Trang

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

86. VẪN CÒN HY VỌNG


Viết bởi: Văn Biên Hòa

Tuần trước, Nghệ sĩ Kim Chi đã từ chối bằng khen của Hội Điện ảnh vì không muốn trong nhà có chữ ký của người đang làm nghèo đất nước.         
Mấy ngày qua, 2 Nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam lại từ chối giải thưởng do Hội Nhà văn Việt Nam trao cho mình vì cho rằng không rõ ràng minh bạch, thậm chí Y Ban còn chính thức từ bỏ chiếc ghế Ủy viên hội đồng văn xuôi. Khiếp!  Lạ quá nhỉ!!! Tổ chức quản lý thượng tầng tại ngôi đền thiêng của văn nghệ sĩ mà có vấn đề và yếu kém  tuyệt vọng thế sao?
Buồn một phút.
Cấp trung ương mà thế thì mong gì ở 64 Hội VHNT cấp tỉnh-thành, nơi mặc nhiên có chức năng kế thừa nhân sự sau này. Càng buồn hơn!
Thế nhưng mình đã nhầm khi nghĩ về Hội VHNT Đồng Nai. Tại đây dưới tấm bảng hoa hòe “tất cả vì nghệ thuật” vẫn còn nhiều người máu lửa, dũng cảm cố bám víu vào chiếc ghế chức vụ  để đưa ra những cải tổ, sáng kiến cực kỳ hay ho rất đáng học tập.
Xin nêu mấy điển hình để các bạn khỏi bi quan:

Nam Ngữ

-Ông Nguyễn Nam Ngữ sau 2 nhiệm kỳ 10 năm làm chủ tịch đã lén lút cho thuê 3 cơ sở văn phòng, trong đó chỉ một cơ sở bán đàn đã thu về 870 triệu đồng. Ông đã chi riêng cho khối văn phòng 285 triệu đồng trong im lặng. Sự việc có nguy cơ bại lộ khi Văn Biên Hòa lên tiếng nên ông đã có sáng kiến là “xin nghỉ hưu vì lý do sức khỏe” để bỏ của lấy người. Và ông đã thành công, cấp trên cho nghỉ trước 2 tháng mặc dù còn khỏe như trâu. Nhưng thành  công hơn cả của ông  là đã kịp cấy vào Ban Chấp Hành một mầm non mà bây giờ được hợp thức hóa là chủ tịch Khánh Hòa.

Khánh Hòa
 Ông Khánh Hòa còn giỏi giang hơn cả Nam Ngữ về khỏan sáng kiến. Ông xuất thân là nhạc công chơi đàn ở câu lạc bộ Suối Tre của Cty Cao su Đồng Nai, được ông Nam Ngữ dắt về Hội truyền nghề lãnh đạo và cho ở trong văn phòng Hội hơn 5 năm mà không tốn đồng xu cắc bạc nào. Tại đây, ông đã có nhiều sáng kiến như ra ba- rem chấm điểm tác phẩm để bình bầu văn nghệ sĩ, thảo văn bản qui chụp “nhóm tạo phản” để truy tìm Tú Thịt Hộp đã cả gan phê phán Ngài Nam Ngu…nhưng đặc biệt là sáng kiến kiêm chức bảo vệ để dẹp tan dư luận  xì xào về việc chiếm văn Hội làm nhà riêng của ông.
Sau khi cố chủ tịch Nam Ngữ nâng khống số hội viên của Hội từ khoảng 100 thực sự sinh hoạt lên gần 300 để xin 11 biên chế văn phòng trong đó có 1 suất bảo vệ thì ông Khánh Hòa đã xin kiêm nhiệm luôn chức danh này. Thế là thời giờ hành chánh ông ngồi phòng riêng, buổi trưa ông ra đóng cổng, buổi chiều ông ra đóng cổng, buổi tối ông được quyền ở lại trong cơ quan nhé. Cấm ai xoi mói nhé. Tuyệt không?
 Tất nhiên là ông ăn 2 lương và mọi người với tầm nhìn hạn chế chỉ thấy ông là người tham ô công sản. Nhưng hãy suy nghĩ cho nghiêm túc, nhờ sáng kiến kiêm bảo vệ này mà ông đã nhảy vào can thiệp kịp thời khi hai Hội Viên nhà văn nhớn Lê Đăng Kháng và Phạm Thanh Quang đấm đá nhau. Nhờ vào vai bảo vệ hoàn hảo nên ông  đã mô tả chính xác trong văn bản sự cố gởi tất cả Hội viên. Thật là kỳ tài. Lại nghĩ về tiết kiệm nhân sự tinh giản biên chế thì ông thuộc loại xuất sắc. Thử hình dung các cơ quan các cơ quan tỉnh, huyện, xã trong tỉnh Đồng Nai và khắp cả nước chủ tịch đều kiêm bảo vệ thì tiết kiệm biết bao nhiêu là nhân sự mà chủ tịch lại có thêm thu nhập (2 lương) khỏi phải tham ô hối hộ nhé. Thật là một sáng kiến có lợi cho quốc gia đại sự.
Trước thềm đại Hội của Hội VHNT tỉnh Đồng Nai mình thiết tha kêu gọi mọi Hội viên hãy dành phiếu cho ông, đừng để một tài năng đa dạng bị mai một.
Biết đâu mai mốt ông sẽ  thăng tiến lên cấp trung ương như đã từ Suối Tre lên Biên Hòa. Lúc đó nếu ông về cục Điện ảnh thì Nghệ sĩ Kim Chi Khỏi lo nhé. Ông Chủ tịch “kiêm” này sẽ ra tay ký bằng khen, khỏi phải lo ám ảnh người làm nghèo đất nước. Nếu ông về Hội bác Hữu Thỉnh thì Y Ban, Cảnh Nam hết có cơ Hội từ chối . Vì  ông là ông “kiêm” tất. Không nhận thì tạm thời về nhe!Chờ đấy, vẫn còn hy vọng.
He !!! Hee !!!!

