Trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

110.Thương nhớ nhà thơ Võ Nguyện

110, Thương nhớ nhà thơ Võ Nguyện





Tham luận tại Đại Hội Hội VHNT Đồng Nai ngày 12/12/2013

PHỔ CẬP TIN HỌC CHO HỘI VIÊN VHNT ĐỒNG NAI, TẠI SAO KHÔNG?

Người viết: VÕ NGUYỆN
Kính thưa quý quan khách!
Kính thưa quý vị Hội viên !

Hiện nay Tin học đang phát triển như vũ bão, càng ngày càng đi sâu vào mọi ngõ ngách củađời sống. Ý thức được điều đókhông những Nhà Nước ta đã phổ cập cho 100% học sinh – sinh viên màcác đoàn thể xã hội cũng không ngừng quan tâm đến việc này. Có rất nhiều lớp Tin học tại các thành phố và có rất nhiều những Xã-những Phường mở lớp phổ cập miễn phí tin học cho quần chúng tại cácđịa phương. Trong đó nhiều nơi mở riêng cho Hội Phụ Lão, Hội phụ nữ (những người không có điều kiện đến trường) được học vào mỗi tối hàng tuần. Một ngày không xa, toàn xã hội sẽ được cập nhật Tin học. Đólà điều chắc chắn.
Thế nhưng nhìn lại Hội ta, một Hội đặc thù về Văn Học Nghệ thuật thì hiện nay còn rất đông Hội viên đang mù Tin học. Đó là một nghịch lý. Nghịch lý không ngờ!
Ngày xưa khi xóa xong mùchữ, nhiều người tiếp cận được với Máy đánh chữ có người đã nói:“Không biết đánh máy chữ cũng như mù chữ một lần nữa”. Đó là nhậnđịnh đúng vào thờ kỳ ấy. Nhưng ngày nay khi Tin Học ra đời thì nhậnđịnh trên hoàn toàn cổ lổ. Mngđin txuất hiện, bao nhiêu tinh hoa thượng vàng hạ cám của nhân loạiđều nằm trong một cái click chuột. Sẽ là không ngoa khi những người biết xử dụng Tin học đều công nhận “Không biết Tin học là không biết gì về thế giới”. Đó là sự lạc hậu còn gấp nghìn lần mù chữ.
Mạng điện tử Tin học là một thành tựu tuyệt vời của thời đại. Không chỉlà những con chữ, tranh ảnh im lặng mà còn cả phim ảnh, âm nhạc sinh động, các trang báo điện tử, các trang Web - blog, giao lưu đối thoại thoả mãn một lúc nhiều nhu cầu của con người trên toàn thế giới.
Không thể liệt kê hết các tính năng của cuốn Tin học vĩ đại này, ở đây chúng ta chỉ chú ý đến lãnh vực văn học. Mà văn học điều cơ bản nhất là đọc và viết.
Về đọc thìhiện nay xu hướng đọc sách điện tử đang lấn lướt cách đọc sách giấy truyền thống bởi sự tiện lợi của nó.Việt Nam hiện chưa có con số thống kê cụthể, song chỉ dựa vào con số thống kê của truyền thông Trung Quốc cũng thấy rõthực trạng này.Theo Tân Hoa xã ngày 23/4/2013 thì tỉ lệ sách giấy và sách điện tử được đọc như sau: năm 2011 là 5/77, năm 2012 là 6/74 quyển. Rõ ràng ưu thếthuộc về sách điện tử gấp mười mấy lần sách giấy. Bạn đọc cho biết đọc sách điện tử xong không cần mua sách giấy nữa. Đặc biệt là đọc báo, người ta có khuynh hướng đọc báo mạng thay cho đọc báo giấy. Điều này có lí do của nó. Sách báo giấy để tốn chỗ, sách điện tử thì không tốn tủ sách chỉ cần một máy vi tính hay ipad là đủ. Sách điện tử giá rẻ hơn sách giấy nhiều. Đọc sách báo mạng có thể tiếp xúc với thông tin nhiều chiều, khác hẳn đọc báo giấy chính thống chỉ có thông tin một chiều. Sách giấy phụ thuộc vào số lượng in, sách điện tử đọc mấy cũng không hết.
Về viết và gởi thì cách viết truyền thống bằng bút mực cũng đang nhường chỗ cho gõ phím. Gõ phím xong thì sao chép ngay hàng nghìn bảng và có thể gởi đi hàng nghìn nơi trên thế giới cũng bằng một cái nhấp chuột. Xa rồi thời kỳ gò lưng viết, rồi thuê đánh máy nhân bản, rồi ra bưu điện mua tem bì, rồi gởi và chờ đợi… Việc in sách thì cũng chậm chạp không kém. Không thiếu những cuốn sách hay,viết lách rất kỳ công, rồi được cả ban thẩm định duyệt tài trợ mà in chỉ vỏn vẹn 500 bản. Năm trăm bản aiđọc ai không giữa hàng tỉ người của thế giới? Chỉ tính riêng ở Việt Nam với 90 triệu dân thì tỉ lệ đó là: 0,00055% (ba số không sau dấu phẩy!). Quả là một con số đáng giật mình.
Việc đọc và viết quả là có một bước tiến dài. Thếmà trong xã hội vẫn còn nhiều người đang “tự sướng” với mớ kiến thức đọc và viết lạc hậu của mình.
Ngày 8/11/2013 tại cuộc góp ý của Ban Văn Học nhàthơ nữ Hồng Phương than thở là các tài liệu của bà gởi qua văn Phòng Hội đều bị thất lạc. Hỏi người này thì chối cho người kia. Nên chăng bắt người nhận phải ký vào sổ để khỏi rắc rối. Ôi, giá như nhà thơHồng phương biết vi tính thì chỉ cần click chuột vào Gmail của Hội là đến ngay. Khỏi cần phải búc xúc mất lòng…
Mà không chỉcó Hồng Phương. Hiện nay riêng trong ban Văn học Hội ta có hơn 60 vịthì trong đó có gần 20 vị (tức vẫn còn gần 30 %) Hội viên mù Tin học. Lấy gì để bảo đảm ngày mai họ không la làng lên khi “gặp sựcố” tương tự.
Nhân đây cũng xin nói là các Hội văn học cùng vùng miền chung quanh ta đều phát triển về Tin Học rất mạnh. Nhiều Hội có trang mạng riêng để đăng tải báo Hội và các sáng tác của Hội viên như trang Web Cửu Long- Bông Tràm...và có rất đông người đọc. Rất tiếc ở Đồng Nai ta không được như vậy. Trang mạng của Hội ta đã bị bỏ bê sau khi hoạtđộng được vài tháng. Không hiểu vì lý do gì nhưng một tín hiệu đáng mừng là BCH mới cũng đã kịp thời biết xử dụng Tin học khi yêu cầu hội viên cho Email để gởi thư mời. Một đốm sáng chăng?
Việc không cótrang mạng của Hội là một thiệt thòi lớn. Thời gian qua Hội ta đãđể trắng vùng đất mới bao la này mà chỉ quanh quẩn với mấy trăm người bạn đọc Văn nghệ Đồng nai, mấy trăm người trong các cuộc triển lãm tranh ảnh. May thay, nhờ có Gác văn của Khôi Vũ cùng các trang mạng cá nhân của Bùi công Thuấn và vài trang tin của báo Đồng naiđiện tử mà người ta mới biết chút đỉnh về văn học Nghệ thuật Đồng Nai.
Cũng phải ghi nhận một điều là trong Hội vẫn có nhiều Hội viên tiến bộ. Nhưng tất cả đều là tự phát. Ngoài một số bloger chuyên nghiệp như Khôi Vũ, Nguyễn công Thuấn, Nguyễn Một thì vẫn còn một số anh chị em khác đang mày mò thử nghiệm. Cóthể kể ra đây như: Lê đăng Khán, Hoàng Đình Nguyễn, Nguyễn Xuân Bảo, Hạnh Vân, Nguyễn Hoài Nhơn,Trần Ngọc Tuấn, Võ nguyện, Đào Sĩ Quang, Thi Đường…Riêng Thi Đường thì hiện nay ít xuất hiện có lẻ do việc văn phòng ở Hội chiếm hết thời gian chăng? Trong đó đáng biểu dương làNhà thơ Xuân Bảo tuy đã tròm trèm 80 mà cũng tự học rồi chơi blog nhưai. Và gần đây một số trang mạng chuyên về Văn Học Đồng nai như Tiếng quê hương của Lê Thiện Minh Khoa hoặc trang mạng nặc danh Văn Biên Hòa cũng gây xôn xao và có nhiều người tìm đọc.
Kính thưa quý vị Hội viên!
Ngày 20/9/2013, trả lời câu hỏi của Sông Thao, Phóng viên BáoĐồng Nai, chủ tịch Hội NHNT Đồng Nai- Nguyễn Khánh Hòa cho biết: Thời gian qua, tạiĐồng Nai cũng đã có nhiều tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc và nhất là ảnh nghệ thuật đi vào đề tài công nghiệp hoặc phản ảnh xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa tại Đồng Nai và đã đạt được rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trong và ngoài nước…. Tuy nhiên, do việc quảng bá các tác phẩm này còn hạn chế nên công chúng ít biết đến.[1]
Việc “quảng bá tác phẩm còn nhiều hạn chế”thế thì tại sao chúng ta không xử dụng Tin học? Tại sao chúng ta không thể mở lớp phổ cập tin học cho anh chị em Hội viên trong Hội? Tại sao Hội viên Khôi Vũ một mình mà làm được cả trang Văn học Gác Văn 2 kỳ mỗi tháng rồi gởi đến bạn đọc khắp nước mà không hề nhận một đồng ngân sách nào? Tại sao vẫn còn không ít Hội viên ta cứ mũni che tai với Tin học? Vào Hội VHNT tất nhiên là phải biết đọc vàbiết viết, mấy lâu nay điều lệ Hội đều mặc định như thế. Nên chăng chúng ta cũng phải mặc định đã là Hội viên ngành đặc thù này thìphải biết Tin học?
Cũng xin đừng quá chú tâm về những mặt trái của các trang mạng. Vấn đề nào cũng có 2 mặt. Không thể vì dùng dao có thể sơ ý đứt tay mà ta ra nghịquyết bỏ dùng dao. Mới đây ngày 20/11 Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn bắc Son khi đềcập về giải pháp hạn chế tồn tại của báo chí đã nói: lúa tốt thì không còn cỏdại”. Vậy thì, phổ cập tin học cho Hội viên Hội VHNT Đồng nai, tại sao không?
Kính chúc Đại Hội thành công tốt đẹp.
VÕ NGUYỆN
Hội viên ban Văn Học




  



0,35 GB (2%) trong tổng số 15 GB được sử dụng
Hoạt động tài khoản gần đây nhất: 7 giờ trước
Chi tiết
Đang tải...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét