Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

353. ĐỀ TỪ LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA NGƯ DƯƠNG LÃO NHÂN

 

ĐỀ TỪ LIÊU TRAI CHÍ DỊ

Trong tác phẩm Liêu Trai Chí Dị của nhà văn Bồ Tùng Linh (Trung Quốc), đầu sách có một bài Đề từ của Ngư Dương lão nhân*:

Cô vọng ngôn chi, cô thính chi,

Đậu bằng qua giá, vũ như ty.

Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,

Ái thính thu phần quỷ xướng thi**

Tạm dịch nghĩa:

Nói lời lảm nhảm (mà vui), nghe lời lảm nhảm (mà vui)

Mưa (đêm) dệt như màn mưa tơ trên giàn đậu giá dưa

Giọng đời đã chán ngấy không muốn nhắc tới nữa

Chỉ thích nghe quỷ dưới mộ mùa thu ngâm thơ

Tản Đà đã dịch:

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi!

Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi.

Chuyện đời hẳn chán không buồn nhắc,

Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.

**Theo bản sao hiện còn thì đây là chữ thì nhưng nhà xuất bản vẫn giữ nguyên để khớp với lời dịch của Tản Đà.

 ***

Bài thơ quá hay khiến hơn trăm năm nay ở nước ta đã có nhiều bản dịch ra quốc ngữ, trong đó có lẽ bản dịch của Tản Đà là được nhiều người biết đến. Tản Đà dịch câu thứ nhất thật tuyệt vời, không có cách nào dịch hay hơn. Song có nhiều nhà túc nho cho rằng hai câu thứ 2 và thứ 4 không đạt.

Đây là một số bản dịch khác:

Bản Vũ Hoàng Chương:

Nói bứa bừa đây nghe bứa bừa

Dây dưa giàn đậu phới tơ mưa

Giọng đời chán ngấy người lên được

Tiếng quỷ mồ thu hát thấy ưa

Bản Đào Trinh Nhất:

Cứ nói tràn, cứ ngâm tràn

Đêm qua thánh thót trên giàn đậu, dưa

Chuyện đời đã ngán xưa giờ

Thích nghe ma quỷ dưới mồ ngâm thơ

Bản Nguyễn Tôn Nhan:

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi

Giàn dưa lất phất giọt mưa rơi

Chuyện đời chán ngấy không thèm nhắc

Mộ vắng nghe ma đọc mấy lời

Bản Nguyễn Đăng Ngọc:

Nói láo mà chơi! Nghe láo chơi

Giá dưa, giàn đậu, sợi mưa rơi

Chuyện đời bàn mãi đà chán ngắt

Mồ thu thơ quỷ đọc mấy lời

Và còn một số bản dịch khác nhưng đều không đạt nên tôi không ghi vào đây.

Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh được liệt vào hàng kiệt tác trong văn học cổ điển Trung Hoa, sau Tứ Thư (Đại học, Trung Dung,Luận Ngữ và Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Tứ sử (Sử ký, Hán Thư, Hậu Hán Thư và Tam Quốc chí), Tứ đại danh tác (Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du ký và Hồng Lâu Mộng),Tứ đại kỳ thư (Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du ký và Kim Bình Mai), Ngũ đại truyền kỳ (Kinh Thoa ký, Bạch Thố ký, Bái Nguyệt Đình, Sát Cẩu ký và Tỳ Bà ký), Lục tài tử thư (Nam Hoa kinh, Ly Tao,Thủy Hử, Sử ký, Đỗ Thi và Tây Sương ký).

Và những cuốn khác gồm Tam Tự kinh, Nhị Thập  Tứ sử,Nho Lâm Ngoại sử và Liêu Trai chí dị.

Bài Đề từ vỏn vẹn chỉ có 4 câu, 28 chữ, thất ngôn tứ tuyệt nhưng có thể nói rằng đã làm giá trị của Liêu Trai chí dị tăng thêm bội phần. Số người thích thú không phải là ít. Cũng có nhiều người nhầm cho rằng đó là thơ của Bồ Tùng Linh

Một số nhà thơ Việt Nam đã lấy cảm hứng từ bài Đề từ này để sáng tác như Vũ Hoàng Chương (bài Tình Liêu Trai), Đông Hồ (bài Đêm lại Liêu Trai) và nhiều người khác như Đinh Hùng…

*Chú thích: Ngư Dương Lão Nhân tức Vương Sỹ Trinh, tự là Di Thượng, hiệu Nguyễn Đình, biệt hiệu Ngư Dương Sơn Nhân, người đất Tân Thành, sống cùng thời với Bồ Tùng Linh, đậu tiến sĩ, làm quan đến thượng thư, là một nhà thơ nổi tiếng một thời vế phong cách trữ tình, hoa lệ.

                                                                       Bên bờ Phước Long Giang, ngày 12/8/2017

                                                                                 Nhà thơ Xuân Bảo

 

 

352. NHỚ NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945

 

Ngày 19 tháng 8 là ngày Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Vài lời phi lộ: Tôi không muốn dùng các từ ngữ: Khởi nghĩa, Cướp chính quyền trong những ngày tháng 8 năm 1945. Bởi vì, trên thì vua Bảo Đại giải tán Nội các Trần Trọng Kim và xuống chiếu Thoái vị, dưới thì từ chính quyền các tỉnh, huyện, xã đều như rắn mất đầu, ngồi chờ Việt Minh và tiếp thu chính quyền. Vì vậy, cho nên nên lấy ngày mùng 2 tháng 9 là Ngày Tuyên bố độc lập thì sát nghĩa hơn, Còn Cách mạng Tháng 8 là để ghi nhớ thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam khi trên mảnh đất hình chữ S này không còn phong kiến, không còn thực dân!

Một chế độ dân chủ cộng hòa ra đời.

1.Ở triều đình. Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương, đánh dấu thời kỳ đô hộ của Phú-lang-sa đến đây là hết.Tính ra, từ ngày 1 tháng 9 năm 1858,Pháp cùng Tây – ban – nha nổ súng chiếm Đà Nẵng đến ngày 9 thảng 3 năm 1945, thực dân Pháp đã đô hộ nước ta 87 năm, 5 tháng 9 ngày.

Sự thực, sau ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi chính phủ Trần Trọng Kim tan rã thì các cơ quan công quyền từ triều đình cho đến làng xã, tổng, huyện, phủ, tỉnh như rắn mất đầu, không có ai đến nhiệm sở. Hơn nữa, hệ thống thông tin liên lạc, chủ yếu chạy công văn giấy tờ (trát, sức…) đều chạy bằng đôi chân. Từ trên triều đình xuống làng xã hầu như đứt đoạn.

2.Ở cơ quan công quyền tnh, phủ, huyện.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945, một cuộc mitting lớn được tổ chức trước cổng tòa công sứ Pháp (lúc này do bọn Nhật chiếm đóng). Và sau này là trụ sở của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Trị.

Thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa, ông Trần Hữu Dực trịnh trọng tuyên bố thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh, xóa bỏ chính quyền cũ. Sự thực thì cái gọi chính phủ  của thủ tướng Trần Trọng Kim đã tự xóa tên mình cũng trong ngày 23 tháng 8, chấm dứt Đế quốc Việt Nam, khởi đầu ngày 11 tháng 3 và kết thúc vào ngày 23 tháng 8 năm 1945, sau 5 tháng 6 ngày.

Trong ngày này (23-8-1945), Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Trị đã ra 2 Quân lệnh. Quân lệnh số 1 phát đi lúc 10 giờ sáng, có nội dung: “Tất cả lực lượng vũ trang chiếm đóng hoặc dự bị, kể cả lực lượng hỗn hợp giữ nguyên tại chỗ. Người và vũ khí không được thay đổi, di chuyển cho đến khi có lệnh mới”. Và sau 2 tiếng, tức lúc 12 giờ trưa, Quân lệnh số 2 đước phát đi với nội dung: “Mở cuộc đăng ký tuyển quân, cấp tốc thành lập Chi đội Giải phóng quân với tổng số 1.500 chiến sĩ, kể cả một số đơn vị trực thuộc như thông tin, quân y, quân nhu”.

3, Ở làng xã.

Làng Thượng Phước lúc này trên danh nghĩa vẫn còn lý trưởng. Ông tên là Bùi Hữu Đạt, vì kiêng húy nên dân làng thường gọi là ông xạ Đợt (xã: tiếng Quảng Trị nói thành xạ). Tôi còn nhớ rõ hình ảnh mụ Khả, em gái ông Bụi, cầm lá cờ đỏ sao vàng. Cờ được mắc trên một cây hóp dài, dẫn đầu đoàn người trong thôn đi biểu tình, vòng quanh làng qua các kiệt. Bọn trẻ chúng tôi chạy theo đoàn và cũng hô vang “Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

 Đoàn người theo ông Việt Minh Bùi Hồng Sa đến nhà ông Bùi Hữu Đạt, thường gọi là xạ Đợt. Ông xạ Đợt bình tĩnh giao cái triện lại cho ông Bùi Hồng Sa. Còn các huyện đường, phủ đường thì Việt Minh ung dung vào chiếm giữ. Và quần chúng được huy động tham gia biểu tình thị uy, biểu dương thanh thế cách mạng trong ôn hòa. (Tôi nhấn mạnh-XB)

Ba chiến sĩ tiền khởi nghĩa là những người cộng sản đầu tiên gồm Bùi Hồng Sa, Lê Luyện và Nguyễn Minh Tự chính thức ra mắt dân làng. Chính quyền mới do Ban Chủ nhiệm Việt Minh điều hành.

Cách mạng Tháng 8  thành công không một tiếng súng!

Bên bờ Phước Long Giang, sáng 19/8/2021.

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

351. NHỚ BUNG SUKARNO6 VÀ BÀI HÁT VUI XING XING XÔ

 

 NHỚ BUNG SUKARNO VÀ BÀI CA VUI XING XING XÔ.

                    Hồi ức của nhà thơ Xuân Bảo.

Hôm nay, 17/8 Nam Dương quần đảo tuyên bố độc lập!

Ngày trước Việt Nam ta thường dùng những từ phiên âm các nước Á Châu như Nam Dương quần đảo, bây giờ gọi là Indonésia, Mã Lai là Malaysia, Tân-gia-ba là Singapore, Myanmare -Miến Điện là Diến Điện, Thái Lan là Xiêm La...

Cách mạng Dân tộc Indonesia hoặc Chiến tranh Độc lập Indonesia là một xung đột vũ trang và đấu tranh ngoại giao giữa Indonesia và Đế quốc Hà Lan, và một cách mạng xã hội nội bộ. Cách mạng được cho là bắt đầu từ Tuyên ngôn độc lập Indonesia năm 1945 và kéo dài cho đến khi Hà Lan công nhận độc lập của Indonesia vào cuối năm 1949.

Tuyên bố độc lập

Dưới áp lực từ các tổ chức cấp tiến và pemuda ('thanh niên') chính trị hóa, Sukarno và Mohammad Hatta tuyên bố Indonesia độc lập vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ngày sau khi Thiên hoàng Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Ngày tiếp theo, Ủy ban Quốc gia Trung ương Indonesia (KNIP) bầu Sukarno làm tổng thống, và bầu Mohammad Hatta làm phó tổng thống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Indonesia vào ngày 27 tháng 2 - 8 tháng 3 năm 1959 và Tổng thống Sukarno đến thăm Việt Nam 3 tháng sau vào ngày 24 - 29 tháng 6 năm 1959.

Thành đoàn Thanh niên Hà Nội đã tổ chức một đêm Ca-Múa-Nhạc chào mừng Tổng thống Sukarno đến thăm Việt Nam tại Nhà hát Nhân dân (Nhà Đấu xảo cũ). Có sự tham gia của các nghệ sĩ Nam Dương quần đảo. Tôi nhớ nhưng bài hát Nam Dương có Con ếch xanh, Nam Dương yêu dấu...và nhất là bài hát vui Xing xing xô.

 

                  

MỘT THOÁNG BALI

                                                Ký sự

Chiếc máy bay Boeing 777 của hàng không Singapore đưa chúng tôi đi từ sân bay Tân Sơn Nhất, sau một giờ hai tám phút đã đáp xuống sân bay Changi – một sân bay hiện đại nhất châu Á.

 

Sau ba tiếng đồng hồ chờ quá cảnh, chúng tôi lại lên máy bay nhằm thẳng phương nam để tới thủ phủ Denpasar của Bali.Đoạn bay này dài 1672 km, toàn bay trên biển. Ở độ cao gần 10 nghìn mét, từ khung cửa sổ máy bay nhìn xuống chỉ thấy những đám mây trắng xốp như bông và màu xanh nước biển. Máy bay bay hơn hai giờ mới hạ cánh.

Máy bay đáp xuống  phi trường lúc 19 h, giờ địa phương, sớm hơn múi giờ Việt Nam một tiếng. Thành phố Denpasar đã lên đèn. Sân bay có rất nhiều máy bay cánh quạt cỡ nhỏ cho đường bay nội địa và cũng có đủ đường băng cho những loại máy bay phản lực cỡ lớn như Boeing 777, Air Bus…hạ cất cánh. Chạy dài suốt mặt tiền nhà ga trung tâm này là dòng chữ: BANDAR UDARA NGURAH RAI BALI. Người Bali dùng quốc ngữ của mình ( một thành tựu hơn 300 năm khai hóa của người Hà Lan ).Nếu dịch ra tiếng Pháp thì là NGURAH RAI INTERNATIONAL AIRPORT ( Sân bay quốc tế Ngurah Rai).Ngurah Rai là một vị anh hùng dân tộc của Indonesia.

                            Indonésia là một đất nước có tới ba nghìn hòn đảo. Có mấy trăm đảo chưa có người cư trú.Bali là một trong 33 tỉnh của Indonésia, nằm phía cực tây của quần đảo Nusa Tenggara, nằm giữa đảo Java về phía tây và đảo Lombok về phía đông.Diện tích là 5632 kilômét vuông và dân số hơn 3 triệu người. Dân tộc bản địa, người Bali chiếm 89%. Tôn giáo chính là đạo Hindu, chiếm 93,18%. Các tôn giáo khác chỉ không đầy 8% gồm Phật giáo 0,64%, Kitô giáo  0,72%, Đạo Tin lành o,66% và Hồi giáo 1,79%.

                              Hình thế Bali gần giống như một con cá, đầu chúc về phía đông, đuôi ngửng lên ở phía tây. Ngọn núi Agung có độ cao 3142 mét như con mắt của đảo.Tây Bali có Vườn Quốc gia mang tên West Bali National Park, chiếm một phần ba diện tích toàn đảo.Bali có rất nhiều núi lửa: Núi lửa Bromo,Semeru và klamari. Những núi lửa thôi phun trào để lại những cái hồ tuyệt đẹp. Dân cư Bali sống vòng quanh đảo, nơi có nhiều bờ biển và chủ yếu làm nghề khai thác thủy sản biển. Núi rừng còn mang nặng tính hoang sơ và rừng nguyên sinh hầu như nguyên vẹn. Với chiều dài 300 năm đô hộ, thực dân Hà Lan cũng chỉ mới khai thác rừng với nguồn nguyên liệu đinh hương là chủ yếu. Và cái được của người dân Indonésia là có chữ viết bằng mẫu tự la-tinh. Ngày 17 tháng Tám năm 1945, cách mạng Indonésia lật đổ chế độ thực dân Hà Lan và tuyên bố độc lập.

