Trang

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

349.Ông ngoại tôi lâm vào canh phá sản do thực dân Pháp

 

Câu chuyện thứ 2.-(Kỳ 3)- Thời 9 năm ông ngoại tôi lâm vào cảnh phá sản do thực dân Pháp

 

Trịnh Công Sơn có bài hát:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.”

                   Cuộc xâm lăng lần thứ nhất là ngày 1 tháng 9 năm 1858.

Sự thực thì “nô lệ giặc Tây” không tới một trăm năm, kể từ tiếng súng xâm lăng nổ ra trên  bờ biển bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng ngày 01 tháng 9 năm 1858 do liên quân Pháp và Tây –ban- nha gây ra.

Người chỉ huy hạm đội Pháp là Phó Đô đốc Giơnuiy (R. de Genouily), đã từng chinh chiến nhiều năm trên chiến trường Nga và Trung Quốc. R. de Genouily có trong tay 14 tàu chiến và 3000 quân. Ngoài ra trên mặt trận Đà Nẵng còn có 500 quân Tây Ban Nha do đại tá Landarôt (lanzarotte) chỉ huy, mà một số sách lịch sử đã gọi là “liên quân Pháp – Tây Ban Nha”. Quân Tây Ban Nha có mặt trong cuộc chiến tranh xâm lược vì họ cũng bị kích động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh của họ bị Tự Đức sát hại.

Rạng sáng 1-9-1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư, quân Pháp đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình bắn trả, nhưng do vũ khí lạc hậu và không được luyện tập thường xuyên nên kém hiệu quả, không thể ngăn chặn được Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Vũ khí hiện đại đã tạo cho liên quân Pháp-Tây Ban Nha lợi thế ngay từ đầu, các đồn An Hải và Điện Hải (Trà Sơn) bị vỡ, quân triều đình phải lui về Hòa Vang.

Cuộc xâm lăng thứ 2 là vào ngày 23 tháng 9 năm 1945.

 Ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Chỉ 21 ngày sau, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Vậy là, người dân Sài Gòn, người dân Nam bộ chỉ được hưởng không khí độc lập đúng 21 ngày.

Ngày 2-9-1945, Nam bộ tổ chức mít tinh chào mừng Ngày Độc lập. Hơn 1 triệu đồng bào từ các tỉnh, thành phố đã nô nức tề tựu về Sài Gòn để được chào mừng Ngày Độc lập

                  “Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!”.

 

                Kết thúc  hơn 87 năm nô lệ giặc Tây

 

                 Ngày 9 tháng 3 năm 1945, là ngày Pháp bị Nhật hất cẳng khỏi Đông Dương. Tính ra, từ ngày 1 tháng 9 năm 1858 đến ngày 9 thảng năm 1945, thực dân Pháp đã đô hộ nước ta 87 năm, 5 tháng 9 ngày.                                              Thực dân Pháp mất Đông Dương vào tay Nhật Bản. Như thế Pháp chỉ đô hộ Việt Nam chỉ có hơn 87 năm và mấy tháng, mấy ngày.

 

 

Gọi là bản A sửa 19-10-2014         

Xung đột    Đông Dương

Đối phương          Kết quả

Khởi nghĩa Trương Định (1859 - 1864)

Lực lượng Trương Định ở Nam Kỳ

  Đế chế Pháp

Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân

(1859 - 1874)

Lực lượng Nguyễn Hữu Huân ở Nam Kỳ

        

Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực

(1861 - 1868)

Lực lượng Nguyễn Trung Trực ở Nam Kỳ

        

Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873)

Lực lượng Trần Văn Thành ở Nam Kỳ

        

Chiến tranh Pháp-Thanh

(1884 - 1885)

  Nhà Thanh

Hỗ trợ:

        Nhà Nguyễn

          Quân Cờ Đen

  Cộng hòa Pháp

Pháp chiến thắng

        Hòa ước Thiên Tân 1885

        Nhà Thanh công nhận Đại Nam thuộc quyền bảo hộ của Pháp

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Lực lượng Hoàng Hoa Thám ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)

Triều đình kháng chiến Hàm Nghi

Lực lượng Phan Đình Phùng ở Trung Kỳ

Lực lượng Đinh Công Tráng ở Trung Kỳ

Lực lượng Mai Xuân Thưởng ở Trung Kỳ

Lực lượng Tống Duy Tân ở Trung Kỳ

Lực lượng Nguyễn Thiện Thuật ở Bắc Kỳ

Lực lượng Đốc Ngữ ở Bắc Kỳ

Lực lượng Đèo Văn Trị ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Hàm Nghi bị bắt

