Trang

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

112. Kỷ niệm Ngày thành lập Hội.22-12=1979

·                                             
                Thế là Hội ta  chỉ còn 9 ngày nữa sẽ bước sang tuổi 35 ( 22-12-1979 – 22-12- 2013). Hội đã được sự cưu mang của nhân dân Đồng Nai suốt chặng đường qua để mong có những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của một tỉnh lớn về tiềm năng kinh tế, để xứng đáng với truyền thống văn hóa của Gia Định tam gia và của lớp đàn anh đi trước (Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, Cụ Hai Lý, Cụ Chín Bổn, Cụ Bình Nguyên Lộc…)
 Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã được tôn vinh xứng đáng: Được thờ cùng với Đại tướng nhân dân Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Nguyễn Bình và nữ tướng Nguyễn Thị Định tại nhà thờ mới lập ở An Viễn  vĩnh hằng.
Nhân dịp này tôi xin nhắc lại một yêu cầu bức thiết của anh chị em văn nghệ sĩ Đồng Nai là mong muốn Hội ta mau chóng được củng cố và kiện toàn để cùng nhau cho ra đời những tác phẩm văn học và nghệ thuật tốt ( chưa nói đến tác phẩm tầm cỡ).
Và cũng để tỏ niềm thương tiếc đối với nhà thơ Võ Nguyện, đã vĩnh biệt chúng ta khuya ngày 7-12-2013 vừa qua, tôi cho đăng lại bài này từ Văn Biên Hòa.