                              Người anh hùng dân tộc Sukarno tên là Kusno Sosrodihardja sinh ngày 1-6-1901 và mất ngày 21 -6-1970.Ông được nhân dân Indonésia tôn vinh gọi là Bung (Anh cả).Ông làm tổng thống đầu tiên từ năm 1945 cho đến năm 1967. Trong chuyến thăm chính thức của Bác Hồ tới Bandung, tổng thống Sukarno đã có một sự trọng thị rất đáng nể và rất cảm động. Ông đã tự tay che dù cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và gọi Bác là Bung Ho.                                                                        

                             Có thể nói, Bali là là một xứ sở của đền đài. Lịch năm Hindu chỉ có 210 ngảy thì có tới 198 ngày là ngày lễ. Nhà dân có đền riêng. Làng xã có đền của làng xã, quận huyện có đền của quận huyện. Bali có tới 20 nghìn ngôi đền.

                             Chúng tôi đến đây đúng vào dịp Tết cổ truyền của người Bali. Khắp mọi nơi treo đèn kết hoa. Đáng chú ý là nơi nào cũng thấy những con rồng kết bằng tàu và lá dừa. Indonésia  là vương quốc của dừa! Trên ngọn là đầu rồng, thân rồng là toàn bộ cành dừa uốn cong mình xuống như đang bay lượn giũa không trung bao la của trời biển. Tôi bất giác nhớ về  những năm đầu mới giải phóng thủ đô – Tôi nhớ Đoàn Nghệ thuật Indonésia sang thăm và biểu diễn tại Hà Nội. Và nhớ đến bài hát Xing xing xô âm điệu dạt dào như sóng biển. Tôi nhớ bài hát Nam Dương yêu dấu và đã từng hát:

                                      …Quê hương Nam Dương nằm nghe tiếng sóng reo quanh…

                             Chúng tôi được bố trí ở tại một resort trong vịnh nhỏ Benoa Harbour. Nhìn vào bản đồ,cái thành phố nhỏ này giống như cái bụng cá của Bali. Bali được mệnh danh  là một trong những hòn đảo có nhiều bãi biển đẹp, là đảo Thiên đường xanh, là viên ngọc bích, là đảo Thần có thể sánh với Hawai. Người nước ngoài, nhất là Australia đổ xô đến đây để đầu tư khai thác du lịch. Có rất nhiều Restaurant của nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…Họ đến mang theo ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.

                             Bali nổi tiếng vì có nền nghệ thuật phát triển cao, bao gồm các ngành điêu khắc, hội họa, ca vũ nhạc…Nghề truyền thống của Bali là nghề thuộc da và nghề dệt vải cổ truyền. Nhiều sản phẩm từ da thuộc, từ vải… rất đẹp và tinh xảo.

                             Bali thờ Thần lúa Dewi sri Ubud. Họ cũng có ruộng bậc thang như ở miền Tây Bắc Việt Nam. Tượng Hải thần (Thần Biển cả) nằm giũa trung tâm thành phố hết sức hoành tráng và mỹ lệ. Đây là niềm tự hào của Bali.Đền Tanak Lot thờ Hải thần nằm trên một hòn đá to trồi lên khỏi mặt biển hết sức xinh đẹp, cách trung tâm thành phố 45 phút ôtô. Nó na ná như đảo nhỏ Chùa Bà ở Vũng Tàu.Triều lên thi ra đảo bằng thuyền. Nước xuống thì lội bộ. Đây là nơi bà Mégawati Sukarnoputri, con gái của  cố tổng thống  Sukarno – người đã kế nghiệp cha làm tổng thống Indonésia một nhiệm kỳ. Bá  đã cho dựng bia kỷ niệm danh thắng này.

.  

Đền Tanalot

 

 

 

                             Đến Bali mà không ra thăm đảo Nusa Lembongan là một thiệt thòi lớn.Chúng tôi lên tàu Bounty Cruise, một loại tàu chở khách 5 sao. Chỉ mấy chục phút tàu đã cập bến. Tại đây có đủ trò chơi biển: lướt ván, lặn biển, dù bay, trượt nước…Ngay tại trên bờ  bến cảng có một nhà hàng lớn. Đó là Restaurant Beach Club. Các món ăn ở đây rất ngon bởi vì hải sản toàn là còn đang tươi sống do những ngư dân của đảo đánh bắt giao ngay trong ngày. Kiểu thưởng thức do nhà hàng chế biến là kiểu barbecue – nướng –tôm nướng, cá nướng, mực nướng và các loài nghêu sò ốc hến cũng nướng.Sau dùng bữa thực khách được ăn tráng miệng bằng trái cây Sala. Sala là đặc sản của Bali, khi chin có vỏ màu nâu, múi màu trắng, nhai nghe sần sật. Bởi vậy khi về, ai cũng mua dăm ba ký về làm quà.

                             Đảo Lembonga có làng nghề chuyên trồng rong biển xuất khẩu. Đứng trên cao nhìn xuống một vịnh nhò. Đáy toàn cát trắng làm nổi lên những ô trồng rong. Cũng vuông vắn như những thửa ruộng lúa trên đất liền, nhưng không có bờ vùng bờ thửa mà chỉ là những đoạn cây rừng khá thẳng được buộc chặt vào nhau và neo xuống biển để phân chia diện tích cho từng hộ. Dân tự sắp xếp lấy đáy biển riêng của mình, nhưng không bao giờ nhầm lẫn, không có tình trạng lấn chiếm của nhau. Nhìn những người dân thu hoạch rong mà thấy thương. Họ chèo thuyền ra vịnh, đúng nơi “ khu ruộng rong” của mình, neo thuyền lại và lặn xuống, vớt lên cho vào thuyền. Phân loại  cọng già để riêng, cọng non đem phơi khô. Rong tươi màu nâu đến khi khô chuyển sang màu trắng. Cứ 10 ký rong tươi thì được 1 ký rong khô. Giá 1 ký rong khô là 12 rupiad, bằng 24 nghìn đồng tiền Việt. Có nhiều vị mua rong đem về Việt Nam. Tôi lại nghĩ đến con số 3200 km bờ biển nước ta. Và nghề trồng rong chưa thật sự đem lại nguồn lọi lớn cho quốc gia?!Mấy đứa cháu tôi thường mua rong khô Hàn Quốc ở siêu thị, giá khá đắt, trong khi rong biển Việt Nam cũng có bán đầy ở các chợ ven biển nhưng it người mua?

                                                                   ***

                              Tôi được mời tham gia đêm Gala Dinner tại bờ biển trong khuôn viên của resort  Grand Mirage. Tôi đã đọc hai bài thơ ngắn: Chào em, cô gái Bali và Đứng trước biển. Các ca sĩ Bali hát những bài hát đặc trưng của xứ sở Thiên đường xanh. Phần nhiều là dân ca nghe rất êm ái và thiết tha.Nhiều trò chơi dân gian được biểu diễn, đem đến cho du khách những giây phút rạo rực khó quên.

                             Tạm biệt Bali nhé! Hẹn gặp lại!

Nhà thơ Xuân Bảo.

Bài đăng nhân Kỷ niệm Ngày Độc lập của Nam Dương quần đảo 17/81945 – 17/8/2021.

                                                                           Nhà thơ  Xuân Bảo

            

 

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

350. 2 bài Một sự trùng lặp và Nobel Faukner -Nắng Tháng 8.

 

File mới- NHỚ GÌ GHI NẤY – TỪ 5/8/2021

 

MỘT SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ.

Bài đăng lại, ngày 13/8/2021.

 

Ngày 11 tháng 8 vừa qua, 2 nhà trí thức Việt Nam qua đời. Đó là nhạc sĩ Tô Hải và nhà báo Bùi Tín. Nhạc sĩ Tô Hải, tên đầy đủ là Tô Đình Hải, quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, sinh tại Hà Nội ngày 24/9/1927. Nhà báo Bùi Tín, tên đầy đủ là Bùi Thành Tín, Thành Tín cũng là bút danh, quê xã Liên Bạt, Hà Đông, sinh tại cố đô Huế ngày 29/12/1927, thân sinh là cụ Bùi Bằng Đoàn (1889–1955) là Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933-1945), Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I (1946–1955).