        Phong trào tan rã

Chiến tranh Pháp-Xiêm (1893)

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Xiêm La thời Nhà Chakri

Pháp chiến thắng

        Lào sáp nhập vào Liên bang Đông Dương

Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ

(1908)        Nhân dân Trung Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Hà Thành đầu độc (1908)

Binh lính và đầu bếp nổi dậy ở Bắc Kỳ

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

Thất bại

        Quân nổi dậy bị bắt giam và xử tử

Khởi nghĩa N'Trang Lơng (1911 - 1935)

Các bộ lạc Tây Nguyên

         Thất bại

        Khởi nghĩa bị đàn áp

Phong trào Quang phục Quân

(1913 - 1925)

  Việt Nam Quang phục Hội

  Việt Nam Quang Phục quân

  Cộng hòa Pháp

  Liên bang Đông Dương

  Nhà Nguyễn

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Phong trào hội kín Nam Kỳ

(1913 - 1916)

Lực lượng Phan Xích Long ở Nam Kỳ

  Liên bang Đông Dương

Thất bại

        Phong trào bị dập tắt

Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Nghĩa quân Thái Nguyên

         Thất bại

        Khởi nghĩa thất bại

Phú Riềng Đỏ (1930)

  Đảng Cộng sản Việt Nam

         Thất bại

        Pháp đã tiến hành bắt giữ tất cả các lãnh đạo của phong trào Phú Riềng

Khởi nghĩa Yên Bái (1930)

  Việt Nam Quốc dân quân

  Cộng hòa Pháp

          Liên bang Đông Dương

          Nhà Nguyễn

Thất bại

        Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại

        Đảng viên bị Pháp truy nã, giam cầm, lưu đày, hành quyết

Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931)

  Đảng Cộng sản Việt Nam

        Xứ ủy Trung Kỳ

        Tự vệ Đỏ

         Thất bại

        Nhiều cuộc biểu tình tự vệ vũ trang kết hợp yêu sách chính trị, kết hợp đấu tranh bạo động và đấu tranh chính trị nổ ra.

        Cuối cùng bị quân đội Pháp trấn áp và tan rã.

Chiến dịch Đông Dương (1940)

  Quốc gia Pháp

          Liên bang Đông Dương

  Đế quốc Nhật Bản

          Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Thất bại

        Nhật Bản chiến thắng

        Nhật chiếm đóng Đông Dương

 

           QUÊ MẠ PHƯỜNG SÃI

 

                   Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngay 19 tháng 12 năm 1946, nhưng trên thực tế cuộc kháng chiến 9 năm từ ngày Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến Hiệp nghị Jenève 20 tháng 7 năm 1954, kết thúc.

Cuộc Trường kỳ kháng chiến 9 năm- 1945 – 1954

Cuộc chiến đấu Vệ quốc thời 9 năm của Việt Nam là một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là trang bị vũ khí đến tận chân răng: đại bác, xe tăng, tàu bay,súng trường, tiểu liên,trung liên và có đội quân thiện chiến với một bên là gậy tầm vông vạt nhọn, gậy tầy, lựu đạn, súng kíp và gươm giáo. Đội quân này có loại vũ khí vô địch là lòng yêu nước vô bờ bến!

 

Kinh thành Huế, tiếng súng xâm lược lần thứ 2.

Triều đình Hàm Nghi rút khỏi kinh thành, tiếp tục kháng chiến

Theo báo cáo của tướng De Courcy sáng ngày 5 tháng 7 cho Toàn quyền Đông Dương:

"Huế, ngày 5/7 vào lúc 3 giờ sáng. Phái bộ và Mang Cá bị bất ngờ tấn công bởi toàn bộ binh lực của Kinh thành. Toàn thể khu vực của Thủy Quân lục chiến bằng nhà tranh xung quanh Phái bộ đều bị đạn pháo và người đốt cháy. Tòa nhà phái bộ nguyên vẹn. Không có tổn thất gì đáng kể. Không có tin tức gì về Mang Cá là nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 lính Phi châu. Kinh thành bị bốc cháy nhiều nơi; súng lớn và súng nhỏ nổ nhiều. Tôi nhìn theo hướng của hỏa lực, tôi chắc rằng địch đã bị đẩy lui. Tôi bảo vệ được căn nhà tranh đặt điện thoại. Tôi đã ra lệnh cho Hải Phòng đưa quân đóng ở đó vào. Tôi không thấy có gì đáng lo ngại.

De Courcy

Huế, ngày 5 tháng 7 vào lúc 11 giờ sáng".

