Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

350. 2 bài Một sự trùng lặp và Nobel Faukner -Nắng Tháng 8.

 

File mới- NHỚ GÌ GHI NẤY – TỪ 5/8/2021

 

MỘT SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ.

Bài đăng lại, ngày 13/8/2021.

 

Ngày 11 tháng 8 vừa qua, 2 nhà trí thức Việt Nam qua đời. Đó là nhạc sĩ Tô Hải và nhà báo Bùi Tín. Nhạc sĩ Tô Hải, tên đầy đủ là Tô Đình Hải, quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, sinh tại Hà Nội ngày 24/9/1927. Nhà báo Bùi Tín, tên đầy đủ là Bùi Thành Tín, Thành Tín cũng là bút danh, quê xã Liên Bạt, Hà Đông, sinh tại cố đô Huế ngày 29/12/1927, thân sinh là cụ Bùi Bằng Đoàn (1889–1955) là Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933-1945), Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I (1946–1955).

Hai người này đồng tuế, cùng thọ 91 tuổi, cùng vào đảng CSVN và cùng ly khai. Lại cùng mất một ngày (11 tháng 8 năm 2018). Nhạc sĩ Tô Hải mất tại Việt Nam. Nhà báo Bùi Tín mất tại Paris.

Tôi có những kỷ niệm với 2 vị này. Với nhạc sĩ Tô Hải, tôi nhớ hồi năm 1954, các đơn vị bộ đội địa phuơng của 2 Tỉnh đội Quảng Trị và Thừa Thiên tập kết ra Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chúng tôi được bố trí ở nhà dân tại làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi đã được phái đoàn của chính phủ về thăm. Tôi nhớ, trong đoàn có Bộ trưởng không bộ Bồ Xuân Luật, có bà Hà Thị Quế, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có ông Lê Nam Thắng, tư lệnh Khu IV và vài vị khác. Trong đoàn có nhạc sĩ Tô Hải, lúc này đang là Trưởng đoàn Văn công Liên khu IV. Đoàn về, nhạc sĩ Tô Hải ở lại với bộ đội chúng tôi và dạy chúng tôi bài hát Trên đồi Him Lam. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Lời bài hát có 3 đoạn như sau:

1.Hôm qua đánh trận Điện Ɓiên

Ϲhiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào

Đột phá, tiêm đao tiến đánh vào.

Đi mở đường thắng lợi ba tháng đổ mồ hôi ta tới đâу

Quуết diệt cho hết quân thù.

Ϲhúng ta dốc lực, sức ta lớn mạnh mau, dồn lũ chúng nó xuống vực sâu.

Ở đâу chúng ta không quên

Quê hương kia ruộng đất thân уêu đang chờ đợi

Đoàn quân đã đi là thắng

.

2: Hôm qua pháo nổ Điện Ɓiên

Lá cờ quуết thắng cầm trong taу ta tiến vào

Ɓộc phá nhắm lô-cốt đánh vào.

Khi mở “đột phá khẩu” máu đã đổ vì dân ta nhắc câu

Máu đổ ta tưới luống càу.

Ϲăm thù lũ giặc quуết tâm ta vượt lên nợ máu chúng baу phải trả ngaу.

Ở đâу chúng ta không quên bao anh em đồng chí hу sinh trong trận nàу

Ɲguуện câu quуết tâm ta phải thắng.

3. Hôm naу thắng trận đầu tiên

Xác thù ngã xuống đồi Him Lam

Ta cắm cờ đường mới chúng ta kéo pháo vào.

Qua nhọc nhằn gian khổ ta thấu tỏ lòng dân ta tới đâу góp lực để thắng trận nàу.

Tin về thắng trận Ɓác Hồ rất mừng vui đồng lúa thắm tươi lại càng vui

Ɲgàу naу chiến công vinh quang đem dâng lên tổ quốc thân уêu đang đợi chờ.

Điện Ɓiên chúng ta sẽ toàn thắng.

 

Và sau đó mấy năm, ở Hà Nội, sinh viên trường Đại học Bách khoa đã dàn dựng bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của nhạc sĩ Tô Hải. Đây là bản hợp xướng hay nhất của thời kỳ đó. Nhạc sĩ có đến 6 bản hợp xướng gồm: Hải Phòng rực sáng biển Đông, Sẵn sàng bắn, Lời Tổ quốc. Hẹn mùa mười tấn năm sau, Buồn vui và khát vọng. Và Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy. Lời bản hợp xướng này làm lay động lòng người bởi tính hoành tráng và thức dậy tình yêu quê hương tha thiết. Tôi còn nhớ bản hợp xướng có 4 chương gồm: Chương I: Larghetto Sustenuto; Chương II: Moderato Marcato; Chương III: Adagio Expressivo; Chương IV: Allegro con spirito.