120. KHÚC ĐỐI THOẠI BUỒN.

    Viết bởi: Bửu Cự UyênThi

       Tuần trước , hôm 12 tháng 12 năm 2012 được coi là ngày lành tháng tốt năm hên bởi có những sự kiện lớn:
          - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khai mạc Đại hội X: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều vị khác tới dự.
- Việt Nam và Lào tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Truyền thống liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam tại Bản Đôn Sa Vẳn, huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet: Bí thư Thường trực Lê Hồng Anh dự.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh có đám cưới tập thể cho 120 đôi uyên ương…
        Hôm nay, còn vài hôm nữa là đến ngày 22 tháng 12 năm 2012, đó cũng là một ngày trọng đại:
-  Đất nước tiến hành kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”, nhiều báo đăng tải.
-Và Đồng Nai chúng ta cũng có Ngày Kỷ niệm đáng nhớ. Đó là Ngày thành lập Hội Văn nghệ Đồng Nai (sau này gọi là Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai).
Nhưng lạ quá! Đồng Nai ta  hình như không nằm trong trào lưu cả nước?
Bửu Cự Uyên Thi tôi vì quá nhớ các vị khai canh ra Hội nên đã rảo quanh qua trụ sở Hội để xem tình hình những người đương nhiệm hôm nay có tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Hội không ? Không có gì cả ! Buồn như chấu cắn!
          Quang cảnh Hội lạnh lẽo, vắng như chùa Bà Đanh. Cái phòng làm việc trước đây Cụ Hai Lý, Cụ Chín Bổn thường ngồi nay vẫn đóng cừa im ỉm. Cái phòng này bị ông họa sĩ Nguyễn Nam Ngữ chiếm giữ đã hơn 10 năm. Chiếc ghế bành đã mục ruỗng. Đáng lý ra ông ta phải bàn giao lại cho người mới, từ cái ngày cấp trên có quyết định cho ông ta về vì “ tuổi già, sức yếu”, nhưng ông ta (tính đến hôm nay đã hơn 8 tháng) mà vẫn không chịu giao lại là nghĩa làm sao? Phòng khóa kín chỉ tổ cho lũ chuột cống tha hồ quậy phá. Hàng ngày ông Ngữ vẫn thường tới Văn phòng Hội, tới để làm gì nhỉ? Có người thấy ông ta mang theo 2 cái thùng cạc-tông đến rồi chất đầy các thứ đã tích cóp được trong hơn 10 năm ở Hội rồi ràng buộc cẩn thận chở về nhà. Hay ông muốn học thói của anh chàng trưởng hội Bình Định Nguyễn Trừng Mang để mong hóa giá cái laptop? À, mà ông ta mù vi tính thì chờ mong laptop để làm gì! Hay là ông chờ cái xe ôtô con mà năm ngoái ông nấn ná xin cấp trên thư thả đừng buộc ông về vội để ông còn đi xin ? Cái xe đó sẽ không bao giờ có đâu ông ơi! Có nó để cho ông tạm chủ tịch Nguyễn Khánh Hòa về thăm lại cái câu lạc bộ của công ty Cao su Đồng Nai- nơi ông ta đã ươm mầm cho một vài bài hát cồng chiêng và để rong chơi à! Tốn xăng và có tài xế đâu mà mong!
             Tôi gặp một cô ở văn phòng. Mà sao văn phòng Hội có nhiều cô thế? Có đến 6 ả. Này là ả chánh văn phòng kiêm trưởng phòng hướng dẫn các cụ sáng tác. Này là ả phó văn phòng kiêm cho mượn tiền khi các ông lãnh đạo cần, nghe đâu vị nhạt sĩ này đang hưởng lương hơn chục triệu đồng/ tháng tại ngân hàng. Nhưng vì mục tiêu cũng cố quyền lực Hội nên đã “hi sinh” nghe theo ông Nam Ngữ tụ về cho đủ quân số 11 vị! Và còn đến 4 cô không biết làm cái gì ở văn phòng mà chỉ thấy đi ra  rồi lại đi vào! Còn nam giới thì chỉ có 3 người rưỡi, vì bác bảo vệ Khánh Hòa (kiêm chủ tịch) chỉ có làm nửa thời gian vào ban đêm:
          Tôi hỏi:-Này cô, Hội ta có tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội không?
Trả lời: Không!
-Tại sao ?
- Không có tiền!
 À, ra thế!....
 Hỏi tiếp :- Thế thì tiền mà ông Ngữ và ông Hòa cho thuê văn phòng Hội 10 năm hơn để đâu ?
– Tui hổng biết.
Bửu Cự Uyên Thi gợi ý:- Này cô, nói với lãnh đạo Hội là hãy tính tiền cho vợ chồng Nguyễn Khánh Hòa ở đậu gần chục năm nay, lấy ra mà tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội đi chứ ! Này nhé, cô có biết không? Nhạc sĩ Trần Viết Bính lương hưu chưa đầy 4 triệu mà phải chi trăm thứ bà giằn, mỗi tháng ông phải chi các khoản gồm: tiền thuê nhà 2 triệu đồng, tiền điện- nước sinh hoạt ngót nghét1 triệu đồng. Rồi thì là tiền in-tơ-nớt, điện thoại… còn lại hơn 5 trăm ngàn đồng chi cho việc ăn hàng ngày. Cũng may là nhạc sĩ không biết uống rượu nên số tiền đó vừa đủ cho ông mua gạo và mắm muối! Còn ông Hòa lương ông ẳm, không phải chi một đồng nào cho sinh hoạt ăn ở. Số tiền “tiết kiệm” này vợ chồng ông Hòa xực trọn, đủ để mua đất ở phường Trảng Dài và cho con du học Mỹ đó. Này, tôi nói cho cô biết: Ông Hòa đã mang tội “lợi dụng chức vụ, tham ô công quỹ”. Hãy coi chừng “nhà đá”  đang chờ ông ta đó. Hôm nọ có người bảo thẳng vào mặt ông Hòa: - Hãy ra khỏi nhà văn phòng Hội đi, không thì nhục lắm. Ông ta chầy cối: Tui ở đây để làm bảo vệ. Buồn cười chưa ? Bảo vệ đã có một suất rồi, mà chỉ bảo vệ ban đêm. Còn ông Hòa thì bảo vệ ban ngày à? Thế thì giờ đâu để ông ta làm nhiệm vụ chủ tịch hội nhỉ?
Cô văn phòng:- Con xin bác, con nhức đầu lắm. Ngày nào cũng có người tới hỏi việc vợ chồng ông Hòa đã dọn đi chưa?
Bửu Cự Uyên Thi lại nói:- Tôi có nghe phong thanh nhà văn Võ Nguyện mới gửi đơn tố cáo nhạc sĩ Trần Viết Bính có hiện tượng tham nhũng trong việc cho Sơn Hà thuê mặt tiền để bán đàn và dạy nhạc. Có việc đó không?
 – Con hổng biết ! Con chỉ biết sơ sơ, sáng thứ 6 ngày 14/12 /2012, nghe ông Nam Ngữ than vãn rằng chuyến này thì ông ta bị “chúng nó” đánh cho gục hẳn. Ông ta còn đoán già, đoán non, đứng sau lá đơn tố cáo này ắt hẳn phải có ai đó giúp sức?!
Nói gì thì nói, nhưng đã có đơn tố cáo thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Phải thành lập Đoàn Thanh tra để sau 15 ngày trả lời cho người tố cáo (theo Luật định). Hội có một Ban thanh tra do ông Lưu Thuận Thời làm trưởng ban. Và 2 người nữa, nhưng thành viên- nhà báo Tôn Hoàn vì bận việc riêng phải về quê nên xin không tham gia, sẽ bổ sung 1 thành viên khác. Có ý kiến cho rằng các thành viên Ban Thanh tra là hội viên, chả lẽ hội viên đi thanh tra Lãnh đạo hội à? Đã thanh tra thì phải là trên một cấp mới có hiệu quả. Ban Chống tham nhũng của tỉnh, hoăc chí ít là Sở Tài chính thanh tra mới khách quan và xác thực.
Cuộc đối thoại chẳng vui tí nào. Cô văn phòng vì nhức đầu nên xin kiếu. Bửu Cự Uyên Thi thì buồn rầu leo lên dốc văn phòng hội, và thầm nghĩ: Trụ sở hội thụt sâu hơn 1 mét so với mặt đường, như vậy là âm. Văn  phòng hội có 9 người rưỡi thi 6 người là đàn bà, như vậy cũng là âm.
Âm thịnh dương suy !
Bửu Cự Uyên Thi lẩm bẩm: Hèn chi, 10 năm dưới trào Nguyễn Nam Ngữ để lại cho hội VHNT Đồng Nai một cái gia tài đổ nát. Có ông nhạc sĩ đã phải thốt lên một câu rất vần vè. Đó là 10 năm trì trệ, xập xệ ,quá tệ!  
Ngày lành tháng lành nhưng con người không lành thì.. là… như thế!
                                                                          Bửu Cự Uyên Thi

..................................................................

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

111.THAM LUẬN ĐẠI HỘI V HỘI VH-NT ĐỒNG NAI

111.Tham luận Đại hội V Hội VH-NT Đồng Nai
Tôi và anh chị em văn nghệ sĩ Đồng Nai háo hức chờ ngày khai mạc Đại hội lần thứ V dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2013. Đột nhiên, nghe tin Đại hội bị hoãn vô thời hạn? Như vậy sẽ tới ngày nào mới có sự thay đổi? Phải làm mới Hội, đó là một yêu cầu bức thiết. Trong vấn đề “làm mới” có việc phải củng cố Ban biên tập tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Đã có rất nhiều cuộc họp của Ban Văn, của toàn thể hội viên đề nghị có cuộc họp chuyên đề để anh chị em tham gia góp ý nhằm nâng cao chất lượng của tạp chí. Song, chỉ thấy Thường trực Hội hứa nhưng không thực hiện.
Tôi thấy cần thiết cho mọi người được biết những ý kiến tham luận của tôi.
Nhà thơ Xuân Bảo.