  

Sáng ngày 23, vua Hàm Nghi rút lui khỏi Huế, xa giá nghỉ ở Trường Thi một lát rồi lên đường đi Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại thu xếp mọi việc. Trưa hôm ấy, ông nhờ Giám mục Caspard đưa ra gặp thống tướng De Courcy, ông Tường được đến trú tại Thương bạc viện và bị đại úy Schmitz coi giữ. Pháp buộc ông ta nội hai tháng phải thu xếp cho yên mọi việc. Ông Tường gửi sớ ra Quảng Trị xin rước Tam cung[về lại kinh thành.

         Với kết quả chiến đấu, kìm chân địch đến ngày 5-2-1947 (50 ngày đêm), quân, dân Thừa Thiên - Huế đã viết nên những trang sử hào hùng về lòng dũng cảm, chí khí kiên cường, tình đoàn kết trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.

         Đúng 2 giờ 30 phút ngày 20-12-1946, sau hàng loạt phát đại bác bắn vào các vị trí tiền tiêu của địch ở Mo-rin, chiến dịch Huế mở màn. Quân ta đồng loạt nổ súng tiến công vào các cứ điểm địch; Nhà máy Điện Huế bị điểm hỏa, toàn bộ điện thị xã Huế bị cắt, bọn Pháp chìm trong bóng tối cố thủ. Các mũi tiến công của ta chia cắt địch không cho chúng co cụm đối phó. Phía Bắc cầu Trường Tiền, cầu Giả Viên bị phong tỏa, cắt đứt; phía Tây và Tây Nam cầu Ga, cầu Bến Ngự, Phú Cam, Lò Rèn, An Cựu... bị khóa chặt. Toàn bộ quân Pháp bị nhốt lại ở khu Tam Giác (Nam sông Hương).

 

Thừa Thiên - Huế bao vây, tiến công địch 50 ngày đêm

        Ngày 28-1-1947, quân Pháp từ Đà Nẵng đánh ra, chúng dùng 8 ca nô đổ bộ vào khu vực Lăng Cô. Ngày 29-1-1947, địch tấn công Truồi, đổ bộ cửa Tư Hiền. Quân và dân các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy phối hợp với Tiểu đoàn 18 của Chi đội Trần Cao Vân chặn đánh địch quyết liệt, không cho chúng giải vây cho quân Pháp ở Huế. Trong 16 ngày hành quân, trên đoạn đường chưa đầy 60km, hàng trăm tên địch bị ta tiêu diệt thì quân Pháp mới đến được Huế để giải vây đồng bọn.

          Ngày 5-2-1947, địch từ ba mặt Thuận An, Thanh Thủy, Bãng Lãng đánh vào Huế. Quân địch từ bên trong đánh ra cung An Định, trường Việt An, ga Huế. Ngày 6-2-1947, quân địch bên ngoài và bên trong gặp nhau.

           Tính đến ngày 5-2-1947, quân và dân Thừa Thiên - Huế đã bao vây địch suốt 50 ngày đêm trong thành phố Huế.

 

Quảng Trị đi vào cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm

 

Ngaỳ 12 tháng 2 năm 1947, Pháp chia 2 mũi tiến công nống chiếm Quảng Trị. Mũi thứ nhất từ Huế ra với hàng ngàn bộ binh, máy bay và xe tăng, đại bác. Và mũi thứ hai cũng được trang bị vũ khí hiện đại từ Savanakhet , Lào xuống Đông Hà. Đến 15 giờ cùng ngày  thì chúng hội quân tại thị xã Quảng Trị.

Như vậy, dân Quảng Trị được hưởng độc lập từ ngày 23 tháng 8 năm 1945, do ông Trần Hữu Dực, chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời tuyên bố, sau khi chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán, đến ngày 12 tháng 2 năm 1947 là 1 năm, 5 tháng 9 ngày.

Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng chịu nhiều đau thương và mất mát về người và của cải!

 

Ông ngoại tôi bị phá sản vì chiến tranh

Phần lớn không những nhà giàu mà cả những người nghèo đều bị tán gia bại sản vì cuộc chiến tranh bẩn thỉu này.

Theo tộc phả Nguyễn Văn, cụ Nguyễn Văn Cơ, còn gọi là Cố Nghi, vốn người gốc Giáp Nê, làng Đông Hán, xã Thuần Trung, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, trấn Nghệ An, nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Cụ được Chúa Sãi cho theo vào Quảng Trị và được triều đình ban hàm Thất phẩm sơ lại, tương đương với cấp huyện ngày nay, nhậm chức tại phủ Triệu Phong. Ở đây Cụ lấy người vợ hai. Người vợ cả ở quê Đông Hán có hai người con gái. Người vợ thứ sinh được một người con trai duy nhất đặt tên là Nguyễn Văn Thùy.