Chúng tôi thích nhất là Chương III.

Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi

(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)

Ngó trông xa xa tận phía chân trời

(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)

Quê hương yêu dấu bao người chờ trông

(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)

Những đêm trăng rằm tiếng ca vang lừng

cùng người xa vắng đập lúa dưới trăng

Giờ này ở nơi xa xôi biên giới

Hát vang lời ca thiết tha yêu đời

Sông kia núi đó như giục lòng ta

Khó khăn mau vượt có chi thắng được tình yêu quê hương

Ngàn đèo ngàn non ngàn sông ngàn suối

(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)

Bước đi muôn nơi càng yêu quê nhà

(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)

Ai buông tay hái ngó nhìn trời xa

(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)

Nón nghiêng nghiêng chào thắt lưng hoa đào

Vờn bay trong nắng chiều xuống bên ta

Giờ này ở nơi xa xôi biên giới

Hát vang lời ca thiết tha yêu đời

Sông kia núi đó như giục lòng ta

Giữ yên biên thuỳ cho lòng Tổ quốc tiếng ca vang trời.

Kỷ niệm với nhà báo Bùi Thành Tín. Năm 1979, có một lần tôi đến Tòa soạn báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống Hà Nội và gặp anh ở đó. Anh cho tôi cuốn sách nhỏ Sài Gòn trong ánh chớp ch của lịch sử. Cuốn sách này giúp tôi có tư liệu tham khảo để viết những bài báo về Chiến dịch Hồ Chí Minh như bài Một mũi tiến công về Sài Gòn và nhiều bài khác.

Cuối năm 1990, tôi thật sự ngỡ ngàng khi hay tin anh xin tỵ nạn chính trị ở Pháp! Biết làm sao được?

Bên bờ Phước Long Giang, những ngày mưa buồn tháng 8.

Nhà thơ Xuân Bảo..

 

 

 

NẮNG THÁNG TÁM CỦA WILIAM FAULKNER-GIẢI NOBEL VĂN HỌC

Vài nét lịch sử Giải Nobel Văn học

Trao giải lần đầu là vào năm 1901. Đến năm 2017, đã có 114 giải thưởng Nobel Văn học đã được trao. Sau khi nhận giải Nobel vào năm 1958, người Nga Boris Pasternak đã từ chối giải thưởng. Năm 1964, Jean-Paul Sartre nghĩ rằng mình không muốn nhận giải.

Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel. Theo di chúc của Nobel, giải thưởng được trao bởi Nobel Foundation. Giải thưởng Nobel Văn học đầu tiên được trao tại Sully Prudhomme ở Pháp. Lễ trao giải thưởng được diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel.

Có mười bốn phụ nữ được trao giải Nobel Văn học, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác trong quỹ Nobel. Trong tất cả các năm mà trao giải Nobel Văn học, chỉ có bốn lần được trao cho hai người: (1904, 1917, 1966, 1974). Đã có tám năm không có trao giải Nobel Văn học (1914, 1918, 1935, 1940–1943, 2018). Quốc gia đạt nhiều giải Nobel nhất là Pháp, với 16 giải thưởng, tiếp đó là Hoa Kỳ và Anh với 11

 NẮNG THÁNG TÁM (LIGHT IN AUGUST)-Giải Nobel  năm 1949.

Đầu tháng 8 năm nay, tôi may mắn được nhà văn Trần Nhã Thụy, Trưởng Chi nhánh Nhà Xuất bản Hội Nhà văn miền Nam biếu cuốn sách Nắng tháng Tám (Light in August). Đây là một tác phẩm lớn của nền văn học Hoa Kỳ. Tác giả là William Faulkner, (1897 – 1962) đã được tặng giải Nobel Văn học năm 1949. Và 2 giải Pulitzer năm 1955 và năm 1963. Ông là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20. Những sáng tác của Faulkner gây ảnh hưởng sâu rộng lên văn chương châu Mỹ La-tinh, Pháp, Nga…nếu không muốn nói là toàn cầu.

Hào quang của Faulkner

(Trích theo nhà văn Nhật Chiêu trong bài Hào quang của Faulkner nhân Kỷ niệm 50 năm ngày mất của W. Faulkner và Kỷ niệm 80 năm ngày phát hành Nắng tháng Tám).

 Nắng tháng Tám ra đời năm 1932 là tác phẩm trọng đại của W. Faulkner vào thời kỳ mà ông ném ra toàn kiệt tác, sau Âm thanh và cuồng nộ (1929), Khi tôi nằm chết (1930) và Absalom, Absalom! (1936).