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

85.Giới thiệu tập thơ 4 câu của Xuân Bảo


   Giới thiệu: Tập thơ bốn câu của nhà thơ Xuân Bảo                       


TÂM HUYẾT CUỘC ĐỜI XUÂN BẢO QUA “THƠ BỐN CÂU”
                                                                                                                  NGUYỆN
                                                   

Năm1955, nhà thơ Xuân Bảo vừa tròn hai mươi tuổi. Sau khi rời khỏi quân ngũ anh ra Hà Nội học tập. Những ngày đầu của thủ đô giải phóng biết bao công việc bề bộn phải làm để hàn gắn vết thương chiến tranh. Ngoài việc học tập, anh còn được tham gia cải cách ruộng đất, rèn cán chỉnh cơ. Trước đó, khi còn ở trong quân đội, anh đã được tham gia rèn cán chỉnh quân, học tập tình hình mới, nhiệm vụ mới.
Từ chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa, anh đến Hà Nội với bao ngỡ ngàng. Tiếng súng tạm ngưng trên nửa thân mình Tổ quốc. Phía bên kia giới tuyến và ít lâu sau đó sẽ là chiến tuyến kéo dài suốt hai mươi năm trời. Quê hương anh bên dòng sông Thạch Hãn, nơi có người mẹ kính yêu và đàn em nhỏ thân thương đang sống và ngóng trông đứa con xa sẽ trở về khi nước nhà thống nhất. Đêm xuống, có những lúc nhớ mẹ da diết, anh đã gửi tâm sự của mình vào những câu thơ cháy bỏng:

Quạnh quẽ đêm nay ta với bóng
Bồi hồi nhớ mẹ chốn quê nhà
Đầu non sương lạnh trăng dần khuất
Eo óc thôn xa mấy tiếng gà
                                    (Nhớ nhà)

Đây cũng là lúc mà tuổi thanh xuân cuộc đời anh bước vào một thời khắc mới, được bay đến những chân trời mới biết bao hoài bão mơ ước và hy vọng. Nhà thơ yêu TỰ DO như yêu chính bản thân mình. Bầu trời tự do sẽ cho anh đôi cánh diệu kỳ để vươn tới những đỉnh cao của cuộc sống, để làm người và vươn tới mục đích cao cả của thi ca. Nếu không có TỰ DO ắt sẽ không bao giờ đi tới đích Chân-Thiện-Mỹ:

Tự do hai tiếng ngọt ngào
Êm như nhựa đất chuyển vào thân cây
Đời cho ta chút men say
Tự do nâng cánh ta bay- diệu kỳ
             (Tự do)

Tuổi thanh xuân rạo rực con tim. Đây là lúc tình yêu đôi lứa chớm nở. Anh nhìn đời với đôi mắt ngây thơ và hết sức lạc quan:

Sơn ca vui hót mừng trong nắng  sớm
Bình minh reo trên lá mới xuân đào
Đẹp biết bao khi tình yêu vừa chớm
Hồn giao nhau trên đỉnh các vì sao
                                         (Vô đề)

Sống trong không khí văn chương của Hà thành, trái tim của chàng trai Huế- anh người gốc Quảng Trị nhưng được sinh ra bên dòng Hương giang trầm mặc và thơ mộng- đã xao xuyến trước những mối tình chợt đến và anh đã nguyện:

Nguyện cùng em đi cùng trời cuối đất
Nguyện cùng em có nhau lúc vui buồn
Nguyện cùng em lúc sống và khi chết
Được như thế có hạnh phúc nào hơn
                                           (Nguyện)

Có thể nói, Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng những vần thơ đầu đời trong sáng và lãng mạn của nhà thơ. Những bài thơ Xuân Bảo viết ở giai đoạn này lung linh sắc màu của tình yêu như ngàn hoa, cánh gió, như thăm thẳm đại dương, như nắng đẹp mây bay, như mùa thu xanh, nhẹ như sương và đằm thắm như con đường Trần Hưng Đạo dài hun hút.
Về thủ đô, nhà thơ còn được đến thăm một vùng đất ăm ắp tình quê quan họ. Anh đã được những cô gái Cầu Lim trao những câu hát ân tình, trao những miếng trầu cánh phượng:

Miếng trầu cánh phượng em trao
Nhớ về Kinh Bắc ngày nào bên em
Tiên Du bàng bạc sương đêm
Cho câu Quan họ ướt mềm môi ai
                (Miếng trầu cánh phượng)

Khi đất nước thống nhất, anh chọn Biên Hòa làm quê hương mới. Vì nơi đó trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, mẹ và các em của anh đã bị đưa ra khỏi quê hương để di dân vào đây. Nhà thơ về với:

Xuân Lộc quê ta đất đỏ au
Cao su xanh mướt chuối tươi màu
Ai về xin gởi niềm thương nhớ
Cho tình thắm thiết mãi bên nhau
                            (Qua Xuân Lộc)

Về với Đồng Nai, nhà thơ đã sống hết mình với vùng đất mà nhà thơ tự hào rằng: “Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng”. Anh đi tới các làng quê và cả những nơi mới khai phá. Anh đến với núi rừng Sông Ray, với Suối Lệ, suối Thề, ngắm vầng trăng của chiến khu xưa:

Ai qua Suối Lệ, Suối Thề
Để ta nhớ mãi một thời bằng lăng
Sông Ray rừng sáng dưới trăng
Chiến khu ghi dấu tháng năm oai hùng
                                            (Cẩm Mỹ)

Những bài thơ về Nguyên tiêu – về Ngày Thơ Việt Nam và chùm thơ Xuân khá đầy đặn. Bài Trăng Giêng như một tụng ca hoành tráng:

Lộng lộng trăng soi khắp mọi miền
Qua rồi bão tố, bến bình yên
Trời quang mây tạnh ngày xuân đẹp
Vang vọng thơ Người: Nguyệt chính viên
                                          (Trăng Giêng)

   Nhà thơ yêu mùa xuân với tâm hồn nồng ấm và không kém phần lãng tử:

Ánh dương rắc hạt sáng đường trần
Én vẽ trời xanh nét nét xuân
Lạc bước thi nhân vào cõi mộng
Hài in lối cũ gót giai nhân
                              (Nét xuân)

Nhà thơ Hạnh Phương đánh giá: “Hai câu đầu của Nét Xuân là một bức tranh xuân rất hiện thực, mơn mởn một sức sống rất mới, rất thực…Đến hai câu sau của bài thơ thì nhà thơ chúng ta đã lạc bước chân hoài niệm rất cổ điển, rất Đường thi…” Là nhà báo, anh đi được nhiều. Nhà thơ đã rải bước chân của mình từ Công viên Đá Đồng Văn đến tận chót Mũi Cà Mau… Anh ra thăm Côn Đảo, đến viếng mộ người nữ anh hùng Võ Thị Sáu:

Côn Sơn mờ mịt giữa trùng khơi
Nghĩa địa Hàng Dương đứng giữa trời
Ngắt cánh hoa tươi cài mái tóc
Ngàn năm chị Sáu tuổi đôi mươi
                                       (Bất tử)

