Đường chính là hoa thơm trái ngọt trong cái cây Thi ca Trung Hoa, kể từ Thi Kinh. Thơ Đường mang hình thức mới nhưng vẫn giữ được cái chất, cái hồn của thơ ca Trung Hoa trong mấy ngàn năm, nó chỉ làm cho Thơ Trung Hoa đẹp hơn, tuyệt vời hơn cả sắc lẫn hương.
Theo cách phân chia thành 4 giai đoạn (hoặc 4 thời), dựa trên cơ bản các mốc lịch sử đặc thù của nó. Mỗi giai đoạn đều mang đậm dấu ấn của thời đại, mang đậm phong cách cảm nghĩ của các thi nhân. Tuy nhiên, cũng khó mà sắp xếp họ vào một giai đoạn nào cho hợp lý, nó chỉ mang tính tương đối mà thôi.
Thời Sơ Đường (618-712) xuất hiện nhiều nhà thơ nhưng lịch sử hầu như chỉ chọn 9 nhà thơ. Đó là Vương Bột, Lạc Tân Vương, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Thẩm Thuyên Kỳ, Hạ Trí Chương, Trần Tử Ngang, Trương Nhược Hư và Tống Chi Vấn.
Vương Bột được coi là một trong “Sơ Đường tứ kiệt”. Ba nhà thơ kia là Lạc Tân Vương, Dương Quýnh và Lư Chiếu Lân. Vương Bột để lại cho đời một gia tài thơ đồ sộ gồm Hán Thư Chỉ (10 quyển), Chu Dịch phát huy (5 quyển), Thứ luận ngữ (10 quyển). Tác phẩm nổi tiếng là Đằng Vương các tự.
Vương Bột từ giã dương gian năm 27 tuổi và mộ phần được mai táng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, (Việt Nam) khi ông trên đường trở về trong chuyến viếng thăm cha đang làm huyện lệnh Giao Chỉ.
Thời Thịnh Đường (713-765) có đến 24 thi nhân nổi tiếng. Trong đó nhiều nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với thi nhân Việt Nam như Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, …Lý Bạch được tôn vinh là Thi Tiên, còn Đỗ Phủ thì được gọi là Thi Thánh. Vương Duy, biệt danh là Vương Ma Cật, dược coi là Thi Phật. Cùng với Mạnh Hạo Nhiên, đại diện cho trường phái Điền Viên được coi là ngôi sao Bắc Đẩu.
Ngoài trường phái Điền Viên nói trên, thời kỳ này còn có 3 trường phái khác. Đó là trường phái Lãng mạn mà Lý Bạch (701-762) là người đại diện. Ông là nhà thơ vĩ đại nhất của thời Thịnh Đường. Lý Bạch được vua Đường Huyền Tông trọng vọng ưu ái nhất. Ông là nhà thơ lãng mạn theo đúng nghĩa của nó. Thơ ông ý, tình, cảnh hòa vào nhau làm một, vừa diễm lệ, vừa kỳ vĩ, vừa mênh mông bát ngát. Ông vừa là một con người ôm ấp trong lòng ý hướng cứu khốn phò nguy của một hiệp khách, đồng thời ông còn là một con người mang ước vọng thoát ly khỏi những triền phược của cuộc đời ô trọc để đi tới cảnh thanh nhàn, bầu bạn với rượu và trăng.
Trường phái Biên Tái. Thơ Biên Tái thường thể hiện cảnh trận mạc, cảnh thê lương hoang vắng nơi sa trường; nỗi nhớ mong quê hương, vợ con…của người lính; lòng thương nhớ, buồn đau của người chinh phụ. Câu thơ “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu” là nỗi đau vừa bi hùng, vừa thống thiết, để rồi ít người về vì “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn”!