Hai người này đồng tuế, cùng thọ 91 tuổi, cùng vào đảng CSVN và cùng ly khai. Lại cùng mất một ngày (11 tháng 8 năm 2018). Nhạc sĩ Tô Hải mất tại Việt Nam. Nhà báo Bùi Tín mất tại Paris.

Tôi có những kỷ niệm với 2 vị này. Với nhạc sĩ Tô Hải, tôi nhớ hồi năm 1954, các đơn vị bộ đội địa phuơng của 2 Tỉnh đội Quảng Trị và Thừa Thiên tập kết ra Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chúng tôi được bố trí ở nhà dân tại làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi đã được phái đoàn của chính phủ về thăm. Tôi nhớ, trong đoàn có Bộ trưởng không bộ Bồ Xuân Luật, có bà Hà Thị Quế, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có ông Lê Nam Thắng, tư lệnh Khu IV và vài vị khác. Trong đoàn có nhạc sĩ Tô Hải, lúc này đang là Trưởng đoàn Văn công Liên khu IV. Đoàn về, nhạc sĩ Tô Hải ở lại với bộ đội chúng tôi và dạy chúng tôi bài hát Trên đồi Him Lam. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Lời bài hát có 3 đoạn như sau:

1.Hôm qua đánh trận Điện Ɓiên

Ϲhiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào

Đột phá, tiêm đao tiến đánh vào.

Đi mở đường thắng lợi ba tháng đổ mồ hôi ta tới đâу

Quуết diệt cho hết quân thù.

Ϲhúng ta dốc lực, sức ta lớn mạnh mau, dồn lũ chúng nó xuống vực sâu.

Ở đâу chúng ta không quên

Quê hương kia ruộng đất thân уêu đang chờ đợi

Đoàn quân đã đi là thắng

.

2: Hôm qua pháo nổ Điện Ɓiên

Lá cờ quуết thắng cầm trong taу ta tiến vào

Ɓộc phá nhắm lô-cốt đánh vào.

Khi mở “đột phá khẩu” máu đã đổ vì dân ta nhắc câu

Máu đổ ta tưới luống càу.

Ϲăm thù lũ giặc quуết tâm ta vượt lên nợ máu chúng baу phải trả ngaу.

Ở đâу chúng ta không quên bao anh em đồng chí hу sinh trong trận nàу

Ɲguуện câu quуết tâm ta phải thắng.

3. Hôm naу thắng trận đầu tiên

Xác thù ngã xuống đồi Him Lam

Ta cắm cờ đường mới chúng ta kéo pháo vào.

Qua nhọc nhằn gian khổ ta thấu tỏ lòng dân ta tới đâу góp lực để thắng trận nàу.

Tin về thắng trận Ɓác Hồ rất mừng vui đồng lúa thắm tươi lại càng vui

Ɲgàу naу chiến công vinh quang đem dâng lên tổ quốc thân уêu đang đợi chờ.

Điện Ɓiên chúng ta sẽ toàn thắng.

 

Và sau đó mấy năm, ở Hà Nội, sinh viên trường Đại học Bách khoa đã dàn dựng bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của nhạc sĩ Tô Hải. Đây là bản hợp xướng hay nhất của thời kỳ đó. Nhạc sĩ có đến 6 bản hợp xướng gồm: Hải Phòng rực sáng biển Đông, Sẵn sàng bắn, Lời Tổ quốc. Hẹn mùa mười tấn năm sau, Buồn vui và khát vọng. Và Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy. Lời bản hợp xướng này làm lay động lòng người bởi tính hoành tráng và thức dậy tình yêu quê hương tha thiết. Tôi còn nhớ bản hợp xướng có 4 chương gồm: Chương I: Larghetto Sustenuto; Chương II: Moderato Marcato; Chương III: Adagio Expressivo; Chương IV: Allegro con spirito.

Chúng tôi thích nhất là Chương III.

Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi

(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)

Ngó trông xa xa tận phía chân trời

(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)

Quê hương yêu dấu bao người chờ trông

(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)

Những đêm trăng rằm tiếng ca vang lừng

cùng người xa vắng đập lúa dưới trăng

Giờ này ở nơi xa xôi biên giới

Hát vang lời ca thiết tha yêu đời

Sông kia núi đó như giục lòng ta

Khó khăn mau vượt có chi thắng được tình yêu quê hương

Ngàn đèo ngàn non ngàn sông ngàn suối

(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)

Bước đi muôn nơi càng yêu quê nhà

(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)

Ai buông tay hái ngó nhìn trời xa

(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)

Nón nghiêng nghiêng chào thắt lưng hoa đào

Vờn bay trong nắng chiều xuống bên ta

Giờ này ở nơi xa xôi biên giới

Hát vang lời ca thiết tha yêu đời

Sông kia núi đó như giục lòng ta

Giữ yên biên thuỳ cho lòng Tổ quốc tiếng ca vang trời.

Kỷ niệm với nhà báo Bùi Thành Tín. Năm 1979, có một lần tôi đến Tòa soạn báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống Hà Nội và gặp anh ở đó. Anh cho tôi cuốn sách nhỏ Sài Gòn trong ánh chớp ch của lịch sử. Cuốn sách này giúp tôi có tư liệu tham khảo để viết những bài báo về Chiến dịch Hồ Chí Minh như bài Một mũi tiến công về Sài Gòn và nhiều bài khác.

Cuối năm 1990, tôi thật sự ngỡ ngàng khi hay tin anh xin tỵ nạn chính trị ở Pháp! Biết làm sao được?

Bên bờ Phước Long Giang, những ngày mưa buồn tháng 8.

Nhà thơ Xuân Bảo..

 

 

 

NẮNG THÁNG TÁM CỦA WILIAM FAULKNER-GIẢI NOBEL VĂN HỌC

Vài nét lịch sử Giải Nobel Văn học

Trao giải lần đầu là vào năm 1901. Đến năm 2017, đã có 114 giải thưởng Nobel Văn học đã được trao. Sau khi nhận giải Nobel vào năm 1958, người Nga Boris Pasternak đã từ chối giải thưởng. Năm 1964, Jean-Paul Sartre nghĩ rằng mình không muốn nhận giải.

Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel. Theo di chúc của Nobel, giải thưởng được trao bởi Nobel Foundation. Giải thưởng Nobel Văn học đầu tiên được trao tại Sully Prudhomme ở Pháp. Lễ trao giải thưởng được diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel.

Có mười bốn phụ nữ được trao giải Nobel Văn học, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác trong quỹ Nobel. Trong tất cả các năm mà trao giải Nobel Văn học, chỉ có bốn lần được trao cho hai người: (1904, 1917, 1966, 1974). Đã có tám năm không có trao giải Nobel Văn học (1914, 1918, 1935, 1940–1943, 2018). Quốc gia đạt nhiều giải Nobel nhất là Pháp, với 16 giải thưởng, tiếp đó là Hoa Kỳ và Anh với 11

 NẮNG THÁNG TÁM (LIGHT IN AUGUST)-Giải Nobel  năm 1949.

Đầu tháng 8 năm nay, tôi may mắn được nhà văn Trần Nhã Thụy, Trưởng Chi nhánh Nhà Xuất bản Hội Nhà văn miền Nam biếu cuốn sách Nắng tháng Tám (Light in August). Đây là một tác phẩm lớn của nền văn học Hoa Kỳ. Tác giả là William Faulkner, (1897 – 1962) đã được tặng giải Nobel Văn học năm 1949. Và 2 giải Pulitzer năm 1955 và năm 1963. Ông là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20. Những sáng tác của Faulkner gây ảnh hưởng sâu rộng lên văn chương châu Mỹ La-tinh, Pháp, Nga…nếu không muốn nói là toàn cầu.