XÂY DỰNG TỜ VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI XỨNG TẦM VỚI MỘT TỈNH LỚN   

                                                       Tham luận của nhà thơ Xuân Bảo
                                        Tại Đại hội lần thứ V Hội VHNT Đồng Nai
Kính thưa các vị khách mời,
Thưa anh chị em văn nghệ sĩ,

Từ ngày thành lập Hội Văn nghệ đến nay ( 22-12 -1979 ), tờ Văn nghệ Đồng Nai, cơ quan của Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai đã trải qua nhiều thời kỳ. Ban đầu là báo Văn nghệ Đồng Nai ra khổ lớn 30 x 40 cm, xuất bản nửa tháng một kỳ. Tiếp đến là ra  tạp chí, khổ 16 x 14 cm, lấy tên là Sông Phố, xuất bản một tháng một sô. Đến Đại hội IV, (tháng 7 năm 2007), đổi lại tên Văn nghệ Đồng Nai với cái măng-sét vẽ như cậu học sinh lớp 2 tập vẽ.Chủ tịch kiêm luôn chức Tổng biên tập. Mãi gần một năm sau mới bàn giao cho phó chủ tịch kiêm tổng biên tập. Và môt lần nữa lại thay đổi hình thức măng-sét, nhưng vẫn mang tên là Văn nghệ Đồng Nai.
 Hôm nay  tôi không muốn nhắc đến những sai sót, có khi nghiêm trọng của tờ Văn nghệ Đồng Nai thời gian qua, nhất là thời gian ông Đàm Chu Văn nhậm chức tổng biên tập cho tới nay (như trường hợp bố của một hội viên tạ thế ơn 80 tuổi mà cáo phó là hưởng dương) mà chỉ muốn đóng góp cho tờ diễn đàn của chúng ta ngày càng trở nên đúng đắn hơn, tươi tắn hơn đúng như dòng chữ tiêu đề dưới cái tên Văn nghệ Đồng Nai là “ Tạp chí sáng tác – nghiên cứu – phê bình – thông tin văn học nghệ thuật”. Những ý kiến đó như sau:
Một là, Vai trò của Tổng biên tập: Cần bố trí người có đủ 3 yếu tố : Tâm Tầm và Tài. Tâm, cần phải trong sáng, không vụ lợi cá nhân; biết tôn trọng và nâng niu sáng tác của anh chị em văn nghệ sĩ trong Hội. Những tác phẩm của hội viên dù hay hay dở cũng là tim óc và máu thịt của họ, cần phải được trân trọng.
Tầm, có cái nhìn tổng quát về mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm cả đời sống văn học – nghệ thuật của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung để khi đề ra kế hoạch xuất bản cho từng số thì chí ít mổi số đều có đề cập đến thời tiết chính trị, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và mọi lĩnh vực, với số trang nhất định..Tuyệt nhiên không nên đơn thuần là các tác phẩm văn học và nghệ thuật đơn thuần. Văn học – nghệ thuật có định hướng và không thoát ra khỏi “văn nghệ phục vụ chính trị” là ở chỗ này.
Tài, cái tài ở đây là người am hiểu các lĩnh vực thuộc về văn học và nghệ thuật. Tất nhiên không đòi hỏi ở họ một bộ óc siêu phàm, cái gì cũng biết, lĩnh vực nào cũng hiểu.Tài ở đây còn thể hiện sự tập hợp những người có đủ năng lực và trình độ để tham gia biên tập tạp chí.Kiên quyết không để những người không có tài năng và trình độ tham gia biên tập, nhất là biên tập văn và thơ.(Như trường hợp sửa câu thơ của nhà thơ Huyền Tùng “lợn lành thành lợn què”mà nhà thơ đã có bài phát biểu tại cuộc họp đầu năm 2013). Không vì lợi ích nhóm hoặc kéo bè, kéo cánh vào làm công tác biên tập để có lợi cùng ăn chia (tiền bồi dưỡng cho người biên tập, tiền nhuận bút được nhiều bài đăng, có khi một số lại được “ưu ái” đăng hai ba bài, v.v..- như trường hợp số báo Xuân Quý Tỵ ra tháng 1 và 2 năm 2012 thành viên ban biên tập Đỗ Minh Dương được đăng 2 bài)
Hai là, nội dung bài vở: Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai là bộ mặt của Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai. Thiên hạ nhìn vào tờ tạp chí dễ nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của phong trào sáng tác, trình độ lý luận phê bình, nghiên cứu học thuật và một phần nhỏ tin tức hoạt động của Hội.
 Những người làm tạp chí, phải được ghi tên lên trang đầu của tạp chí theo thứ tự: 1) người chịu trách nhiệm xuất bản, thường phải là chủ tịch Hội ; 2) tổng biên tập.3) phó tổng biên tập,4) hội đồng hoặc ban biên tập,5) thư ký tòa soạn và những người làm các công việc khác như: họa sĩ trình bày, phụ trách phát hành...Đây là phần bắt buộc để đề phòng khi sự cố xẩy ra thì dễ truy tìm nguyên nhân và người chịu trách nhiệm.Song trách nhiệm cao nhất vẫn là người chịu trách nhiệm xuất bản.
Phần nội dung bài vở, yêu cầu lớn nhất là tiêu chí về nghệ thuật. Một bài thơ, một truyện ngắn, một cái ký, bút ký,ký sự… hay các loại hình nghệ thuật khác:một vở kịch, một ca cảnh. một chặp cải lương; một bức tranh, một tấm ảnh, phải thực sự là một tác phẩm văn học, một tác phẩm nghệ thuật.Kiên quyết loại khỏi tạp chí những tác phẩm nhàng nhàng, vô thưởng vô phạt. Thực hiện nghiêm túc tiêu chí này, tạp chí sẽ không còn tình trạng nể nang, tình trang quen biết,tình trạng móc ngoặc như câu  thành ngữ dân gian thường nói tới là“ bánh ít trao đi, bánh chì trả lại”.
Muốn tờ tạp chí có chất lượng cao, tôi xin đề xuất mấy việc cần làm:
a) Mỗi năm nên họp Hội nghị cộng tác viên một lần. Thời gian thích hợp nhất là khoảng trung hay hạ tuần tháng 12 dương lịch, sau khi số tạp chí cuối năm ra mắt bạn đọc.Trong cuộc họp này, Ban biên tập có báo cáo tổng kêt một năm hoạt động của tạp chí; đánh giá những công việc đã làm được và chưa làm được; rút tỉa kinh nghiệm để năm tới tạp chí sẽ làm tốt hơn. Ban Thường trực Hội cùng với ban biên tập tạp chí vạch ra phương hướng .nhiệm vụ năm sau của tạp chí, định rõ nội dung cho từng số và hướng dẫn cộng tác viên – chủ yếu là hội viên của Hội – nắm bắt được yêu cầu để sáng tác.