Trường phái hiện thực. Đây là thời hoàng kim của thi ca Trung Hoa. Công lao lớn làm cho thơ ca thời kỳ này nổi tiếng trước tiên phải dành cho Vua Đường Huyền Tông. một nhà chính trị, quân sự, văn hóa đại tài. Là một nghệ sĩ có năng khiếu về vũ, nhạc, ông còn là một nhà thơ có tiếng. Chính cái chất nghệ sĩ đó đã gắn bó nhà vua với người đẹp Dương Quý Phi. Chung quanh cuộc sống của đôi tình nhân này là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ đương thời.
Đường Minh Hoàng dù là vị vua tài giỏi, nhưng không thoát khỏi “dị nịch nhân”?! Lịch sử Trung Hoa tới nay vẫn ghi nhận về tứ đại mỹ nhân như những tường thành nhan sắc, trong đó có Dương Quý Phi. Nếu Tây Thi được miêu tả có vẻ đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến (Lạc Nhạn (chim sa), Điêu Thuyền đẹp tới nỗi (Bế nguyệt) trăng cũng phải núp vào mây, thì Dương Quý Phi đẹp tới mức mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo (Tu hoa) vì hổ thẹn trước sắc đẹp của nàng.
Sau thời gian tang vua Đường Huyền Tông, Đường Minh Hoàng đã rước Dương Ngọc Hoàn vào cung và chính thức sắc phong nàng làm Quý Phi. Dương Quý Phi từ con dâu nay trở thành vợ của cha chồng.
Trước loạn An Lộc Sơn – Sử Tử Minh, thơ ca hường trữ tình, say sưa ca ngợi cái đẹp, ca ngợi tình yêu, đặc biệt là ca ngợi cái thú uống rượu.
Sau loạn An – Sử, các nhà thơ bị đánh thức trước thực trạng đất nước. Bản thân họ cũng là nạn nhân chiến tranh nên thơ của họ bước sang thời kỳ thực hơn. Những hình ảnh diễm kiều. những lời thơ hoa mỹ được thay thế bằng những hình ảnh chết choc, điêu tàn, thống khổ, thê lương. Lời thơ chứa chất bi thương, uất hận. Thơ Đỗ Phủ đã trở thành bản cáo trạng, một tiếng kêu trầm thống tố cáo chến tranh, tố cáo bất công xã hội.
Sau khi đưa đất nước Trung Hoa trở thành một quốc gia cực thịnh, vị vua anh minh Đường Minh Hoàng lại rơi vào con đường tửu sắc, đắm say Dương Quý Phi (loạn luân – lấy con dâu), giao phó triều đình cho một con người nham hiểm như Lý Lâm Phủ. Triều cương rối loạn, Kinh đô Trường An trở thành chiến địa do cuộc binh biến An-Sử. Một số nhà thơ thức tỉnh, chứng kiến thảm trạng đó, không thể ngồi yên. Đỗ Phủ dùng thơ để nói lên thực trạng xã hội đen tối, thối nát, bất an, phơi bày cuộc sống cùng khổ của nhân dân.
Hàn Dũ đã hạ bút:
“ Lý, Đỗ văn chương tại;
Quang diễm vạn trượng trường”.
Đỗ Phủ xứng đáng là ngôi sao sáng chói, là con chim đầu đàn của trường phái hiện thực.
Thời Trung Đường (766-835). Mở đầu thời Trung Đường là nhóm “Đại lịch thập tài tử”gồm Lư Luân, Cát Trung Phu, Hàn Hoành, Tư Không Thự, Thôi Đông, Miêu Phát, Lý Đoan, Cảnh Vi, Tiền Khởi và Hạ Hầu Thẩm.
\Sang đến thời Nguyên Hòa – Trường Khánh xuất hiện tiếp nối trường phái hiện thực là Bạch Cư Dị và nhà thơ cùng tề danh với ông là Nguyên Chẩn, được người đời gọi là phái Nguyên – Bạch. Bạch Cư Dị để lại cho hậu thế 3.800 bài thơ đủ mọi thể loại: Phúng dụ, Nhàn thích cam thương và Tạp luật. Ngoài nhóm Nguyên – Bạch, thời kỳ này cũng xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng khác như Lưu Vũ Tích, Vi Ứng vật, Liễu Tông Nguyên, Lưu Trường Khanh…với những tác phẩm mang tư tưởng nhàn dật, lánh đời của Lão Trang.
Ngoài ra, còn xuất hiện nhóm “Quái đảng phái” do Hàn Dũ chủ trương. Hàn Dũ cho rằng thơ hay phải là thơ bí hiểm, kỳ dị. Vì thế những nhà thơ phái này thường khổ công tìm từ, tìm ngữ rồi sắp xếp sao cho câu thơ đọc lên phải bí hiểm. Tuy nhiên oái oăm là người ta biết đến các nhà thơ này không phải là những bài thơ kỳ bí, thôi sao, khổ luyện mà là những bài thơ lời lẽ trong sáng, giản dị của họ. Châu tuần chung quanh Hàn Dũ còn có Mạnh Giao, Giả Đảo, Lý Hạ. Hàn Dũ còn là nhà thơ bài xích Phật giáo, Lão giáo.
Thời Trung Đường còn có một nhóm 3 nhà thơ gồm 2 nam và 1 nữ. Đó là Thôi Hộ với bài thơ bất hủ Đề tích “Sơ kiến xứ”. Trương Tịch với bài “Tiết phụ ngâm” và bài “Kim lũ y” của Đỗ Thu Nương.
Thời Vãn Đường (836-907). Đây là thời kỳ suy vong của nhà Đường, Các tệ nạn xã hội như nạn mua quan bán tước, nạn tham những, nạn sách nhiễu lê dân, nạn thuế khóa nặng nề, nạn cướp bóc hoành hành, nạn tha phương cầu thực, ruộng đồng hoang hóa, làng mạc xác xơ, tiêu điều… Nhân dân Trung Hoa sống trong cảnh dầu sôi, lửa bỏng. Cuộc dấy binh của Vương Tiến Chi rồi đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào…phản ánh sâu sắc thực trạng xã hội đương thời, Cùng chung số phận ấy, các nhà thơ rơi vào hoang mang cực độ, ngao ngán trước thời cuộc, họ quay về sống với quá khứ, sùng bái các nhà thơ thời Sơ Đường, họ trốn vào mộng ảo, quay lưng với hiện thực,
Đại diện cho thơ ca thời kỳ này là các nhà thơ Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Ôn Đình Quân, Bì Nhật Hữu, Hứa Hồn, Lý Quần Ngọc, Triệu Hổ, Trần Đào, Vi Trang, Tào Đường cùng 2 nhà thơ nữ là Ngũ Huyền Cơ và Tuyết Đào. Tiêu biểu cho thời kỳ này là Lý Thương Ân với sở trường thể thất ngôn bát cú trong những bài Vô đề và nhất là bài Cầm sắt. Còn Đỗ Mục thì rất thiện nghệ trong thể tuyệt cú như “Bạc Tân Hòai”, “Xích Bích”, “Khiển hoài”. Ôn Đình Quân thì nổi tiếng nhờ những “từ khúc”. Thể từ của Ôn Đình Quân hoàn toàn thoát khỏi thơ và trở thành một thể lọaị riêng.
***
Vua Tự Đức đã có một nhận xét về Thơ Đường như sau:
“Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”
Ông vua nước Nam đã có một sự so sánh đầy ý nghĩa, coi thơ của Tùng Thiện Vương Miên Trinh và Tuy Lý Vương Miên Thẩm còn trên cả thời Thịnh Đường. Tuy nhiên sự đánh giá này cũng chỉ là tương đối.
Theo bộ Toàn Đường thi, một bộ sách được hoàn thành năm 1707, dưới thời vua Khang Hy, nhà Thanh thì có hơn 48.000 bài thơ của hơn 2100 tác giả đời Đường được sưu tập. Đây là một vườn hoa muôn hồng ngàn tía, khoe hương khoe sắc. Nó làm cho thi ca thời Đường trở thanh một vừơn hoa diễm tuyệt nhất, đồ sộ nhất và giá trị nhất trong suốt chiều dài lịch sử của nền thi ca của đất nước Trung Hoa. Đây là di sản thi ca vô giá tự cổ chí kim.