Chen giữa những tác phẩm tân kỳ và phức tạp ấy, Nắng Tháng Tám dường như dễ đọc hơn, cho dù nó dài hơn 20 vạn từ! Nghệ thuật kể chuyện qua nhiều điểm nhìn, qua những làn sóng ý thức ở những kiệt tác trước đã lắng đi ở Nắng tháng Tám.

Nhưng không phải vì vậy mà tiểu thuyết này đơn giản hơn những bộ kia. Đây là hào quang của những gương mặt người. Và bao nhiêu chân dung là bấy nhiêu tính cách. Vẫn là những đối thoại đa thanh, những đối truyện đa thể, những độc thoại nội tâm đa đoan, những đảo chuyển thời gian đa tuyến và vô số suy tưởng đa nghĩa.

Màu da, giới tính, thiên nhiên, thành phố, tôn giáo, thế tục, cá nhân, cộng đồng va chạm và tương tác liên tục trong ánh sáng và bóng tối được Faulkner thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa rực rỡ vừa thâm u, đầy ẩn nghĩa và sinh khí. Như thứ ánh sáng đầu thu kỳ diệu ở Mississippi. Như sự hoài thai và sinh nở.

Tám mươi năm nay, trong lòng độc giả, Nắng tháng Tám chính là hào quang của William Faulkner…

Các lời bình:

“Nói rằng Nắng tháng Tám là một màn trình diễn ấn tượng thật chẳng phải nói quá chút nào…Faulkner không chỉ tích hợp trong cuốn sách này thứ văn phong quyến rũ của sức mạnh và cái đẹp; ông còn cho phép một vài nhân vật của mình nếu không phải là nhân vật chính, thỉnh thoảng được quyền hành động vô cớ,  nằm ngoài những khuôn mẫu xã hội…Nghĩa là, Faulkner tự cho mình lý lẽ và sự thương cảm đối với hệ thống trong thế giới của ông”.

 (Spectator)

“Quyển sách như rực lửa với sự phẫn nộ dữ dội trước bạo lực, sự ngu ngốc và lòng kiêu hãnh – một quyển sách tuyệt vời”.

 (Arnold Bennett)

“Faulkner có một sức sáng tạo không mệt mỏi, trí tưởng tượng phong phú, và ông thường viết như một thiên thần”.

    (Nhà văn Nhật Chiêu)

Nắng tháng Tám của William Faulkner thực sự là tinh hoa văn học của nhân loại. Trong đó số phận của CON NGƯỜI thật là vĩ đại. Macxim Gorki đã đề cập đến CON NGƯỜI trong lời tựa 27 mẩu chuyện nước Ý. “Chúng ta trìu mến chăm sóc hoa cỏ. Chúng ta yêu say mê nhiều thứ khác như hoa, nhưng chúng ta chưa chú ý đầy đủ đến việc săn sóc tâm hồn, săn sóc trái tim CON NGƯỜI. Chúng ta phải tập làm việc đó, vì dù cho cái xấu xa bề ngoài đó, CON NGƯỜI chẳng phải vẫn là cái gì vĩ đại nhất trên trái đất này hay sao?”.

Ở Faulkner, chúng ta lại thấy nhà văn đề cập đến CON NGƯỜI, ông nói: Con người bất tử, không vì giữa muôn loài, nó có tiếng nói không bao giờ tắt, mà chính vì nó có một tâm hồn, một tinh thần biết đồng cảm, hy sinh và chịu đựng. Bổn phận của nhà thơ, nhà văn là viết về những điều đó.

 (Nhà thơ Xuân Bảo)

 ***

Biệt lệ.

 W. Faulkner được chọn cho giải năm 1949, nhưng Ủy ban Nobel chỉ loan báo vào tháng 11 năm 1950. Ông đã đọc một bài diễn từ khi nhận giải vào tháng 12 cùng năm. Còn giải Nobel văn chương năm 1950 thì được trao cho triết gia người Anh, huân tước Bertrand Russell. Như vậy trong năm 1950 có 2 nhà văn nhận gỉaỉ cùng lúc cho 2 năm khác nhau.

Diễn từ nhận giải Nobel của W. Faulkner

(đọc tại Stockhom ngày 10 – 12 – 1950) Nhà văn Nhật Chiêu dịch

“Tôi cảm thấy rằng giải thưởng này không cho tôi như một con người mà trao cho tác phẩm của tôi – tác phẩm của một đoạn trường và mồ hôi của tinh thần con người, chẳng phải vì danh vọng, chẳng phải vì lợi nhuận mà chỉ dùng những chất liệu của tinh thần con người sáng tạo ra một cái gì mà chưa từng thấy trước đây. Thế nên giải thưởng này chỉ là  của tôi trong một sự ủy thác mà thôi. Cung hiến phần tiền thưởng sao cho xứng đáng với mục đích và ý nghĩa có từ ban đầu của nó thì có khác gì đâu – nhưng tôi muốn theo đó mà dùng giây phút được khen tặng này như một đỉnh cao mà từ đây tôi được các bạn trẻ nam nữ lắng nghe, những người sẵn sàng hiến mình cho niềm xao xuyến và lao khổ tương tự, thế nào trong đó cũng có một người một ngày kia sẽ đứng nơi tôi đứng hiện giờ.

 Bi kịch của chúng ta hôm nay là cùng chung nỗi lo sợ cụ thể, phổ biến kéo dài lâu rồi mà giờ đây chúng ta vẫn còn mang chịu. Không còn những vấn đề tinh thần nữa. Chỉ còn nghi vấn này: Khi nào chúng ta sẽ nổ tan tác đây. Do đó mà các bạn trẻ nam nữ cầm bút hôm nay đã lãng quên những vấn đề của tâm hồn con người đang giao chiến với chính mình, chỉ duy có điều ấy mới làm ra tác phẩm hay, bởi vì chỉ điều ấy mới đáng viết, xứng đáng với lao khổ và mồ hôi.

Phải học lại, phải tự nhủ rằng điều tệ hại nhất trong tất cả mọi người chính là sự sợ hãi; và tự nhủ rằng hãy vĩnh viễn quên đi niềm lo sợ, trong phòng viết chớ có dành chỗ cho điều gì khác ngoài những chân lý và niềm tin muôn đời của tâm hồn, những sự thật phổ quát nghìn xưa mà thiếu chúng thì mọi câu chuyện đều phù phiếm và tiêu ma. Đó chính là tình yêu và danh dự, trắc ẩn và tự hào, đồng cảm và hy sinh. Không như thế thì ta chỉ làm việc trong sự nguyền rủa mà thôi. Và chỉ còn viết về tình dục chứ không phải tình yêu, về những chiến bại mà chẳng ai mất mát chút ít giá trị nào, về những chiến công không có niềm hy vọng, càng không có trắc ẩn tình thương, những băn khoăn không gây nổi ngấn tích nào trên nhân loại, không để lại một vết sẹo nhỏ. Không còn viết về trái tim nữa mà về những hạch tuyến chẳng ra chi.

Chưa ôn lại những điều ấy thì chỉ viết như thể đang đứng lẫn đâu đó chờ đợi sự cùng tận của con người. Tôi quyết không chấp nhận sự cùng tận của con người. Rất dễ nói rằng con người bất tử chỉ vì giỏi chịu đựng, rằng khi tiếng chuông tận thế đã ngân tàn từ mỏm đá cuối cùng vô nghĩa, giữa hoàng hôn đỏ úa cuối cùng không có thủy triều lên, rằng ngay cả khi ấy vẫn còn âm thanh là tiếng nói yếu ớt không tắt của con người. Tôi quyết không chấp nhận điều ấy. Tôi tin rằng con người không chỉ chịu đựng mà hơn nữa sẽ vượt qua. Con người bất tử, không vì giữa muôn loài, nó có tiếng nói không bao giờ tắt, mà chính vì nó có một tâm hồn, một tinh thần biết đồng cảm, hy sinh và chịu đựng. Bổn phận của nhà thơ, nhà văn là viết về những điều đó. Có sứ mệnh giúp con người chịu đựng bằng cách nâng dậy tâm hồn con người, gợi nhớ lòng can trường và danh dự, hy sinh và tự hào, đồng cảm và trắc ẩn, cùng với sự hy sinh đã làm nên vinh quang trong quá khứ của con người. Tiếng nói của thi nhân không chỉ là tấm bia ghi công con người, mà còn là cột trụ giúp con người chịu đựng và vượt qua ”. ( Xuân Bảo nhấn mạnh đoạn kết).

 Bên bờ Phước Long Giang,ngày 11/8/2018

Đăng lại, có bổ sung, ngày 1/8/2021.

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

1 nhận xét:

  1. Casino and Gambling in Oregon | DRMCD
    How does 광명 출장안마 Casino and Gambling work? Learn more about 용인 출장샵 the various 안성 출장샵 types of casino games 남원 출장마사지 and wagering you can play on your 1xbet korean mobile device.

    Trả lờiXóa