Trong dịp dự Trại Sáng tác Đà Lạt viết về  kỷ niệm 100 năm Yersin tìm ra cao nguyên Lâm Viên, nhà thơ Xuân Bảo đã góp tiếng thơ của mình với chùm thơ tứ tuyệt đượm màu sắc của thành phố Ngàn hoa, “Đà Lạt tím là một bài thơ hay:

Thương quá một màu hoa phượng tím
Tím một hoàng hôn trong mắt ai
Say mãi tình em chân trời tím
Xa nhau tím cả một bờ môi

Nhà thơ còn được đi ra nước ngoài. Anh đến Ba-Li (Indonesia) và được mời giao lưu thơ trong đêm Diner Gala bên bờ biển Nam Dương xinh đẹp với bài thơ Em Gái ba li. Khi đến thăm đền Angkor (Cambodia) anh lại nhớ về cố đô Huế, nơi những ngày thơ ấu anh được bơi lội giữa giòng sông Thơm, nơi những lăng tẩm, đền đài, miếu mạo… giờ đây chỉ còn là di sản của nhân loại mà thôi:

Lặng ngắm đền đài nhớ cố đô
Năm trăm năm ấy một cơ đồ
Đá mòn Phnom Buk  mờ sương núi
Trăng khuyết Angkor lạnh Biển Hồ
                                    (Vịnh Angkor)

Thơ bốn câu – 88 bài tứ tuyệt của nhà thơ Xuân Bảo thật sự xứng đáng là những dòng thơ tâm huyết để lại cho đời, góp tiếng thơ vào dòng chảy thi ca của một vùng địa linh nhân kiệt - nơi có Bình Dương thi xã với Gia Định Tam gia- nơi có Nhớ Bắc của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ và những Kòn Trô, Chi-mô-phây của nhà văn Đường Rừng Lý Văn Sâm…

                                                                    Nhà thơ VÕ NGUYỆN
                                                   (Viết tại Biên Hòa khi cơn bão số 1 đang về)
                                                                               Ngày1/5/2012.





Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

84.Hổ lốn Lời giới thiệu sách của Hội


Sáng ngày 9-1-2013, Ban Văn học tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác và bình bầu thi đua năm 2012, Lúc đầu chỉ có 27 hội viên, sau 9 giờ thì lác đác thêm được 3 vị. Vị chi tổng số có mặt là 30 vị. Còn hơn một nửa vắng mặt, gồm các nhà văn, nhà thơ “ lợn”. Nói theo giọng miền Trung “lớn” thành ra “lợn”. Phần nhiều đã là hội viên hội nhà văn Việt Nam, trong đó phải kể đến nhà văn Khôi Vũ, người đạt nhiều giải thưởng nhất, kể cả giải thưởng nước ngoài.Trên blog của Nguyễn Thái Hải – Khôi Vũ vừa qua, mục “Gác tay lên trán” có bài “ Khi người ta hết thời”. Bài viết rất hay rất thời sự. Các nhà văn Nguyễn Một, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết “Đất trời vần vũ”, nhưng bị loai khỏi giải Trịnh Hoài Đức của Đồng Nai do Phó ban thường trực giải chủ trì.Nhà thơ “thi đường” Trần Ngọc Tuấn đã bỏ sinh hoạt hội hơn 2 năm nay. Nhà văn Phạm Thanh Quang vắng mặt không có lý do.Và mhiều nhiều các vị khác…Nhà văn Võ Nguyện, người vừa tố cáo bằng văn bản ( đơn tố cáo) nhạc sĩ Trần Viết Bính, Ủy viên BCH, Trưởng ban Âm nhạc có “ hiện tượng tham nhũng” trong việc cho Sơn Hà thuê mặt tiền Văn phòng Hội. Số tiền này là bao nhiêu và rơi vào túi ai ??? BCH đã họp ngày 14-12-2012 thành lập Đoàn Thanh tra tài chính để sau 15 ngày , hết thời hiệu trả lời khiếu nại tố cáo thì BCH phải trả lời chính thức cho ông Võ Nguyện.
Cũng như mọi lần, nhà thơ Xuân Bảo phát biểu đầu tiên. Ông nêu ba bốn vấn đề gì đó rồi ông lấy mục kỉnh và một tờ giấy đánh máy ra  từ trong túi áo ngực ra đọc một mạch. Phải nói rằng cái giọng Huế pha lẫn giọng Hà Nội của ông rất chi là hấp dẫn nên cử tọa lắng nghe rất nghiêm túc.  Đọc xong ông giao lại bài cho 2 vị chủ trì hội nghị là Phó chủ tịch Hội Đàm Chu Văn và Trưởng ban Văn Lê Thanh Xuân. Nhiều người đến xin ông bái đó nhưng chỉ còn ít bản nên không đáp ứng được. Ông cho họ blog mới của ông ( vì Yahoo ngày 17 – 1-2013 rút đi) nên phải chuyển nhà sang trang mạng mới là http//xuanbaohanoi,blogspot.com. Giữ lời hứa hom nay nhà thơ cho đăng bài này
.
Nhà thơ Đàm Chu Văn -Trưởng ban Biên tập sách Tam nông
HỔ LỐN BÀI GIỚI THIỆU SÁCH CỦA HỘI