b) Mỗi năm Hội thường có mở những đợt đi thực tế, những trại sáng tác ngắn ngày, dài ngày. Đây là cơ hội tốt cho tờ tạp chí thoát khỏi tình trạng “đói” bài, thiếu bài. Những tác phẩm dự trại đều đã được thẩm định A,B,C. Ban biên tập tạp chí đỡ mất công tìm chọn.Tất nhiên ban biên tập cũng cần cân nhắc cho phù hợp với yêu cầu mang tính thời sự và lâu dài, mang tính nghệ thuật cao.Và những tác phẩm từ trại viết này đều phải được sử dụng một cách tinh tuyển không nên tắc trách và thiếu công tâm. Mỗi một Trại viết hay những đợt đi thực tế là nguồn tác phẩm cung cấp cho tờ Văn nghệ. Không lý do gì mà để nhũng tác phẩm của anh chị em bị xếp xó. Lãng phí vô cùng! 
c) Hạn chế sử dụng bài ngoài tỉnh: Hiện nay cả nước ta, tinh nào cũng có một tổ chức văn học- nghệ thuật,có dến 63 hội Nhiều tỉnh đã nâng tổ chức này lên thành Hội liên hiệp Văn học – Nghệ thuật, trong đó tách bạch ra các hội chuyên ngành.Và cũng còn nhiều tỉnh vẫn mang tên Hội Văn hoc- Nghệ thuật như Đồng Nai. Tỉnh nào cũng có một cơ quan ngôn luận của hội. Nhiều tỉnh làm tạp chí nhưng cũng có tỉnh có tờ báo Văn nghệ (như Thái Nguyên, Đồng Tháp…) Đó là chưa kể số tạp chí và báo của Hội Nhà văn Việt Nam, của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam.Tính sơ, toàn quốc đã có gần 100 tờ văn nghệ.  Do vậy muốn giao lưu với các tờ văn nghệ này thì không thể nào đăng hết được bài của họ được, trong khi tờ Văn nghệ Đồng Nai lại chỉ được phép xuất bản 2 tháng một số.
Nhưng vì sao tờ Văn nghệ Đồng Nai lại ưu ái đăng  bài vở của nhiều tên tuổi khá quen thuộc. Không biết quan hệ (?) giữa tổng biên tập Đàm Chu Văn với nhà thơ – tiến sĩ Phạm Quốc Ca, hiện là Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng là mối quan hệ gì (?) mà  năm số tạp chí Văn nghệ Đồng Nai của năm 2012 ( Văn nghệ Đồng Nai chỉ có 6 số/năm) liên tiếp đều có bài của vị tiến sĩ này??? Xin dẫn chứng cụ thể trên tạp chí Văn nghệ Đồng Nai: số 64 tháng 1 và 2 đăng một lúc 2 bài thơ dịch. Bài 1 của I. Bunhin ( nhà thơ Nga) có nhan đề Ban mai và bài của nhà thơ nữ Ukraina Alla Pali nhan đề là Hạnh phúc telephone .Số 65 tháng 3 và 4 năm 2012 đăng bài thơ Bão, số 66 tháng 5 và 6 năm 2012 đăng bài thơ Tiếp nối, số 67 tháng 7 và 8 năm 2012 đăng truyện ngắn dịch Ngọn lửa sống của nhà văn Nga E. NOSOV, số 69 tháng 11 và 12 năm 2012 đăng bài thơ Có thể chúng ta đã chóng già của Vasili Fyodorov  (Phạm Quốc Ca dịch và Khánh Thi giới thiệu). Cũng trong số này Phạm Quốc Ca có bài thơ đăng có nhan đề là Ngỡ dất nước này tôi đã sống nghìn năm. Trừ số 68 không có bài đăng của Phạm Quốc Ca. Có nhiều bài chẳng dính dáng gì đến tình hình Đồng Nai? Đây tôi mới chỉ điểm qua năm 2012, còn những năm trước và năm 2013 cũng đầy rẫy kiểu đăng bài của Phạm Quốc Ca và nhiều người khác nữa, kể cả trong và ngoài tỉnh. Nhưng thôi, dẫn chứng chừng ấy bài thôi, đủ thấy ông tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Đồng Nai đã chuyên quyền thao túng, lũng đoạn tờ tạp chí của Hội như thế nào! Ở đây, chúng tôi nêu một câu hỏi: Liệu có sự móc ngoặc hay “liên minh ma quỷ” nào giữa hai người này không?
Sở dĩ tôi phải nêu vấn đề này ra, bởi vì số trang của Văn nghệ Đồng Nai không nhiều, nếu cứ để tình trạng này xẩy ra thì văn nghệ sĩ Đồng Nai khó có thể lọt bài vào tạp chí của mình.Ví vậy, tôi chính thức đề nghị Thường trực Hội có ý kiến chỉ đạo ban biên tập tạp chí ngừng đăng tác phẩm ngoài tỉnh, giành diện tích trang cho văn nghệ sĩ Đồng Nai.
d) Công tác phát hành tạp chí:Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai có số ấn bản mỗi kỳ là 1000 bản. Phần để tặng cho các cơ quan ban ngành trong tinh và giao lưu với các hội bạn khoảng trên 100 bản, phải gửi qua Bưu điện nên phải dán tem; cho hội viên hơn 200 bản. Có điều bất hợp lý là hội viên nào đến văn phòng hội sẽ được phát và phải ký vào sổ lưu, còn ai không đến thì coi như khỏi phát? Như vậy, số bản còn lại sẽ là gần 600 bản. Làm thế nào để tiêu thụ cho hết? Nhờ Bưu điện bán giùm (tất nhiên phải có chiết khấu), nhưng hầu như không bán được là bao! Con số tồn kho không phải là nhỏ. Trong cuộc họp ban Văn học ngày 8 thang11năm 2013 có hội viên chất vấn “muốn tìm mua tờ Văn nghệ Đồng Nai mà rảo khắp các quầy báo, các bưu cục và những điểm bán báo lẻ, mhung tuyệt nhiên không mua được. Tại sao? Vì đắt hàng quá nên bán đắt như tôm tươi hay là vì một lý do tế nhị nào khác?. Có hội viên nêu ý kiến: Tỉnh Đồng Nai có rất nhiều trường từ mẫu giáo cho đến đại học, Đối tượng đọc Văn nghệ Đồng Nai không phải là ít. Vậy thì nên chăng Hội liên hệ với Sở Giáo dục hoặc trực tiếp đến các trường để mời họ mua Văn nghệ Đồng Nai. Ý kiến này được nhiều người ủng hộ.
Tôi đề nghị: Trong cuộc họp cộng tác viên sắp tới nên nêu vấn đề này ra và thảo luận tìm ra giải pháp phát hành, Không nên để tình trạng “cám treo, heo nhịn đói”. Sản phẩm làm ra không có người tiêu thụ thì lãng phí lắm!