Hào quang của Faulkner

(Trích theo nhà văn Nhật Chiêu trong bài Hào quang của Faulkner nhân Kỷ niệm 50 năm ngày mất của W. Faulkner và Kỷ niệm 80 năm ngày phát hành Nắng tháng Tám).

 Nắng tháng Tám ra đời năm 1932 là tác phẩm trọng đại của W. Faulkner vào thời kỳ mà ông ném ra toàn kiệt tác, sau Âm thanh và cuồng nộ (1929), Khi tôi nằm chết (1930) và Absalom, Absalom! (1936).

Chen giữa những tác phẩm tân kỳ và phức tạp ấy, Nắng Tháng Tám dường như dễ đọc hơn, cho dù nó dài hơn 20 vạn từ! Nghệ thuật kể chuyện qua nhiều điểm nhìn, qua những làn sóng ý thức ở những kiệt tác trước đã lắng đi ở Nắng tháng Tám.

Nhưng không phải vì vậy mà tiểu thuyết này đơn giản hơn những bộ kia. Đây là hào quang của những gương mặt người. Và bao nhiêu chân dung là bấy nhiêu tính cách. Vẫn là những đối thoại đa thanh, những đối truyện đa thể, những độc thoại nội tâm đa đoan, những đảo chuyển thời gian đa tuyến và vô số suy tưởng đa nghĩa.

Màu da, giới tính, thiên nhiên, thành phố, tôn giáo, thế tục, cá nhân, cộng đồng va chạm và tương tác liên tục trong ánh sáng và bóng tối được Faulkner thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa rực rỡ vừa thâm u, đầy ẩn nghĩa và sinh khí. Như thứ ánh sáng đầu thu kỳ diệu ở Mississippi. Như sự hoài thai và sinh nở.

Tám mươi năm nay, trong lòng độc giả, Nắng tháng Tám chính là hào quang của William Faulkner…

Các lời bình:

“Nói rằng Nắng tháng Tám là một màn trình diễn ấn tượng thật chẳng phải nói quá chút nào…Faulkner không chỉ tích hợp trong cuốn sách này thứ văn phong quyến rũ của sức mạnh và cái đẹp; ông còn cho phép một vài nhân vật của mình nếu không phải là nhân vật chính, thỉnh thoảng được quyền hành động vô cớ,  nằm ngoài những khuôn mẫu xã hội…Nghĩa là, Faulkner tự cho mình lý lẽ và sự thương cảm đối với hệ thống trong thế giới của ông”.

 (Spectator)

“Quyển sách như rực lửa với sự phẫn nộ dữ dội trước bạo lực, sự ngu ngốc và lòng kiêu hãnh – một quyển sách tuyệt vời”.

 (Arnold Bennett)

“Faulkner có một sức sáng tạo không mệt mỏi, trí tưởng tượng phong phú, và ông thường viết như một thiên thần”.

    (Nhà văn Nhật Chiêu)

Nắng tháng Tám của William Faulkner thực sự là tinh hoa văn học của nhân loại. Trong đó số phận của CON NGƯỜI thật là vĩ đại. Macxim Gorki đã đề cập đến CON NGƯỜI trong lời tựa 27 mẩu chuyện nước Ý. “Chúng ta trìu mến chăm sóc hoa cỏ. Chúng ta yêu say mê nhiều thứ khác như hoa, nhưng chúng ta chưa chú ý đầy đủ đến việc săn sóc tâm hồn, săn sóc trái tim CON NGƯỜI. Chúng ta phải tập làm việc đó, vì dù cho cái xấu xa bề ngoài đó, CON NGƯỜI chẳng phải vẫn là cái gì vĩ đại nhất trên trái đất này hay sao?”.

Ở Faulkner, chúng ta lại thấy nhà văn đề cập đến CON NGƯỜI, ông nói: Con người bất tử, không vì giữa muôn loài, nó có tiếng nói không bao giờ tắt, mà chính vì nó có một tâm hồn, một tinh thần biết đồng cảm, hy sinh và chịu đựng. Bổn phận của nhà thơ, nhà văn là viết về những điều đó.

 (Nhà thơ Xuân Bảo)

 ***

Biệt lệ.

 W. Faulkner được chọn cho giải năm 1949, nhưng Ủy ban Nobel chỉ loan báo vào tháng 11 năm 1950. Ông đã đọc một bài diễn từ khi nhận giải vào tháng 12 cùng năm. Còn giải Nobel văn chương năm 1950 thì được trao cho triết gia người Anh, huân tước Bertrand Russell. Như vậy trong năm 1950 có 2 nhà văn nhận gỉaỉ cùng lúc cho 2 năm khác nhau.

Diễn từ nhận giải Nobel của W. Faulkner

(đọc tại Stockhom ngày 10 – 12 – 1950) Nhà văn Nhật Chiêu dịch

“Tôi cảm thấy rằng giải thưởng này không cho tôi như một con người mà trao cho tác phẩm của tôi – tác phẩm của một đoạn trường và mồ hôi của tinh thần con người, chẳng phải vì danh vọng, chẳng phải vì lợi nhuận mà chỉ dùng những chất liệu của tinh thần con người sáng tạo ra một cái gì mà chưa từng thấy trước đây. Thế nên giải thưởng này chỉ là  của tôi trong một sự ủy thác mà thôi. Cung hiến phần tiền thưởng sao cho xứng đáng với mục đích và ý nghĩa có từ ban đầu của nó thì có khác gì đâu – nhưng tôi muốn theo đó mà dùng giây phút được khen tặng này như một đỉnh cao mà từ đây tôi được các bạn trẻ nam nữ lắng nghe, những người sẵn sàng hiến mình cho niềm xao xuyến và lao khổ tương tự, thế nào trong đó cũng có một người một ngày kia sẽ đứng nơi tôi đứng hiện giờ.

 Bi kịch của chúng ta hôm nay là cùng chung nỗi lo sợ cụ thể, phổ biến kéo dài lâu rồi mà giờ đây chúng ta vẫn còn mang chịu. Không còn những vấn đề tinh thần nữa. Chỉ còn nghi vấn này: Khi nào chúng ta sẽ nổ tan tác đây. Do đó mà các bạn trẻ nam nữ cầm bút hôm nay đã lãng quên những vấn đề của tâm hồn con người đang giao chiến với chính mình, chỉ duy có điều ấy mới làm ra tác phẩm hay, bởi vì chỉ điều ấy mới đáng viết, xứng đáng với lao khổ và mồ hôi.

Phải học lại, phải tự nhủ rằng điều tệ hại nhất trong tất cả mọi người chính là sự sợ hãi; và tự nhủ rằng hãy vĩnh viễn quên đi niềm lo sợ, trong phòng viết chớ có dành chỗ cho điều gì khác ngoài những chân lý và niềm tin muôn đời của tâm hồn, những sự thật phổ quát nghìn xưa mà thiếu chúng thì mọi câu chuyện đều phù phiếm và tiêu ma. Đó chính là tình yêu và danh dự, trắc ẩn và tự hào, đồng cảm và hy sinh. Không như thế thì ta chỉ làm việc trong sự nguyền rủa mà thôi. Và chỉ còn viết về tình dục chứ không phải tình yêu, về những chiến bại mà chẳng ai mất mát chút ít giá trị nào, về những chiến công không có niềm hy vọng, càng không có trắc ẩn tình thương, những băn khoăn không gây nổi ngấn tích nào trên nhân loại, không để lại một vết sẹo nhỏ. Không còn viết về trái tim nữa mà về những hạch tuyến chẳng ra chi.

Chưa ôn lại những điều ấy thì chỉ viết như thể đang đứng lẫn đâu đó chờ đợi sự cùng tận của con người. Tôi quyết không chấp nhận sự cùng tận của con người. Rất dễ nói rằng con người bất tử chỉ vì giỏi chịu đựng, rằng khi tiếng chuông tận thế đã ngân tàn từ mỏm đá cuối cùng vô nghĩa, giữa hoàng hôn đỏ úa cuối cùng không có thủy triều lên, rằng ngay cả khi ấy vẫn còn âm thanh là tiếng nói yếu ớt không tắt của con người. Tôi quyết không chấp nhận điều ấy. Tôi tin rằng con người không chỉ chịu đựng mà hơn nữa sẽ vượt qua. Con người bất tử, không vì giữa muôn loài, nó có tiếng nói không bao giờ tắt, mà chính vì nó có một tâm hồn, một tinh thần biết đồng cảm, hy sinh và chịu đựng. Bổn phận của nhà thơ, nhà văn là viết về những điều đó. Có sứ mệnh giúp con người chịu đựng bằng cách nâng dậy tâm hồn con người, gợi nhớ lòng can trường và danh dự, hy sinh và tự hào, đồng cảm và trắc ẩn, cùng với sự hy sinh đã làm nên vinh quang trong quá khứ của con người. Tiếng nói của thi nhân không chỉ là tấm bia ghi công con người, mà còn là cột trụ giúp con người chịu đựng và vượt qua ”. ( Xuân Bảo nhấn mạnh đoạn kết).

 Bên bờ Phước Long Giang,ngày 11/8/2018

Đăng lại, có bổ sung, ngày 1/8/2021.

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

349.Ông ngoại tôi lâm vào canh phá sản do thực dân Pháp

 

Câu chuyện thứ 2.-(Kỳ 3)- Thời 9 năm ông ngoại tôi lâm vào cảnh phá sản do thực dân Pháp

 

Trịnh Công Sơn có bài hát:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.”

                   Cuộc xâm lăng lần thứ nhất là ngày 1 tháng 9 năm 1858.

Sự thực thì “nô lệ giặc Tây” không tới một trăm năm, kể từ tiếng súng xâm lăng nổ ra trên  bờ biển bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng ngày 01 tháng 9 năm 1858 do liên quân Pháp và Tây –ban- nha gây ra.

Người chỉ huy hạm đội Pháp là Phó Đô đốc Giơnuiy (R. de Genouily), đã từng chinh chiến nhiều năm trên chiến trường Nga và Trung Quốc. R. de Genouily có trong tay 14 tàu chiến và 3000 quân. Ngoài ra trên mặt trận Đà Nẵng còn có 500 quân Tây Ban Nha do đại tá Landarôt (lanzarotte) chỉ huy, mà một số sách lịch sử đã gọi là “liên quân Pháp – Tây Ban Nha”. Quân Tây Ban Nha có mặt trong cuộc chiến tranh xâm lược vì họ cũng bị kích động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh của họ bị Tự Đức sát hại.

Rạng sáng 1-9-1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư, quân Pháp đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình bắn trả, nhưng do vũ khí lạc hậu và không được luyện tập thường xuyên nên kém hiệu quả, không thể ngăn chặn được Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Vũ khí hiện đại đã tạo cho liên quân Pháp-Tây Ban Nha lợi thế ngay từ đầu, các đồn An Hải và Điện Hải (Trà Sơn) bị vỡ, quân triều đình phải lui về Hòa Vang.

Cuộc xâm lăng thứ 2 là vào ngày 23 tháng 9 năm 1945.

 Ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Chỉ 21 ngày sau, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Vậy là, người dân Sài Gòn, người dân Nam bộ chỉ được hưởng không khí độc lập đúng 21 ngày.

Ngày 2-9-1945, Nam bộ tổ chức mít tinh chào mừng Ngày Độc lập. Hơn 1 triệu đồng bào từ các tỉnh, thành phố đã nô nức tề tựu về Sài Gòn để được chào mừng Ngày Độc lập

                  “Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!”.

 

                Kết thúc  hơn 87 năm nô lệ giặc Tây

 

                 Ngày 9 tháng 3 năm 1945, là ngày Pháp bị Nhật hất cẳng khỏi Đông Dương. Tính ra, từ ngày 1 tháng 9 năm 1858 đến ngày 9 thảng năm 1945, thực dân Pháp đã đô hộ nước ta 87 năm, 5 tháng 9 ngày.                                              Thực dân Pháp mất Đông Dương vào tay Nhật Bản. Như thế Pháp chỉ đô hộ Việt Nam chỉ có hơn 87 năm và mấy tháng, mấy ngày.

 

 

Gọi là bản A sửa 19-10-2014         

Xung đột    Đông Dương

Đối phương          Kết quả

Khởi nghĩa Trương Định (1859 - 1864)

Lực lượng Trương Định ở Nam Kỳ

  Đế chế Pháp

Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân

(1859 - 1874)

Lực lượng Nguyễn Hữu Huân ở Nam Kỳ

        

Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực

(1861 - 1868)

Lực lượng Nguyễn Trung Trực ở Nam Kỳ

        

Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873)

Lực lượng Trần Văn Thành ở Nam Kỳ

        

Chiến tranh Pháp-Thanh

(1884 - 1885)

  Nhà Thanh

Hỗ trợ:

        Nhà Nguyễn

          Quân Cờ Đen

  Cộng hòa Pháp

Pháp chiến thắng

        Hòa ước Thiên Tân 1885

        Nhà Thanh công nhận Đại Nam thuộc quyền bảo hộ của Pháp

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Lực lượng Hoàng Hoa Thám ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)

Triều đình kháng chiến Hàm Nghi

Lực lượng Phan Đình Phùng ở Trung Kỳ

Lực lượng Đinh Công Tráng ở Trung Kỳ

Lực lượng Mai Xuân Thưởng ở Trung Kỳ

Lực lượng Tống Duy Tân ở Trung Kỳ

Lực lượng Nguyễn Thiện Thuật ở Bắc Kỳ

Lực lượng Đốc Ngữ ở Bắc Kỳ

Lực lượng Đèo Văn Trị ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Hàm Nghi bị bắt

        Phong trào tan rã

Chiến tranh Pháp-Xiêm (1893)

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Xiêm La thời Nhà Chakri

Pháp chiến thắng

        Lào sáp nhập vào Liên bang Đông Dương

Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ

(1908)        Nhân dân Trung Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Hà Thành đầu độc (1908)

Binh lính và đầu bếp nổi dậy ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

Thất bại

        Quân nổi dậy bị bắt giam và xử tử

Khởi nghĩa N'Trang Lơng (1911 - 1935)

Các bộ lạc Tây Nguyên

         Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Phong trào Quang phục Quân

(1913 - 1925)

  Việt Nam Quang phục Hội

  Việt Nam Quang Phục quân

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Phong trào hội kín Nam Kỳ

(1913 - 1916)

Lực lượng Phan Xích Long ở Nam Kỳ

  Liên bang Đông Dương

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Nghĩa quân Thái Nguyên

         Thất bại

        Khởi nghĩa thất bại

Phú Riềng Đỏ (1930)

  Đảng Cộng sản Việt Nam

         Thất bại

        Pháp đã tiến hành bắt giữ tất cả các lãnh đạo của phong trào Phú Riềng

Khởi nghĩa Yên Bái (1930)

  Việt Nam Quốc dân quân

  Cộng hòa Pháp

          Liên bang Đông Dương

          Nhà Nguyễn

Thất bại

        Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại

        Đảng viên bị Pháp truy nã, giam cầm, lưu đày, hành quyết

Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931)

  Đảng Cộng sản Việt Nam

        Xứ ủy Trung Kỳ

        Tự vệ Đỏ

         Thất bại

        Nhiều cuộc biểu tình tự vệ vũ trang kết hợp yêu sách chính trị, kết hợp đấu tranh bạo động và đấu tranh chính trị nổ ra.

        Cuối cùng bị quân đội Pháp trấn áp và tan rã.