Câu cuối trong Lời giới thiệu tập sách “ Tuyển tập tác phẩm VHNT viết về đề tài NÔNG NGHIỆP- NÔNG DÂN – NÔNG THÔN…” có đề cập “Trong quá trình thực hiện tập sách, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn, xin được bạn đọc góp ý để lần tái bản sau tập sách sẽ có chất lượng tốt hơn”. Chính vì vậy mà Công tước Bửu Gia Trang mới có bài viết này.

Trước hết, Trang 3 viết là LỜI GIỚI THIỆU nhưng Mục lục không có số trang lại viết là TỰA. 2 cụm từ này khác nhau xa lắm về ngữ nghĩa. Đó là cái sai thứ nhất. Cái sai thứ 2 là toàn bộ bài Lời giới thiệu có tất cả là 796 từ, không kể tựa đề và chức danh 2 cơ quan làm sách thì cái câu “…thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa X ) về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn…” đã chiếm hết 4 câu của bài giới thiệu với 111 từ. Còn lại 685 từ ! Sao không rút gọn lại cho đỡ rườm rà? Trong bài lại có nhiều từ không chuẩn như các từ “ thô tháp, vụng về” ( câu thứ 9 thù dưới lên, trang đầu). Câu này dễ gây mất lòng các văn nghệ sĩ lắm.Câu thứ 3 từ dưới lên viết “thói quen cũ còn lưu luyến”. Lưu luyến ở đây biểu thị cái gì nhỉ? Câu thứ 9 từ trên xuống ( trang đầu) sao không dùng từ “đồng bào hoặc nhân dân” mà lại  đi viết “ dân cư nông thôn”. Ở trang sau, câu thứ 2 từ trên xuống dùng chữ Nam bộ là thừa. Câu thứ 7 từ trên xuống có mấy chữ quyết định xây dựng tuyển tập là không chính xác mà phải dùng chữ ra mắt. Câu thứ 11 thừa chữ điện ảnh vì thưc tế cả cuốn sách không hề có tác phẩm điện ảnh nào.Câu thứ 14 Ban tuyển chọn và biên tập. Như vậy làm tập sách này có đến 2 ban cùng làm sách? Tóm lại Lời giới thiệu không đem lại cho người đọc mong muốn. Một bài viết hết sức cẩu thả.

Ở đây Bửu Gia Trang tôi không đề cập đến Ban Chỉ đạo Tam Nông tỉnh vì biết rằng các ông bên ấy chỉ rành cái việc Nuôi con gì, trồng cây gì nên không trách. Chỉ trách một cái Hội mang danh văn học mà viết Lời giới thiệu không sạch  nước cản đến tội nghiệp!
Còn 1 ý nữa xin nói nốt. Ở trang 2 có ghi rằng: Ban biên tập do nhà thơ Đàm Chu Văn ,Trưởng ban và một loạt các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu  tú , nghệ sĩ nhiếp ảnh làm nhiệm vụ biên tập. Xin hỏi các nhà này một câu : Các ông có đọc và tham gia với tác giả Lời giới thiệu hay không mà giờ đây giấy trắng mực đen ghi rõ danh tính các ông vào ban biên tập. Các ông có thấy xấu hổ lây không?
Phần nội dung sách sẽ có bài phân tich sau.

Trong cuộc họp của Ban Văn ngày 9-1-2013, nhà thơ Đào Trọng Thử có hứa với mọi người rằng ông sẽ phân tích phần nội dung cuốn sách tuyển tập “ tác phẩm VHNT viết về đề tài Tam Nông”, nhưng vì ông không có sách biếu vì không có bài đăng nên ông mượn tôi cuốn sách đó. Tôi cho ông mượn và cũng ông viết phần nội dung như tôi đã hứa với bạn đọc. Tôi nhường ông phần này. Ở dây đáng lẽ tôi chụp ảnh bài Lời giới thiệu, nhưng để mọi người đọc cho dễ, tôi đánh máy lai toàn văn, không sai một chữ , tuy nhiên có ghi chú những câu, những chữ cần nhấn mạnh, tôi dã cho in nghiêng và đậm các từ đó với thêm NV ( người viết).
Sau đây là toàn văn Lời giới thiệu:
LI GII THIỆU
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong ba năm qua trên lĩnh vực nông nghiệp cũng như các vùng nông thôn khắp cả nước đã có nhiều chuyển biến. Những mục tiêu lớn của nghị quyết đề ra, đó là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng và bền vững, xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực, phát huy cao nội lực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh  ở các vùng còn nhiều khó khăn,v.v…đã và đang được cụ thể hóa thành hiện thực. Sau gần ba năm thực hiện kế hoạch 07-KH/TU của Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Đồng Nai đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Được sự phối hợp chặt chẽ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp là Chi cục Phát triển nông thôn, từ năm 2009 , Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai đã tổ chức cho các hội viên thuộc các ban chuyên môn của Hội di thực tế sáng tác về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Đồng Nai. Đoàn văn nghệ sĩ đã đến các địa phương: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán, Tân Phú…nơi có những xã điểm có nhiều thành tựu bước đầu trong thực hiện Nghị quyết 26-NQ.TW. Kết quả thu được của các chuyến đi thực tế là các tác phẩm văn học nghệ thuật đã ra đời, nóng hổi hơi thở cuộc sống. Tuy có một số tác phẩm còn thô tháp, vụng về nhưng đa phần là khá thành công cả về nội dung và nghệ thuật, giàu giá trị hiện thực. Một hình ảnh nông thôn Đồng Nai đang chuyển mình, một nền nông nghiệp Đồng Nai đang tiến quân mạnh mẽ vào sản xuát hàng hóa đa dạng và bền vững, những nhân tố mới, những con người mới đã dần rõ nét. Những trăn trở, nghĩ suy của người nông dân hôm nay, những tập quán, thói quen cũ còn lưu luyến trước xu thế tất yếu của sản xuất hàng hóa, những phương cách, hướng đi mới vươn lên làm giàu chân chính trên mảnh vườn, thửa ruộng nhà mình v.v… Và những đổi thay, nâng cao trong cuộc sống vật chất, tinh thần của người nông dân, của làng quê Nam bộ – Đồng Nai cũng được phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đồng Nai.
Trên cơ sở kết quả của các trại sáng tác về đề tài “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Đồng Nai ba năm qua, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp-nông dân-nông thôn và Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai và Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai quyết định xây dựng  Tuyển tập tác phẩm văn học  nghệ thuật về đề tài Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn và Xây dựng nông thôn mới Đồng Nai.
Tham gia tuyển tập gồm 57 tác giả với 94 tác phẩm thuộc các thể loại: văn xuôi, thơ, ca khúc, sân khấu – điện ảnh, ảnh nghệ thuật, ca cổ. Đây là thành quả đáng ghi nhận của dội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai ba năm qua.
Ban tuyển chọn và biên tập đã làm việc nghiêm túc, nhiệt tình với sự cẩn trọng, nâng niu những thành quả lao động nghệ thuật của anh chị em hội viên, cố gắng chọn được những tác phẩm nội dung tốt nhất, chất lượng nghệ thuật đảm bảo tham gia tập sách. Tuy nhiên, với tinh thần xây dựng, mục đích phản ánh được những thành quả bước đầu đạt được trong thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên địa bàn Đồng Nai ba năm qua, nên những tác phẩm nào không phục vụ cho nội dung trên sẽ không tham gia tập sách.
Trong quá trình thực hiện tập sách, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn, xin được bạn đọc góp ý để lần tái bản sau tập sách sẽ có chất lượng tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ban Chỉ đạo Nông nghiệp – nông dân – nông thôn        & Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai. Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai.
Sau khi đưa bài Hổ lốn Giới thiệu sách của Hội cho anh Đàm Chu Văn, tôi hỏi : Lời giới thiệu này ai viết , cậu có xem lại không? Nhà thơ Đàm Chu Văn không trả lời mà đem cuốn sách ra xem lại Lời giới thiệu.



Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

83.Kỷ niệm 6 năm Ngày thành lập CLB Thơ Bính Đa


83.Kỷ niệm 6 năm Ngày thành lập CLB Thơ ca Bình Đa
“TIẾNG CỦA HỒN THIÊNG SÔNG NÚI”

Tôi xin trích dẫn câu nói của nhà thơ Nguyễn Quốc Chấn, phó chủ nhiệm CLB Thơ ca Bình Đa để làm đề dẫn cho bài Giới thiệu tập thơ Âm vang Bình Đa 3 này…”Gấp trang sách lại tôi còn nghe âm thanh của đàn đá ngày xưa vọng về.Đó là tiếng của hồn thiêng sông núi, của đất Mẹ Bình Đa trong lòng dân tộc. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều bài thơ hay…Những vần thơ sẽ mãi mãi vút cao, bay bổng, sẽ là những nốt nhạc khơi nguồn để âm thanh ngày càng sáng đẹp ngân nga mãi Âm vang Bình Đa, Đàn đá Bình Đa vang xa mãi mãi, góp phần làm giàu cho cuộc sống tràn đầy sinh lực và giàu chất thơ trong cuộc sống hôm nay.” ( trích bài VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ ‘ ĐÀN ĐÁ BÌNH ĐA MÃI ÂM VANG).
Vâng, những vần thơ trong tập thơ Âm vang Bình Đa 3 có dịp được bay bổng, vút cao!
Chúng ta đang có trong tay tập thơ Âm vang Bình Đa 3, còn thơm mùi mực, mới được in xong đầu tuần này để kịp hôm nay ra mắt Chào mừng Kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập CLB Thơ ca Bình Đa.
 Tập thơ quy tụ được 35 nhà thơ, trong đó có 12 tác giả nữ. Có 2 tác giả ngoài tỉnh. Đó là nhà thơ nữ Trương Thị Xuân Hồng ở thành phố Hải Dương và Thanh Hiếu ở La Gi Bình Thuận. Có 3 vị hiện là chủ nhiệm các CLB bạn. Nhà thơ Huỳnh Trọng Nhân, CLB Thơ ca Ông bà cháu Long Bình Tân ; Nhà thơ Lương Túy Vân, CLB Thơ ca Tân Hiệp ; Nhà thơ Mạc Hàn Vi, CLB Thơ Long Thành, góp bút trong tập thơ này. Toàn tập có 126 bài thơ gồm nhiều thể loại. Ngoài ra có 4 bản nhạc của nhạc sĩ Vũ Trọng, nhạc sĩ Nhật Quang và nhạc sĩ nhà thơ Đỗ Sĩ Quân.Như vậy toàn bộ tập thơ lần này có tất cả là 130 tác phẩm. Đó là điều đáng mừng và đáng trân trọng.
Bao trùm lên tất cả là chủ đề về tình yêu quê hương đất nước:

Còn ngân nga tiếng đàn đá mấy trăm năm
Bao oai hùng của một thời oanh liệt
                                              (Tiếng vọng của Hoàng Văn Bảy)

Lá cờ đỏ sao vàng là ngọn đuốc chỉ đường cho nhân dân ta đi tới. Dưới ngọn cờ đó Việt Nam đã đứng lên đạp đổ chế độ phong kiến và bọn thực dân cũ và mới, làm nên những kỳ tích:

…Màu cờ mãi mãi thăm tươi
Lòng ta mãi mãi rạng ngời niềm tin.
                                       ( Lá cờ Tổ quốc của Nguyễn Quốc Chấn)

Tình yêu quê hương còn thể hiện trong mỗi điệu dân ca, trong làn quan họ e ấp:
…Em dịu dàng trong điệu dân ca
Trời Biên Hòa rơi vào đôi mắt…
                                       ( Em gái Long Bình của Hoàng Hải)

Hoặc em bé trong tranh Cưỡi trâu, một bức tranh quê yên bình, một làng quê Việt Nam mà bóng dáng lũy tre xanh, vi vu tiếng sáo còn in đậm dấu ấn:

…Tiếng sáo vi vu say ống trúc
Đuôi trâu ngoe nguẩy uốn cần câu…
                                       (Xem tranh cưỡi trâu của Phạm Tuấn Khang)