Làng mới của những di dân có tên là Xuân An, nhưng Cụ Cơ đã xin triều đình đi khai hoang lập ấp ở miền sơn cước.Đó là phường Xuân Sơn, thường gọi là Phường Sãi.

             Từ đời nọ đến đời kia, các cụ và ông ngoại tôi đã khai sơn phá thạch xây nên một cơ đồ rất đáng khâm phục. Ngoài đất đai trồng tỉa các loại hoa màu, khoảng ba mẫu tại Phường Sãi, các cụ đã khai hoang khoảng hơn hai chục mẫu ruộng ở Khe Bội. Ruộng ở đây phần lớn là nằm dưới hác, hai bên là sườn đồi. Đầu nguồn, ông đắp một cái đập ngăn, cho dòng nước cặp theo khe nước có nước quanh năm, cho nên có thể gieo lúa cả hai vụ chiêm mùa.Bên sườn đồi có những mảnh đất bằng phẳng thì ông tôi lập vườn trong cây lưu niên như mít, chè…Ông tôi dựng mấy nếp nhà tranh đủ chỗ cho các người làm nơi sinh hoạt ăn uống, ngủ, nghỉ. Cạnh đập nước có một ngôi nhà, sau này tôi được biết là ông cho người bác họ của tôi tên là Nguyễn Ngọc …?, thường gọi là bác Chắt – người làng Đại Hào ở để trong nom ruộng nương. Cuối nguồn ông làm một ngôi nhà khá rộng rãi. Chính ngôi nhà này, những tháng ngày 9 năm,ông tôi đã dùng làm nơi ở tản cư những ngày Tây lên lùng.

         Đến giữa năm Ất Dậu – 1945, đàn bò hơn 200 con bị ôn dịch bắt đi , chỉ còn lại đúng 1 con, dàn trâu cũng còn lại đúng  1 con.

         Ngôi nhà rường 3 gian 2 chái bị Tây đốt, cháy 3 ngày đêm mà lửa chưa tàn. Hầm chứa chén bát kiểu hiệu Nhựt Bổn dưới nền nhà khi bới lên thì rã  như bột.

         Tôi còn nhớ, 5 gian được xếp đặt như sau: đầu hồi là một bộ ghế ngựa bằng gõ, phía trong có một cái buổng nhỏ.Gian thứ hai có bộ tràng kỷ, phía trong có một buồng nhỏ.Gian thứ ba, phía trong là giường thờ ( người Quảng Trị gọi là giường thờ thay cho chữ ban thờ), phía trước để trống, để mỗi khi có việc kỵ giỗ hay ngày Tết thì trải chiếu làm nơi  hương bái.Gian thứ tư, phía bên trong là kho đựng vật tế tự.Phía ngoài có một cái sập gỗ mun đen bóng, trên mặt sập có nhiều ngăn cửa mở, có khóa. Mặt sập là chỗ nằm của ông tôi. Tôi thấy có treo hai cái giá sách. Giá làm bằng một miếng gỗ mỏng chuông vuông 30 phân tây, gắn vào hai bên tấm gỗ là hai thanh gỗ, trên đầu có một thanh ngang có móc để treo.Sách xếp vào trên tấm gỗ đó. Trên sập đặt một chiếc gối xếp 4 tầng. Trên giá sách ông tôi có trọn bộ :Tứ thư, Ngũ kinh…Và nhiều sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, của Tuệ Tĩnh, (các danh y nước Đại Nam) và của Hoa Đà, Biển Thước…của Trung Hoa.

Ông thường thức dậy rất sớm. Chú Đáo đã bắc lên cái siêu đồng trên bếp hỏa lò, đun nước pha trà. Khi ấm réo sôi thì ông thong thả lấy ấm pha trà rót nước sôi vào tráng ấm.Ông lấy hộp trà Chính Thái ra, lấy một bụm cho vào cái ấm đất độc ẩm rồi rửa trà bằng nước sôi.Nước tráng ấm và rửa trà được đổ vào cái ống nhổ bằng đồng. Ông chờ trong giây lát cho trà ra, rồi ông rót váo cái chén tống thời Khang Hy. Khi đó, ông mới chuyên trà vào cái chén mắt trâu cũng của thời Khang Hy bên Tàu.Ông uống đến tuần trà thứ hai thi ngưng và bắt đầu ngâm thơ. Thường thì những bài thơ Đường luật của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu và Truong Kế…Tôi còn nhớ bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu mà ông thường hay ngâm. Tôi còn được ông dạy cho nhớ cả chữ Nho lẫn chữ ta:

Hoàng Hạc Lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

.

Dịch nghĩa:

 

Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,

Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại

Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không

Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một

Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi

Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

                    ***

Tôi còn nhớ: Bữa ăn của ông tôi rất đạm bạc. Trên chiếc mâm đồng ba chân, bày biện một đọi canh, thường là canh rau me đất nương nhà, nấu với cá hanh bàu Nước Xanh, sông Thạch Hãn. Cá hanh là một loài thủy sản quý. Ông thường cho tôi theo câu cá. Mồi là một con tôm sông nhỏ bằng đầu đũa, trong bụng tôm nhét một hột tiêu sọ, rồi mắc vào lưỡi câu, thả vào nơi nước sâu có đến bốn, năm thước. Giật được chừng dăm con thì ông cháu ra về. Những con còn sống khỏe thì rọọng vào cái độộc, để dành ngày hôm sau; một dĩa cá kho, thường là cá sòng hoặc cá thu kho tiêu; một đĩa rau khoai lang hoặc rau chêêng luộc; một chiếc om cơm gạo ngự. Ông ngồi ăn một mình, còn mệ ngoại tôi thì ăn cơm ở nhà ngang cùng với chị Thản và chú Đáo, người ở thường xuyên trong nhà.

Có một lần, tôi thấy ông đang ăn thì có khách đến. Ông mời khách ngồi vào bộ trường kỷ và ông xin lỗi dùng xong bữa, rồi mới ra tiếp khách! Sau nay, ông có lần nhắc cho tôi biết, vì sao ông không cho thu dọn chén dĩa mà ông vẫn ngồi ăn. Bởi vì, khách có trông thấy bữa ăn đạm bạc của ông thì ông không ngại họ chê mình nghèo!

Gian thứ năm, tôi thường thấy mệ ngoại tôi và chị Thản ở, cả gian làm phòng nghỉ và có cửa  ra vào.

                   Bước xuống, là nhà ngang, nơi có bếp và ang nước.

                   Cho đến ngày Pháp nống chiếm Quảng Trị thì người làm trong nhà về quê của họ. Thành ra, ruộng ở Khe Bội bị bỏ hoang. Còn lại, một diện tích không đáng kể ở trên biền, ông cho trồng sắn, khoai tía, khoai ngà, và khoai từ; hơn một sào, trước đây là ràn bò thì trồng ớt và thuốc lá. Mảnh đất thấp trước lùm miệu ông vẫn sạ lúa ngự.

                   Thế là ông tôi lại trở về làm một nông dân tri điền. Có một lần tôi đã được ông cho theo vào Khe Bội từ gà gáy canh ba. Đến quá hác Sủng Moong thì gặp cọp, đàn trâu quay đít vào trong để bảo vệ mấy con nghé, còn sừng thì tua tủa ra ngoài. Ông bảo tôi cứ ngồi yên trên lưng trâu và hô to huơ là huơ. Cọp thấy khó xơi nên cọp bỏ đi. Ông và tôi tiếp tục cho trâu đi.

                   Gia sản của ông mệ ngoại tôi coi như mất gần hết. Còn cái sừng tây  ngu, ông luôn mang theo bên người. Đến khi ông mất thì một trong mấy người con của cậu Diêu Xoan tôi nắm giữ. Anh Nguyễn Minh Chẩm, con của cậu nói có thấy chiếc sừng đó khi gia đình cậu tản cư.

                   Như vậy, kể từ đời Cụ Cố Nghi từ Nghệ An vào, họ Nguyễn Văn của ông tôi, từ hai bàn tay trắng xây nên một trang ấp khá đồ sộ ở Phường Sãi, nhưng bọn Phú Lang Sa đã tàn phá hết.

                   Chiến tranh, dù là chiến tranh nào đi nữa cũng chỉ đem lại  chết chóc và đau thương cho người dân mà thôi.

                   Tôi căm ghét chiến tranh !

 

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 22 tháng 7 năm 2021.

Nhà thơ Xuân Bảo.

Viết lại, có bổ sung vài chi tiết,đăng lại toàn văn. Bên bờ Phước Long Giang ngày 1 tháng 8 năm 2021, nhằm ngày 22 tháng 6 năm Tân Sửu.

Nhà thơ Xuân Bảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét