Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

215. Chuyện nhỏ làng quê.. Câu chuyện thứ tư.

215. Chuyện nhỏ làng quê.

       4. Câu chuyện thứ tư: Chuyện Liêu Trai ở làng Thượng Phước.

Làng Thượng Phước có địa thế rất rạch ròi. Phía trước giáp bờ nam sông Thạch Hãn, băng qua bãi cát rồi tới biền. Biền là một dải đất sát bờ sông rất màu mỡ bởi hàng năm phù sa đắp lên dày có tới mười, mười hai phân tây, thường canh tác cây dâu tằm hoặc các loại đậu… tới thốốc, tới kiệt giành riêng cho trâu bò đi. Nhà cửa vườn tược của dân làng tập trung vào dải đất giữa làng, có kiệt ngang chia cắt từng xóm riêng lẻ. Ngoài lũy tre là những đám ruộng nhỏ. Con đường làng chạy từ chạy từ chân cầu Thạch Hãn (gồm đường sắt và Quốc lộ 1A), qua làng An Đôn, nay là phường lên tới Phường Sãi thì bắt gặp những đôộng những hác, tức là đã bước vào miền duyên sơn. Cặp với con đường làng là hai cánh đồng lúa có tên là Baù Lác và Bàu Ông Phe. Đồng Bàu Lác chạy quanh Cồn Cự đến khỏi hác Cồn Lê thì gặp Cánh đồng Hoang. Bàu Ông Phe chỉ ngắn một khúc từ đầu làng (trước Cách mạng Tháng 8 đoạn này là Phường Sãi thuộc làng Xuân An) đến Bàu Lác.
Dân quê tôi không có thói quen an táng người thân trong nương nhà mà tất cả những người quá cố đều được chôn cất trên những quả đồi. Hồi trước, đất rộng người thưa cho nên muốn chôn cất ở đâu cũng được. Do đó mới có tên Cồn Mồ, Xóm Mộ.
                                                ***
Ông giáo Trợ, người họ Trần Đức có ngôi nhà ngói ở kiệt giữa làng, thuộc loại nhà giàu có nên được ăn học tử tế và sau khi ra trường ông được bổ về dạy ở thị xã Quảng Trị. Đoạn đường từ làng về thị xã dài khoảng 5 cây số. Sau khi tan lớp chiều ông đi bộ về nhà, thường là lúc đã về đêm. Đường vào nhà ông giáo có một cây phượng vĩ, mùa hè hoa nở đỏ rực.
Có dạo, bọn trẻ chúng tôi được nghe các cụ già trong làng kể chuyện thầy giáo Trợ được hai cô gái xinh đẹp mời về nhà chơi. Hai cô đều mặc quần áo trắng, dáng người thanh mảnh, dịu dàng, khuôn mặt rất đẹp, mái tóc dài buông xuống gần chấm gót, đôi mắt sáng long lanh và có nụ cười rất tươi. Hai cô này tự nhiên xuất hiện trước kiệt vào nhà thầy, dưới gốc cây phượng vĩ, đón đường thầy và đon đả mời thầy về nhà. Dù không hề biết mặt và chưa hề quen biết, nhưng trước vẻ đẹp kiều diễm và những lời mời nhiệt tình, thầy giáo Trợ đành đi theo hai cô gái. Thầy được đưa về một ngôi nhà rất lộng lẫy. Trong nhà đèn đuốc sang choang. Người đi lại tấp nập. Tiệc được bày biện ngay tại sảnh lớn, trên một chiếc sập khảm trai rất đẹp, đủ các món cao lương mỹ vị. Duy có một điều lạ là trong ngôi nhà này không có mặt một người đàn ông nào mà chỉ thấy vài mụ già thôi. Rượu ngon lại được mỹ nhân ân cần tiếp đãi nên thầy giáo Trợ say lúc nào không biết.
Sáng ra, mặt trời lên chứng một con sào, thầy tỉnh rượu. Đầu óc mường tượng tối hôm qua thầy được mời dự tiệc trong một dinh thự lớn, lại được hai người đẹp ân cần khoản đãi, sao bây giờ lại nằm trên đám đất mà chung quanh có 3 cây duối cao to vây kín. Thầy nghe tiếng lao xao của bà con làm đồng nói chuyện phía ngoài. Thầy gọi lớn: Cứu tôi với! Tôi là giáo Trợ đây! Người ta lấy làm lạ, sao thầy lại chui vào được trong lùm cây duối này?
Một người hỏi: - Sao thầy lại vô được trong đó? Thầy trả lời:
-Cũng chẳng biết nữa. Thôi, hãy đưa ra ngoài rồi tôi sẽ thuật lại cho cả làng biết.
Thế là mấy người trai làng chạy về lấy hai cái thang tre. Một cái để phía ngoài, tựa vào lùm duối, mang theo cái thang thứ hai, trèo lên ngọn duối, thả xuống để thày Trợ trèo lên, thoát ra theo cái thang thứ nhất.
Câu chuyện chỉ có thế. Nhưng sau này dân làng thêu dệt thành ra chuyện hai cô gái thành tinh, chuyên dụ dỗ những chàng thanh niên làng cường tráng, đẹp trai. Bởi vậy, trong một thời gian dài người ta không dám đi ra khỏi nhà vào ban đêm.
Chuyện sau đây là có thật. Chuyện “ma trơi” bay theo người đi đường. Có một buổi xẩm tối, sấm chớp ì ầm, báo hiệu sẽ có cơn mưa dông lớn. Anh Tư, con ông cậu tôi, trên đường đi học về. Anh phải chạy cho thật nhanh để khỏi mắc mưa. Đến gần Cồn mồ thì anh thấy sau lưng mình có nhiều “bó đuốc” đuổi theo. Anh sợ quá, vấp vào một mô đất ngã xuống, nhìn lại sau thì chẳng thấy “bó đuốc” nào cả. Sau này, khi văn minh được truyền bá, mọi nguời mới biết đó là những khối lân tinh từ xương người chết bốc lên mỗi khi động trời!

Bên bờ Phước Long Giang, ngày thứ tư xét xử đại án PVN.Ngày 12/01/2018.Dù phiên tòa chưa kết thúc nhưng VKS đã đề nghị tuyên bị cáo Đinh La Thăng 14-15 năm tù, bị cáo Trinh Xuân Thanh tù chung thân.

                                                                     Nhà thơ Xuân Bảo

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

214, TÊT DƯƠNG LỊCH, NHỚ CUBA

                    TẾT DƯƠNG LỊCH, NHỚ CUBA

Cách đây 150 năm, năm 1868 ở Nam kỳ Lục tỉnh Thiên hộ Võ Duy Dương, Lãnh binh Nguyễn Trung Trực và Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân đã dấy quân khởi nghĩa, lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ kháng chiến chống bọn sài lang Phú lang sa.
Cách ta nửa vòng quả đất, trên hòn đảo Cuba rực nắng cũng có một cuộc nổi dậy của nhân dân Cuba chống thực dân Tây-ban-nha do nhà yêu nước N.Cô-pết lãnh đạo. Lá cờ trương lên trong ngày đó cho tới bây giờ vẫn là lá cờ mà giờ đây được coi là ngọn quốc kỳ Cuba chói lọi, làm ngọn đuốc soi đường cho con đường cách mệnh của mình. Quốc ca hiện nay của Cuba cũng xuất phát điểm từ đó và có lịch sử tròn 150 năm.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Cuba kéo dài 10 năm cũng như ở ta Lê Lợi chống quân Minh cũng ròng rã 10 năm. Tháng 4 năm 1869, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh giành quyền độc lập của nhân dân Cuba anh hùng.
Tuy nhiên, thổ dân Cuba bị tiêu diệt gần như diệt chủng! Hiệp ước Xan-Hôn ký năm 1878 nhưng thực dân Tây-ban-nha đã phản bội và quay lại đàn áp nhân dân Cuba vô cùng dã man.
Hô-xê Mác-ty là người thày vĩ đại của Cách mệnh Cuba. Ông đã sáng lập đảng Cách mạng và Cương lĩnh chính trị  vào những năm cuối thế kỷ 19. Ông đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Hai vị kế tiếp sự nghiệp của Hô-xê Mac-ty là Maximô Gômet và Antôniô Maxêô.
Cuộc trường chinh 1000 km từ bờ đông sang bờ tây Cuba của những người kháng chiến được tiến hành từ ngày 22 tháng 10 năm 1895 tấn công vào 20 vạn thực dân Tây-ban-nha. Nhân dân Cuba anh hùng đã ghi những trang sử huy hoàng lẫm liệt của cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Khởi nghĩa vũ trang thắng lợi hoàn toàn!
Tây-ban- nha cút. Mỹ với danh nghĩa là “giúp” Cuba đánh ngoại xâm đã bất chấp tất cả, xua hàng vạn quân vào chiếm đóng đất nước Cuba. Thế là mới giành được độc lập, Cuba lại rơi vào tay thực dân mới-một tên sen đầm quốc tế- kẻ thù của nhân loại.
Năm 1902, đế quốc Mỹ dựng chính quyền bù nhìn mới ở Cuba. Đảng Cộng sản Cuba do Huliô Antôniô sáng lập đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc lãnh đạo nhân dân Cuba đứng lên.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959, thiếu tá Phi-den Castrô đã lãnh dạo nhân dân Cuba đứng lên giải phóng đất nước  khỏi tay bọn Yanki, thành lập Cộng hòa Cuba tồn tại đến ngày hôm nay.
Phi- den là người bạn chí tình với nhân dân Việt Nam. Ông có câu nói bất hủ:  “Vì Việt Nam, chúng ta có thể hy sinh đến giọt máu cuối cùng! “. Phi-den cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đã đến chiến trường Quảng Trị năm 1972, cổ vũ nhân dân ta trong cuộc chiến Chống Mỹ cứu nước.
Phi-den vừa tạ thế năm ngoái. Theo ước nguyện của Người, nhân dân Cuba không đặt tên Người vào các công trình văn hóa – xã hội, không xây lăng miếu đồ sộ, không đúc và dựng tượng đài…Thật là vĩ đại!
 Viva Phidel Castro! Viva Cuba!
Nhớ về Cuba là nhớ đến cố Chủ tịch Phi-den. Nhớ đến ngày 1 tháng 1 năm 1959 vô cùng oanh liệt của nhân dân Cuba anh em.
Bên bờ Phước Long Giang, sáng ngày 2 tháng 1 năm 2018.

Nhà thơ Xuân Bảo