Chiến dịch Đông Dương (1940)

  Quốc gia Pháp

          Liên bang Đông Dương

  Đế quốc Nhật Bản

          Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Thất bại

        Nhật Bản chiến thắng

        Nhật chiếm đóng Đông Dương

 

           QUÊ MẠ PHƯỜNG SÃI

 

                   Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngay 19 tháng 12 năm 1946, nhưng trên thực tế cuộc kháng chiến 9 năm từ ngày Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến Hiệp nghị Jenève 20 tháng 7 năm 1954, kết thúc.

Cuộc Trường kỳ kháng chiến 9 năm- 1945 – 1954

Cuộc chiến đấu Vệ quốc thời 9 năm của Việt Nam là một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là trang bị vũ khí đến tận chân răng: đại bác, xe tăng, tàu bay,súng trường, tiểu liên,trung liên và có đội quân thiện chiến với một bên là gậy tầm vông vạt nhọn, gậy tầy, lựu đạn, súng kíp và gươm giáo. Đội quân này có loại vũ khí vô địch là lòng yêu nước vô bờ bến!

 

Kinh thành Huế, tiếng súng xâm lược lần thứ 2.

Triều đình Hàm Nghi rút khỏi kinh thành, tiếp tục kháng chiến

Theo báo cáo của tướng De Courcy sáng ngày 5 tháng 7 cho Toàn quyền Đông Dương:

"Huế, ngày 5/7 vào lúc 3 giờ sáng. Phái bộ và Mang Cá bị bất ngờ tấn công bởi toàn bộ binh lực của Kinh thành. Toàn thể khu vực của Thủy Quân lục chiến bằng nhà tranh xung quanh Phái bộ đều bị đạn pháo và người đốt cháy. Tòa nhà phái bộ nguyên vẹn. Không có tổn thất gì đáng kể. Không có tin tức gì về Mang Cá là nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 lính Phi châu. Kinh thành bị bốc cháy nhiều nơi; súng lớn và súng nhỏ nổ nhiều. Tôi nhìn theo hướng của hỏa lực, tôi chắc rằng địch đã bị đẩy lui. Tôi bảo vệ được căn nhà tranh đặt điện thoại. Tôi đã ra lệnh cho Hải Phòng đưa quân đóng ở đó vào. Tôi không thấy có gì đáng lo ngại.

De Courcy

Huế, ngày 5 tháng 7 vào lúc 11 giờ sáng".

  

Sáng ngày 23, vua Hàm Nghi rút lui khỏi Huế, xa giá nghỉ ở Trường Thi một lát rồi lên đường đi Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại thu xếp mọi việc. Trưa hôm ấy, ông nhờ Giám mục Caspard đưa ra gặp thống tướng De Courcy, ông Tường được đến trú tại Thương bạc viện và bị đại úy Schmitz coi giữ. Pháp buộc ông ta nội hai tháng phải thu xếp cho yên mọi việc. Ông Tường gửi sớ ra Quảng Trị xin rước Tam cung[về lại kinh thành.

         Với kết quả chiến đấu, kìm chân địch đến ngày 5-2-1947 (50 ngày đêm), quân, dân Thừa Thiên - Huế đã viết nên những trang sử hào hùng về lòng dũng cảm, chí khí kiên cường, tình đoàn kết trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.

         Đúng 2 giờ 30 phút ngày 20-12-1946, sau hàng loạt phát đại bác bắn vào các vị trí tiền tiêu của địch ở Mo-rin, chiến dịch Huế mở màn. Quân ta đồng loạt nổ súng tiến công vào các cứ điểm địch; Nhà máy Điện Huế bị điểm hỏa, toàn bộ điện thị xã Huế bị cắt, bọn Pháp chìm trong bóng tối cố thủ. Các mũi tiến công của ta chia cắt địch không cho chúng co cụm đối phó. Phía Bắc cầu Trường Tiền, cầu Giả Viên bị phong tỏa, cắt đứt; phía Tây và Tây Nam cầu Ga, cầu Bến Ngự, Phú Cam, Lò Rèn, An Cựu... bị khóa chặt. Toàn bộ quân Pháp bị nhốt lại ở khu Tam Giác (Nam sông Hương).

 

Thừa Thiên - Huế bao vây, tiến công địch 50 ngày đêm

        Ngày 28-1-1947, quân Pháp từ Đà Nẵng đánh ra, chúng dùng 8 ca nô đổ bộ vào khu vực Lăng Cô. Ngày 29-1-1947, địch tấn công Truồi, đổ bộ cửa Tư Hiền. Quân và dân các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy phối hợp với Tiểu đoàn 18 của Chi đội Trần Cao Vân chặn đánh địch quyết liệt, không cho chúng giải vây cho quân Pháp ở Huế. Trong 16 ngày hành quân, trên đoạn đường chưa đầy 60km, hàng trăm tên địch bị ta tiêu diệt thì quân Pháp mới đến được Huế để giải vây đồng bọn.

          Ngày 5-2-1947, địch từ ba mặt Thuận An, Thanh Thủy, Bãng Lãng đánh vào Huế. Quân địch từ bên trong đánh ra cung An Định, trường Việt An, ga Huế. Ngày 6-2-1947, quân địch bên ngoài và bên trong gặp nhau.

           Tính đến ngày 5-2-1947, quân và dân Thừa Thiên - Huế đã bao vây địch suốt 50 ngày đêm trong thành phố Huế.

 

Quảng Trị đi vào cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm

 

Ngaỳ 12 tháng 2 năm 1947, Pháp chia 2 mũi tiến công nống chiếm Quảng Trị. Mũi thứ nhất từ Huế ra với hàng ngàn bộ binh, máy bay và xe tăng, đại bác. Và mũi thứ hai cũng được trang bị vũ khí hiện đại từ Savanakhet , Lào xuống Đông Hà. Đến 15 giờ cùng ngày  thì chúng hội quân tại thị xã Quảng Trị.

Như vậy, dân Quảng Trị được hưởng độc lập từ ngày 23 tháng 8 năm 1945, do ông Trần Hữu Dực, chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời tuyên bố, sau khi chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán, đến ngày 12 tháng 2 năm 1947 là 1 năm, 5 tháng 9 ngày.

Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng chịu nhiều đau thương và mất mát về người và của cải!

 

Ông ngoại tôi bị phá sản vì chiến tranh

Phần lớn không những nhà giàu mà cả những người nghèo đều bị tán gia bại sản vì cuộc chiến tranh bẩn thỉu này.

Theo tộc phả Nguyễn Văn, cụ Nguyễn Văn Cơ, còn gọi là Cố Nghi, vốn người gốc Giáp Nê, làng Đông Hán, xã Thuần Trung, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, trấn Nghệ An, nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Cụ được Chúa Sãi cho theo vào Quảng Trị và được triều đình ban hàm Thất phẩm sơ lại, tương đương với cấp huyện ngày nay, nhậm chức tại phủ Triệu Phong. Ở đây Cụ lấy người vợ hai. Người vợ cả ở quê Đông Hán có hai người con gái. Người vợ thứ sinh được một người con trai duy nhất đặt tên là Nguyễn Văn Thùy.

Làng mới của những di dân có tên là Xuân An, nhưng Cụ Cơ đã xin triều đình đi khai hoang lập ấp ở miền sơn cước.Đó là phường Xuân Sơn, thường gọi là Phường Sãi.

             Từ đời nọ đến đời kia, các cụ và ông ngoại tôi đã khai sơn phá thạch xây nên một cơ đồ rất đáng khâm phục. Ngoài đất đai trồng tỉa các loại hoa màu, khoảng ba mẫu tại Phường Sãi, các cụ đã khai hoang khoảng hơn hai chục mẫu ruộng ở Khe Bội. Ruộng ở đây phần lớn là nằm dưới hác, hai bên là sườn đồi. Đầu nguồn, ông đắp một cái đập ngăn, cho dòng nước cặp theo khe nước có nước quanh năm, cho nên có thể gieo lúa cả hai vụ chiêm mùa.Bên sườn đồi có những mảnh đất bằng phẳng thì ông tôi lập vườn trong cây lưu niên như mít, chè…Ông tôi dựng mấy nếp nhà tranh đủ chỗ cho các người làm nơi sinh hoạt ăn uống, ngủ, nghỉ. Cạnh đập nước có một ngôi nhà, sau này tôi được biết là ông cho người bác họ của tôi tên là Nguyễn Ngọc …?, thường gọi là bác Chắt – người làng Đại Hào ở để trong nom ruộng nương. Cuối nguồn ông làm một ngôi nhà khá rộng rãi. Chính ngôi nhà này, những tháng ngày 9 năm,ông tôi đã dùng làm nơi ở tản cư những ngày Tây lên lùng.

         Đến giữa năm Ất Dậu – 1945, đàn bò hơn 200 con bị ôn dịch bắt đi , chỉ còn lại đúng 1 con, dàn trâu cũng còn lại đúng  1 con.

         Ngôi nhà rường 3 gian 2 chái bị Tây đốt, cháy 3 ngày đêm mà lửa chưa tàn. Hầm chứa chén bát kiểu hiệu Nhựt Bổn dưới nền nhà khi bới lên thì rã  như bột.

         Tôi còn nhớ, 5 gian được xếp đặt như sau: đầu hồi là một bộ ghế ngựa bằng gõ, phía trong có một cái buổng nhỏ.Gian thứ hai có bộ tràng kỷ, phía trong có một buồng nhỏ.Gian thứ ba, phía trong là giường thờ ( người Quảng Trị gọi là giường thờ thay cho chữ ban thờ), phía trước để trống, để mỗi khi có việc kỵ giỗ hay ngày Tết thì trải chiếu làm nơi  hương bái.Gian thứ tư, phía bên trong là kho đựng vật tế tự.Phía ngoài có một cái sập gỗ mun đen bóng, trên mặt sập có nhiều ngăn cửa mở, có khóa. Mặt sập là chỗ nằm của ông tôi. Tôi thấy có treo hai cái giá sách. Giá làm bằng một miếng gỗ mỏng chuông vuông 30 phân tây, gắn vào hai bên tấm gỗ là hai thanh gỗ, trên đầu có một thanh ngang có móc để treo.Sách xếp vào trên tấm gỗ đó. Trên sập đặt một chiếc gối xếp 4 tầng. Trên giá sách ông tôi có trọn bộ :Tứ thư, Ngũ kinh…Và nhiều sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, của Tuệ Tĩnh, (các danh y nước Đại Nam) và của Hoa Đà, Biển Thước…của Trung Hoa.

Ông thường thức dậy rất sớm. Chú Đáo đã bắc lên cái siêu đồng trên bếp hỏa lò, đun nước pha trà. Khi ấm réo sôi thì ông thong thả lấy ấm pha trà rót nước sôi vào tráng ấm.Ông lấy hộp trà Chính Thái ra, lấy một bụm cho vào cái ấm đất độc ẩm rồi rửa trà bằng nước sôi.Nước tráng ấm và rửa trà được đổ vào cái ống nhổ bằng đồng. Ông chờ trong giây lát cho trà ra, rồi ông rót váo cái chén tống thời Khang Hy. Khi đó, ông mới chuyên trà vào cái chén mắt trâu cũng của thời Khang Hy bên Tàu.Ông uống đến tuần trà thứ hai thi ngưng và bắt đầu ngâm thơ. Thường thì những bài thơ Đường luật của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu và Truong Kế…Tôi còn nhớ bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu mà ông thường hay ngâm. Tôi còn được ông dạy cho nhớ cả chữ Nho lẫn chữ ta:

Hoàng Hạc Lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

.

Dịch nghĩa:

 

Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,

Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại

Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không

Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một

Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi

Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

                    ***

Tôi còn nhớ: Bữa ăn của ông tôi rất đạm bạc. Trên chiếc mâm đồng ba chân, bày biện một đọi canh, thường là canh rau me đất nương nhà, nấu với cá hanh bàu Nước Xanh, sông Thạch Hãn. Cá hanh là một loài thủy sản quý. Ông thường cho tôi theo câu cá. Mồi là một con tôm sông nhỏ bằng đầu đũa, trong bụng tôm nhét một hột tiêu sọ, rồi mắc vào lưỡi câu, thả vào nơi nước sâu có đến bốn, năm thước. Giật được chừng dăm con thì ông cháu ra về. Những con còn sống khỏe thì rọọng vào cái độộc, để dành ngày hôm sau; một dĩa cá kho, thường là cá sòng hoặc cá thu kho tiêu; một đĩa rau khoai lang hoặc rau chêêng luộc; một chiếc om cơm gạo ngự. Ông ngồi ăn một mình, còn mệ ngoại tôi thì ăn cơm ở nhà ngang cùng với chị Thản và chú Đáo, người ở thường xuyên trong nhà.

Có một lần, tôi thấy ông đang ăn thì có khách đến. Ông mời khách ngồi vào bộ trường kỷ và ông xin lỗi dùng xong bữa, rồi mới ra tiếp khách! Sau nay, ông có lần nhắc cho tôi biết, vì sao ông không cho thu dọn chén dĩa mà ông vẫn ngồi ăn. Bởi vì, khách có trông thấy bữa ăn đạm bạc của ông thì ông không ngại họ chê mình nghèo!

Gian thứ năm, tôi thường thấy mệ ngoại tôi và chị Thản ở, cả gian làm phòng nghỉ và có cửa  ra vào.

                   Bước xuống, là nhà ngang, nơi có bếp và ang nước.

                   Cho đến ngày Pháp nống chiếm Quảng Trị thì người làm trong nhà về quê của họ. Thành ra, ruộng ở Khe Bội bị bỏ hoang. Còn lại, một diện tích không đáng kể ở trên biền, ông cho trồng sắn, khoai tía, khoai ngà, và khoai từ; hơn một sào, trước đây là ràn bò thì trồng ớt và thuốc lá. Mảnh đất thấp trước lùm miệu ông vẫn sạ lúa ngự.

                   Thế là ông tôi lại trở về làm một nông dân tri điền. Có một lần tôi đã được ông cho theo vào Khe Bội từ gà gáy canh ba. Đến quá hác Sủng Moong thì gặp cọp, đàn trâu quay đít vào trong để bảo vệ mấy con nghé, còn sừng thì tua tủa ra ngoài. Ông bảo tôi cứ ngồi yên trên lưng trâu và hô to huơ là huơ. Cọp thấy khó xơi nên cọp bỏ đi. Ông và tôi tiếp tục cho trâu đi.

                   Gia sản của ông mệ ngoại tôi coi như mất gần hết. Còn cái sừng tây  ngu, ông luôn mang theo bên người. Đến khi ông mất thì một trong mấy người con của cậu Diêu Xoan tôi nắm giữ. Anh Nguyễn Minh Chẩm, con của cậu nói có thấy chiếc sừng đó khi gia đình cậu tản cư.

                   Như vậy, kể từ đời Cụ Cố Nghi từ Nghệ An vào, họ Nguyễn Văn của ông tôi, từ hai bàn tay trắng xây nên một trang ấp khá đồ sộ ở Phường Sãi, nhưng bọn Phú Lang Sa đã tàn phá hết.

                   Chiến tranh, dù là chiến tranh nào đi nữa cũng chỉ đem lại  chết chóc và đau thương cho người dân mà thôi.

                   Tôi căm ghét chiến tranh !

 

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 22 tháng 7 năm 2021.

Nhà thơ Xuân Bảo.

Viết lại, có bổ sung vài chi tiết,đăng lại toàn văn. Bên bờ Phước Long Giang ngày 1 tháng 8 năm 2021, nhằm ngày 22 tháng 6 năm Tân Sửu.

Nhà thơ Xuân Bảo.