Kính thưa các vị khách mời,
Thưa anh chị em văn nghệ sĩ,

 Bản tham luận này được viết ra bởi tâm huyết của một người từng là hội viên đồng sáng lập ra Hội Văn nghệ Đồng Nai cách đây 34 năm, Cái thời kỳ mà Hội chúng ta có những nhà văn, nhà thơ và các văn nghệ sĩ khác đã coi trọng chữ Tâm: trong sáng, nhân hậu và rất tận tâm với sự nghiệp của Hội. Tờ Văn nghệ Đồng Nai cũng trải qua những thăng trầm nhất định.Nhưng chưa bao giờ tệ hại như 10 năm qua. Giờ đây, Hội chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mới, có ban chấp hành mới, có tổng biên tập mới, có đội ngũ biên tập mới và trước hết là lực lượng hội viên có đầy đủ nhiệt huyết và tâm hồn để xây dựng một hội văn nghệ xứng đáng với tầm vóc của một tỉnh lớn như Đồng Nai chúng ta.
Tôi tin tưởng tờ Văn nghệ Đồng Nai sẽ khởi sắc để xứng đáng với lòng tin của anh chị em văn nghệ sĩ và cũng sẽ xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân Đồng Nai!

 Xin trân trọng cảm ơn!
                                                               Biên Hòa, những ngày cuối năm 2013

                                                                                               Nhà thơ Xuân Bảo


Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

109. Võ Nguyện đã ra di

   109. Nhà thơ Võ Nguyện đã ra đi

              KÍNH BÁO

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:
Ông Võ Nguyện là Chồng, cha, ông chúng tôi đã từ trần ngày 7/12/2013(nhằm ngày 5/11/2013 AL).
Hưởng dương: 59 Tuổi
Tang lễ được cử hành tại tư gia : 259C tổ 7 khu phố 1 Đường Nam Hòa Phường Phước Long A Quận 9
Lễ động quan: vào lúc 5h ngày 9/12/2013( nhằm ngày 7/11/2013 AL)
Linh cửu quàn tại tư gia sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang Lợi Hà, Cây Gáo, Đồng Nai
Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin!
Tang gia đồng kính báo !


Tôi vô cùng bàng hoàng, sửng sốt và buồn đau khi đọc những dòng Kính báo này trên blog Văn Biên Hòa Tôi là người bạn vong niên của nhà thơ, nhà văn Võ Nguyện từ khi Võ Nguyện về sinh hoạt tại Hội Văn học- Nghệ thuật Đồng Nai. Tôi khâm phục tài thơ của Võ Nguyện, nhất là thơ châm biếm. Tôi cũng rất mến tài văn Võ Nguyện trong những bài trào lộng dám cả gan “bẻ nạng chống trời”, kiên quyết chống lại những thói hư tật xấu, những thói bạo hành văn chương, những thói hiếp dâm văn nghệ của những người được coi là quan văn nghệ.
Nhà thơ đã viết xong một bản Tham luận để phát biểu trong Đại hội V, Hội VHNT Đồng Nai, dự kiến tổ chức vào ngày 12 tháng 12 này.Không hiểu vì sao lại hoãn? Bản Tham luận đã gửi cho ông Nguyễn Khánh Hòa, chủ tịch Hội.Và có gửi cho tôi một bản để tham khảo.
Để tỏ lòng thương tiếc nhà thơ Võ Nguyện, tôi xin đưa lên blog của tôi bản Tham luận này, coi đó là một nén nhang thắp cho Võ Nguyện, cầu cho linh hồn Võ Nguyện siêu thoát và sớm gặp lại các Cụ Tú Xương, Tú Mỡ, Tú Nạc, Tú Gân…
                             Nhà thơ Xuân Bảo, chủ blog.


110.Thương nhớ nhà thơ Võ Nguyện

110, Thương nhớ nhà thơ Võ Nguyện





Tham luận tại Đại Hội Hội VHNT Đồng Nai ngày 12/12/2013

PHỔ CẬP TIN HỌC CHO HỘI VIÊN VHNT ĐỒNG NAI, TẠI SAO KHÔNG?

Người viết: VÕ NGUYỆN
Kính thưa quý quan khách!
Kính thưa quý vị Hội viên !

Hiện nay Tin học đang phát triển như vũ bão, càng ngày càng đi sâu vào mọi ngõ ngách củađời sống. Ý thức được điều đókhông những Nhà Nước ta đã phổ cập cho 100% học sinh – sinh viên màcác đoàn thể xã hội cũng không ngừng quan tâm đến việc này. Có rất nhiều lớp Tin học tại các thành phố và có rất nhiều những Xã-những Phường mở lớp phổ cập miễn phí tin học cho quần chúng tại cácđịa phương. Trong đó nhiều nơi mở riêng cho Hội Phụ Lão, Hội phụ nữ (những người không có điều kiện đến trường) được học vào mỗi tối hàng tuần. Một ngày không xa, toàn xã hội sẽ được cập nhật Tin học. Đólà điều chắc chắn.
Thế nhưng nhìn lại Hội ta, một Hội đặc thù về Văn Học Nghệ thuật thì hiện nay còn rất đông Hội viên đang mù Tin học. Đó là một nghịch lý. Nghịch lý không ngờ!
Ngày xưa khi xóa xong mùchữ, nhiều người tiếp cận được với Máy đánh chữ có người đã nói:“Không biết đánh máy chữ cũng như mù chữ một lần nữa”. Đó là nhậnđịnh đúng vào thờ kỳ ấy. Nhưng ngày nay khi Tin Học ra đời thì nhậnđịnh trên hoàn toàn cổ lổ. Mngđin txuất hiện, bao nhiêu tinh hoa thượng vàng hạ cám của nhân loạiđều nằm trong một cái click chuột. Sẽ là không ngoa khi những người biết xử dụng Tin học đều công nhận “Không biết Tin học là không biết gì về thế giới”. Đó là sự lạc hậu còn gấp nghìn lần mù chữ.
Mạng điện tử Tin học là một thành tựu tuyệt vời của thời đại. Không chỉlà những con chữ, tranh ảnh im lặng mà còn cả phim ảnh, âm nhạc sinh động, các trang báo điện tử, các trang Web - blog, giao lưu đối thoại thoả mãn một lúc nhiều nhu cầu của con người trên toàn thế giới.
Không thể liệt kê hết các tính năng của cuốn Tin học vĩ đại này, ở đây chúng ta chỉ chú ý đến lãnh vực văn học. Mà văn học điều cơ bản nhất là đọc và viết.
Về đọc thìhiện nay xu hướng đọc sách điện tử đang lấn lướt cách đọc sách giấy truyền thống bởi sự tiện lợi của nó.Việt Nam hiện chưa có con số thống kê cụthể, song chỉ dựa vào con số thống kê của truyền thông Trung Quốc cũng thấy rõthực trạng này.Theo Tân Hoa xã ngày 23/4/2013 thì tỉ lệ sách giấy và sách điện tử được đọc như sau: năm 2011 là 5/77, năm 2012 là 6/74 quyển. Rõ ràng ưu thếthuộc về sách điện tử gấp mười mấy lần sách giấy. Bạn đọc cho biết đọc sách điện tử xong không cần mua sách giấy nữa. Đặc biệt là đọc báo, người ta có khuynh hướng đọc báo mạng thay cho đọc báo giấy. Điều này có lí do của nó. Sách báo giấy để tốn chỗ, sách điện tử thì không tốn tủ sách chỉ cần một máy vi tính hay ipad là đủ. Sách điện tử giá rẻ hơn sách giấy nhiều. Đọc sách báo mạng có thể tiếp xúc với thông tin nhiều chiều, khác hẳn đọc báo giấy chính thống chỉ có thông tin một chiều. Sách giấy phụ thuộc vào số lượng in, sách điện tử đọc mấy cũng không hết.
Về viết và gởi thì cách viết truyền thống bằng bút mực cũng đang nhường chỗ cho gõ phím. Gõ phím xong thì sao chép ngay hàng nghìn bảng và có thể gởi đi hàng nghìn nơi trên thế giới cũng bằng một cái nhấp chuột. Xa rồi thời kỳ gò lưng viết, rồi thuê đánh máy nhân bản, rồi ra bưu điện mua tem bì, rồi gởi và chờ đợi… Việc in sách thì cũng chậm chạp không kém. Không thiếu những cuốn sách hay,viết lách rất kỳ công, rồi được cả ban thẩm định duyệt tài trợ mà in chỉ vỏn vẹn 500 bản. Năm trăm bản aiđọc ai không giữa hàng tỉ người của thế giới? Chỉ tính riêng ở Việt Nam với 90 triệu dân thì tỉ lệ đó là: 0,00055% (ba số không sau dấu phẩy!). Quả là một con số đáng giật mình.
Việc đọc và viết quả là có một bước tiến dài. Thếmà trong xã hội vẫn còn nhiều người đang “tự sướng” với mớ kiến thức đọc và viết lạc hậu của mình.
Ngày 8/11/2013 tại cuộc góp ý của Ban Văn Học nhàthơ nữ Hồng Phương than thở là các tài liệu của bà gởi qua văn Phòng Hội đều bị thất lạc. Hỏi người này thì chối cho người kia. Nên chăng bắt người nhận phải ký vào sổ để khỏi rắc rối. Ôi, giá như nhà thơHồng phương biết vi tính thì chỉ cần click chuột vào Gmail của Hội là đến ngay. Khỏi cần phải búc xúc mất lòng…
Mà không chỉcó Hồng Phương. Hiện nay riêng trong ban Văn học Hội ta có hơn 60 vịthì trong đó có gần 20 vị (tức vẫn còn gần 30 %) Hội viên mù Tin học. Lấy gì để bảo đảm ngày mai họ không la làng lên khi “gặp sựcố” tương tự.
Nhân đây cũng xin nói là các Hội văn học cùng vùng miền chung quanh ta đều phát triển về Tin Học rất mạnh. Nhiều Hội có trang mạng riêng để đăng tải báo Hội và các sáng tác của Hội viên như trang Web Cửu Long- Bông Tràm...và có rất đông người đọc. Rất tiếc ở Đồng Nai ta không được như vậy. Trang mạng của Hội ta đã bị bỏ bê sau khi hoạtđộng được vài tháng. Không hiểu vì lý do gì nhưng một tín hiệu đáng mừng là BCH mới cũng đã kịp thời biết xử dụng Tin học khi yêu cầu hội viên cho Email để gởi thư mời. Một đốm sáng chăng?
Việc không cótrang mạng của Hội là một thiệt thòi lớn. Thời gian qua Hội ta đãđể trắng vùng đất mới bao la này mà chỉ quanh quẩn với mấy trăm người bạn đọc Văn nghệ Đồng nai, mấy trăm người trong các cuộc triển lãm tranh ảnh. May thay, nhờ có Gác văn của Khôi Vũ cùng các trang mạng cá nhân của Bùi công Thuấn và vài trang tin của báo Đồng naiđiện tử mà người ta mới biết chút đỉnh về văn học Nghệ thuật Đồng Nai.
Cũng phải ghi nhận một điều là trong Hội vẫn có nhiều Hội viên tiến bộ. Nhưng tất cả đều là tự phát. Ngoài một số bloger chuyên nghiệp như Khôi Vũ, Nguyễn công Thuấn, Nguyễn Một thì vẫn còn một số anh chị em khác đang mày mò thử nghiệm. Cóthể kể ra đây như: Lê đăng Khán, Hoàng Đình Nguyễn, Nguyễn Xuân Bảo, Hạnh Vân, Nguyễn Hoài Nhơn,Trần Ngọc Tuấn, Võ nguyện, Đào Sĩ Quang, Thi Đường…Riêng Thi Đường thì hiện nay ít xuất hiện có lẻ do việc văn phòng ở Hội chiếm hết thời gian chăng? Trong đó đáng biểu dương làNhà thơ Xuân Bảo tuy đã tròm trèm 80 mà cũng tự học rồi chơi blog nhưai. Và gần đây một số trang mạng chuyên về Văn Học Đồng nai như Tiếng quê hương của Lê Thiện Minh Khoa hoặc trang mạng nặc danh Văn Biên Hòa cũng gây xôn xao và có nhiều người tìm đọc.
Kính thưa quý vị Hội viên!
Ngày 20/9/2013, trả lời câu hỏi của Sông Thao, Phóng viên BáoĐồng Nai, chủ tịch Hội NHNT Đồng Nai- Nguyễn Khánh Hòa cho biết: Thời gian qua, tạiĐồng Nai cũng đã có nhiều tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc và nhất là ảnh nghệ thuật đi vào đề tài công nghiệp hoặc phản ảnh xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa tại Đồng Nai và đã đạt được rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trong và ngoài nước…. Tuy nhiên, do việc quảng bá các tác phẩm này còn hạn chế nên công chúng ít biết đến.[1]
Việc “quảng bá tác phẩm còn nhiều hạn chế”thế thì tại sao chúng ta không xử dụng Tin học? Tại sao chúng ta không thể mở lớp phổ cập tin học cho anh chị em Hội viên trong Hội? Tại sao Hội viên Khôi Vũ một mình mà làm được cả trang Văn học Gác Văn 2 kỳ mỗi tháng rồi gởi đến bạn đọc khắp nước mà không hề nhận một đồng ngân sách nào? Tại sao vẫn còn không ít Hội viên ta cứ mũni che tai với Tin học? Vào Hội VHNT tất nhiên là phải biết đọc vàbiết viết, mấy lâu nay điều lệ Hội đều mặc định như thế. Nên chăng chúng ta cũng phải mặc định đã là Hội viên ngành đặc thù này thìphải biết Tin học?
Cũng xin đừng quá chú tâm về những mặt trái của các trang mạng. Vấn đề nào cũng có 2 mặt. Không thể vì dùng dao có thể sơ ý đứt tay mà ta ra nghịquyết bỏ dùng dao. Mới đây ngày 20/11 Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn bắc Son khi đềcập về giải pháp hạn chế tồn tại của báo chí đã nói: lúa tốt thì không còn cỏdại”. Vậy thì, phổ cập tin học cho Hội viên Hội VHNT Đồng nai, tại sao không?
Kính chúc Đại Hội thành công tốt đẹp.
VÕ NGUYỆN
Hội viên ban Văn Học




  



0,35 GB (2%) trong tổng số 15 GB được sử dụng
Hoạt động tài khoản gần đây nhất: 7 giờ trước
Chi tiết
Đang tải...