Rất nhiều thi nhân Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa, học thuật của Trung Hoa. Có thể nói: từ nhà vua cho đến các quần thần nước Nam – những nhà thơ nổi tiếng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ Thơ Đường và để lại cho đời sau những bài thơ bất tử.
Từ Nam quốc sơn hà Nam đế cư cho đến Nhật ký trong tù là ngót 1000 năm. Nước ta đã có nhiều thi nhân nổi tiếng mà triều đại nào cũng có. Triều Trần có tới 7 ông vua là nhà thơ. Nhà Hậu Lê thì có hẳn một Thi đàn mà nhà vua anh minh Lê Thánh Tông là chủ súy của Tao đàn nhị thập bát tú. Đến đời nhà Nguyễn thì xuất hiện rất nhiều nhà thơ mà tiêu biểu là gia đình vua Minh Mạng: Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Mai Am, Huệ Phố…
Những năm cuối Thiên niên kỷ II và đầu Thiên niên kỷ thứ III, Thơ Đường luật Việt Nam bỗng dưng trỗi dậy. Hàng ngàn Câu lạc bộ Thơ Đường luật ra đời khắp trên mọi miền đất nước. Các thi hữu hải ngoại cùng góp bút.
Cuối năm 2011, Nhà Xuất bản Thời Đại phối hợp với nhà thơ, - soạn giả Hoài Yên cho ra mắt cuốn “Bút xưa – Tuyển tập thơ Đường luật Việt Nam 20 năm hồi phục”.Phần bìa 1 có tên Tao phùng thi uyển và Hoài Yên chủ biên. Cuốn sách gồm hơn 3000 bài thơ Đường luật và những bài viết chung quanh thơ Đường luật đương đại của hơn 700 tác giả. Sách in 1000 cuốn, dày 1100 trang, khổ 19x27cm, in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011.
Trang 6, đầu sách là đôi câu đối in cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ của Giáo sư – Anh hùng Lao động Vũ Khiêu:
- Văn hiến ngàn thu
đất Việt bừng lên thời vận mới
- Anh tài bốn biển
Thơ Đường rực sáng bút hoa xưa
Trong Tuyển tập này, tôi vinh dự dược góp bút 5 bàì. Đó là 4 bài thơ Giọt lệ Huyền Trân, Sâm cầm Hồ Tây, Thăm lại Tây Trang và Mưa Trấn Biên.(có in lại trong sách này).Và một bài tham luận có tựa đề “Lung linh hạt ngọc thơ Đường luật”../.
Ảnh 1. Nhà thơ Đỗ Phủ
Ành 2. Nhà thơ Vưng Bột.
Ảnh 3. Nhà thơ Bạch Cư Dị
Ảnh 4. N hà thơ Lý Bạch
Bên bờ Phước Long Giang, những ngày vào tiết khí Lập thu. Xử thử (Mưa ngâu).
Nhằm ngày 25 tháng Bẩy, Kỷ Hợi .Đồng thời là ngày 25/8/2019.
Nhà thơ Xuân Bảo.

Thích
Bình luận

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

282.Nữ sĩ Ngân Giang - một thi thoại đẹp






M 282. Nữ sĩ Ngân Giang - một thi thoại đẹp
ỘT KỶ NIỆM VỚI LỚP HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN ĐẦU TIÊN.
(Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam 1957-2017.)
Tôi xin kể vài nét về nữ sĩ Ngân Giang đểu hầu bạn đọc. Bà tên thật là Đỗ Thị Quế. Các bút danh khác Hạnh Liên, Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên sinh ngày 20/3/1916 trong một gia đình Nho học ở phố Hàng Trống Hà Nội. Quê gốc làng Hướng Dương, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm, ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của Đại thi hào Nguyễn Du. Lên 6 tuổi Ngân Giang được cha dạy chữ Hán và học “ké” chữ Quốc ngữ một thày hàng xóm. Người bác gái dạy cho làm thơ Đường luật.
Lên tám, Ngân Giang đã có bài thơ đầu tiên mang tựa đề Vịnh Kiều đăng trên báo Đông Pháp với bút danh Nguyệt Quyên..Năm 16 tuổi bà in tập thơ đầu tiên Giọt lệ xuân, ký bút danh Hạnh Liên. 20 tuổi bà viết cho Ngọ báo. 21 tuổi bà có thơ in chung trong cuốn Duyên Văn.22 tuổi bà rời Hà Nội vào Sài Gòn, viết cho các tờ Điện Tín nhật báo và báo Mai. Sau bà trở ra Hà Nội viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Đàn Bà. Năm 1939, thi phẩm Trưng nữ vương ra mắt, gây tiếng vang trên thi đàn.
Đầu năm 1944, Ngân Giang tham gia Mặt trận Việt Minh. Trong năm này, bà cho in tập thơ Tiếng vọng sông Ngân. Năm 1946, Ngân Giang phụ trách Ban Lễ tân Bộ Nội vụ, cho in cuốn Những ngày trong hiến binh Nhật. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bà ra chiến khu công tác tại Sở Tuyên truyền Liên khu I. Do hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, năm 1949 bà hồi cư về lại Hà Nội, vẫn làm thơ đăng trên các báo Hồ Gươm, Quê hương, Tia sáng, Giang sơn…ký bút danh “Nàng Không tên”.
Hòa bình lập lại.Năm 1954 bà làm việc ở Sở Văn hóa Hà Nội. Năm 1957,thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, bà được kết nạp chính thức vào Hội. Đây là lớp hội viên đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam. Từ năm 1958 đến năm 1961 bà làm việc tại Hội Nhà văn. Chả hiểu vì sao bà về quê gốc sinh sống và hoạt động văn nghệ quần chúng???. Có một người đàn ông bị bà khước từ quan hệ nên bị ông ta thù ghét và vu cáo bà thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm. Buồn chán Ngân Giang quay về Hà Nội, để rồi ngày ngày ra bãi sông Hồng quét lá khô để bán, tối về rửa bát thuê, nhưng cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho những đứa con lay lắt sống qua ngày. Khi không còn sức lực quét lá nữa bà ra đầu đường mở quán chè chén bán nước.
Có một Vụ án từ một bài thơ. Chuyện là thế này: Sau ngày tiếp quản thủ đô (10-10-1954), luật sư, dân gian thường gọi là trạng sư hay thày cãi Nguyễn Thành Vĩnh, phó chánh án Tòa án Hà Nội nhận được đơn kiện vợ. Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hàm, chồng. Bị đơn là bà Đỗ Thị Quế, vợ. Tang vật chứng chỉ có duy nhất một bài thơ. Nguyên văn bài thơ như sau (không có tựa đề):
Đêm nay thôi đã mấy đêm rồi!
Ai biết đâu rằng ai nhớ ai?
Lất phất hoa bay vào cửa vắng
Nghiêng nghiêng mưa hắt mái hiên ngoài
Trăng soi đã hẳn soi hai ngả
Gió lạnh sao đành lạnh một nơi
Cầm bút toan đề thơ lại đặt…
Gối nào nước mắt có rơi rơi?!
Đây là bài thơ bà Đỗ Thị Quế viết từ những năm 1949,1950 khi bà dắt díu đàn con từ chiến khu hồi cư Hà Nội. Bà bùi ngùi thương nhớ các anh, các chị ngoài kháng chiến gian khổ mà cũng tủi phận mình nửa đường bỏ cuộc. Bài thơ được chép trong sổ tay.Lâu ngày bà Quế cũng quên đi.Thế rồi ông Hàm vô tình nhặt được và cho là có ý ngoại tình nên ông đâm đơn ra tòa đòi ly dỵ.
Trạng sư Nguyễn Thành Vĩnh, khi xem xét hồ sơ, cảm thấy bài thơ hay nên nổi máu nghệ sĩ làm luôn bài họa:
Đèn rong xem đã mấy đơn rồi
Thao thức canh trường những xót ai!
Tài nức tao đàn hoa gác phượng,
Thân cam tù túng phận hiên ngoài,
Cô đơn dị mộng tuy chung gối
Tri kỷ tương phùng vẫn cách nơi
Giải phóng mới rồi vươn cánh rộng
Tiếng thơ dìu dặt ngọc vàng rơi.
PhiênTòa được mở sau đó vài tháng và cũng chỉ diễn ra khoảng một giờ đồng hồ.Thay mặt Tòa, luật sư Nguyễn Thành Vĩnh hỏi nguyên đơn:
- Ông Nguyễn Văn Hàm có chấp nhận bản án ly hôn với bà Đỗ Thị Quế hay còn có khiếu nại gì không?
- Thưa quý Tòa,tôi chấp thuận hoàn toàn.
- Tòa hỏi bị đơn:
- Vậy ý kiến của bà Đỗ Thị Quế?
Bà Đỗ Thị Quế đứng dậy vừa nói vừa có vẻ như cười. Bà bình thản:
- Thưa quý Tòa. Tôi làm thơ từ lúc 6 tuổi.Thay vì nói, tôi xin đọc mấy vần thơ tâm trạng:
Ngày chửa sang thu đã thấy buồn
Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn
Thân không trời đất mà mưa gió
Người ở đầu thôn, mộng cuối thôn
Cả phòng xử án sửng sờ và cảm phục tài thơ của bà Đỗ Thị Quế, tức nữ sĩ tài hoa Ngân Giang.
***
Có một thi thoại gây chấn động Sài Thành lúc bấy giờ là: Giáo sư Lâm Tấn Phát, tức nhà thơ Đông Hồ,( chồng nữ sĩ Mộng Tuyết), giảng viên Đại học Văn khoa Sài Gòn đang trên bục giảng, giảng bài thơ Trưng nữ vương của Ngân Giang, đến đoạn kết:

…Ải Bắc quân thù kình vó ngựa
Giáp vàng, khăn lạnh trở đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
Nhưng chỉ tới câu thứ ba (Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá) thì giáo sư xúc động ngất lịm đi, và ông từ giã cuộc đời giữa cái tang của Thi Sách. Bài thơ gây xúc động mãnh liệt đến nỗi giáo sư bị đột quỵ. Ông ra đi vào ngày 25-3-1969, ở độ tuổi 63.
Nữ sĩ Ngân Giang sống hẩm hiu như vậy, trải hơn 30 giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến cho đến ngày 17 tháng 8 năm 2002 thì từ giã trần gian và được đưa về chôn tại quê gốc làng Hướng Dương, huyện Thường Tín, nay thuộc Hà Nội.
Những năm bà còn sống ở bãi Nghĩa Dũng, Hoàng Quốc Hải và một số văn nhân Hà Thành như Nguyễn Tuân, Hoàng Tiến, Trần Lê Văn…thường ra bãi thăm nữ sĩ, đàm đạo văn chương.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội hôm nay có đến hàng ngàn hội viên. Tự nhiên tôi thấy đau buồn và không quên nhớ đến một tài thơ của đất nước bị lãng quên trong xót xa!
Và đây là bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang:
Trưng Nữ Vương
Thù hận đôi lần chau khoé hạnh
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi
Dồn sương vó ngựa xa non thẳm
Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi

Ngang dọc non sông đuờng kiếm mã
Huy hoàng cung điện nếp cân đai
Bốn phương gió bão dồn chân ngựa
Tám nẻo mưa ngàn táp đoá mai

Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai
Hồn người chín suối cười an ủi
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi

Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận
Non hồng quét sạch bụi trần ai
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận
Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời...

Ải bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
1939

(Bên bờ Phước Long Giang, đêm 12 tháng 3 Đinh Dậu)
Nhà thơ Xuân Bảo, tức Tú Sừng, Trực Ngôn