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

MỪNG SINH NHẬT VỢ TÔI

Hôm nay là ngày 6 tháng 11 năm 2013. Đúng vào ngày này cách đây 73 năm Nguyễn Thị Minh cất tiếng chào đời giữa Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến. 

May mắn thay là nhà tôi còn giữ được một văn bản thời thực dân phong kiến. Đó là Giấy lược sao khai sinh (ảnh kèm). Đây là chứng tích gần trăm năm đô hộ của “mẫu quốc Đại Pháp” còn sót lại hôm nay của chúng tôi. Xin lưu lại để làm kỷ niệm. 


 Nội dung như sau: 

 ÉTAT CIVILVIETNAMIEN/ HỘ TỊCH VIỆT NAM 
 État du Viêt-Nam/ QUỐC GIA VIỆT NAM 

Année/ Năm (1941)

 Số (3195) TÒA THỊ-CHÍNH HÀ-NỘI 
 Bulletin de naissance…/ Giấy lược sao khai sinh 
 Prénom et nom…/ Họ và tên: Nguyễn Thị Minh
 Date de naissance…/ Ngày: Six Novembre 1941
 Lieu de naissance…/Nơi sinh: 20 avenue du 
Grand Bouddha Hanoi Fille…/ Là con. . . gái: Nguyễn Viết Điền.
 Profession…/ Chức nghiệp: Tailleur Et de… 
 Và: Nguyễn Thị Tỵ) Épouse…/ Là vợ: Premier rang 
 Hà-nội, ngày 10 tháng 4 – 1951
 VIÊN COI VIỆC HỘ TỊCH
 (L’ Officier de L’ État civil) 
 T.L Thị trưởng Chủ sự phòng Hộ tịch và Kiểm nhập 

 ĐOÀN TRIỆU MAI


(Ký và đóng dấu) 

 Có con niêm đề: 


 THUẾ-thành phố.TAXES MUNICCIPAL. HAI ĐỒNG -2$00 và con dấu tròn ghi chung quanh vòng tròn dòng chữ QUỐC GIA VIỆT NAM (phía trên) và PHỦ BẮC VIỆT (phía dưới). Có hai chữ chung quanh vòng tròn mờ nên không đọc được. Phía trong vòng tròn là những chữ in THỊ CHÍNH HA NOI – HỘ TỊCH. 


 *** Nhớ lại ngày này hơn 50 năm về trước. Tôi đã viết bài thơ tặng vợ chưa cưới là Thúy Minh có nhan đề là NGUYỆN: Nguyện cùng em đi cùng trời cuối đất Nguyện cùng em có nhau lúc vui buồn Nguyện cùng em lúc sống và khi chết Được như thế có hạnh phúc nào hơn Và giờ đây khi cả hai chúng tôi tuổi đã nghiêng về phía hoàng hôn, có với nhau ba người con, một trai và hai gái, có tám cháu nội ngoại. Chúng tôi đã giữ trọn lời nguyện ước khi xưa. Tôi chúc mừng ngày sinh của Thúy Minh bằng những hoài niệm đẹp của chúng tôi sống giữa lòng Hà Nội thân yêu: Chúc em trẻ và đẹp mãi mãi! 


Nhân đây tôi cho đăng tải bài viết của Phạm Nguyễn Thúy Hà – cháu ngoại của ông bà – nhân Sinh nhật bà ngoại Nguyễn Thúy Minh.Ngày 6/11/2013 : bà 73 tuổi Happy bday to my grandmama Là ngày mai lận, nhưng hôm nay phải ngồi ghi ghi vì không có thời gian aigooo~ Theo lời bà nội :" bà ngoại là nhất đấy, bà đúng là con gái Hà Nội nguyên mẫu,giỏi giang,đảm đang, chịu khó,thương con thương cháu thế cơ,bà nội cũng HN nhưng còn phải phục bà ngoại..." 


Bà ngoại thì suốt ngày "cháu bà nội tội bà ngoại chứ báu gì" Đứa nào cũng suốt ngày bà,cái gì cũng kêu bà, muốn gì cũng bà,ăn cũng kêu tắm cũng kêu rồi bà điên lên " chúng mày cứ coi như tao chết rồi đấy, bà suốt..."


Không kêu không được mà, sinh ra đã có bà kè kè bên cạnh,bà chăm bà bồng,tới lớn đi đâu cũng thích đi với bà,ở với bà. Bà khó tính, kĩ tính,gia giáo chuẩn mực kiểu Bắc Kì thế đó,nhưng thương con cháu thì vô đối rồi... 

Thiệt là thương bà bự vô cực mà, nhưng bà lại thêm 1 tuổi rồi... Hmmm... 
Ôi thì nói sao cho hết... 
Chỉ là 

Bà ngoại của Hà tuyệt nhất. 


Thúy Hương nhắn cho Thuý Minh lời chúc của Thuý Hà vào mai nhaaa mami. Thank youuu