Dù đi đâu về đâu thì những nhà thơ của Bình Đa vẫn đau đáu với Đàn đá Bình Đa – nơi bồi dưỡng sức sáng tạo của thi nhân – Nhà thơ Kiều Văn Phẩm, người có công đầu đặt viên gạch xây dựng CLB Thơ ca Bình Đa:

…Lòng háo hức nhớ về nguồn cội
Đến An Bình tìm đàn đá xưa
Rưng rưng đọc bia anh hùng liệt sĩ
Lệ hóa niềm tin tràn ngập cõi bờ.
                            (Đàn đá Bình Đa  của Kiều Văn Phẩm)

Những tiếng lòng của các nhà thơ cũng gửi gắm tất cả yêu thương của            
 mình vào tình yêu đối với cha mẹ, với tình yêu vợ chồng, tình yêu đôi lứa:

…Con đi vạn nẻo ngàn nơi
Vẳng nghe tiếng mẹ chân trời xa xăm…
( Tiếng ru của mẹ của Hoàng Thị Mười)

Một miền quê mang nặng tình quê có bờ dâu bãi mía, có hoa vàng trải kín bờ đê, có lời yêu như gió dịu hiền đã viết :

…Nơi này nỗi nhớ bao đêm
Bờ dâu bãi mía ngọt mềm hương quê…
( Đá vàng sắt son của Hải Yến)

Trên đây tôi mới chỉ đề cập đến một số bài thơ tiêu biểu của Âm vang Bình Đa 3. Còn rất nhiều bài thơ hay nhưng vì bài viết có hạn. Đồng thời để người đọc thưởng lãm và bình luận để thấy hết cái hay, cái ý vị của các bài thơ trong tập.
Và cũng mong muốn sang năm mới 2013 CLB chúng ta sẽ có nhiều sáng tác mới, cả thơ và nhạc, góp vào văn đàn Đồng Nai, làm phong phú thêm một nền văn học – nghệ thuật vốn dĩ là cái nôi đã sản sinh ra những nhà thơ nổi tiếng trong Gia Định tam gia với Bình Dương thi xã.

                                                                                 HOÀNG VĂN

Ca hát vui trong liên hoan tổng kết

82. Nguồn bổ sung tài năng thơ cho các Hội VHNT địa phương


82.Nguồn bổ sunh tài năng Thơ cho các Hội VHNT địa phương
Sáng ngày 5-1-2013, CLB Thơ Ca Bình Đa tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2012 và Mừng ra mắt Tập thơ Âm Vang  Bình Đa 3. Dự Hội nghị có mặt các vị : Chủ tich UBND, Thường vụ Đảng ủy, Đại diện MTTQ và Chủ tich Hội Người Cao tuổi Phường Bình Đa. Đăc biệt có vị khách  quý là nhà thơ Lê Thanh Xuân, Trưởng ban Văn học, đại diện cho Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cùng đến dự.
CLB Thơ Ca Bình Đa được thành lập cách đây gần 6 năm dã xuất bản đươc 3 tập thơ. Đó là một thành tích đáng biểu dương. CLB đã thu hút được gần 100 hội viên của 2 bộ môn: thơ và nhạc. Có gần 10 người là hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai. CLB duy trì hoat động định kỳ, 2 tháng 1 lần vào ngày 5 tháng lẻ trong năm. Những buổi sinh hoạt bình thơ và diễn ngâm, ca hát đã thực sư giúp cho các hội viên nâng cao trình độ sáng tác và biểu diễn. Có nhiều hội viên đã có tác phẩm đăng ở nhiều tờ báo và tạp chí của Trung ương và các tỉnh bạn.
Bà Hoàng Thị Mai, Chủ tịch UBND Phường biểu dương những thành tựu mà CLB đã đạt dược, đồng thời hứa sẽ không ngừng hỗ trợ mọi mặt dể duy trì và phát triển CLB. Bà Mai coi CLB Thơ Ca Bình Đa là một đơn vị phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trong phường. CLB là niềm tự hào của Bình Đa!
Nhà thơ Lê Thanh Xuân ca ngợi những thành tích của CLB. Ông nói : Tỉnh Đồng Nai có 41 CLB Thơ Ca phường, xã nhưng chưa có CLB nào đạt được nhiều thành tựu như Bình Đa. Ông rất tự hào về CLB vừa cho ra mắt tập thơ Bình Đa 3 mà Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn cấp phép ấn hành. Những bài thơ của nhiều tác giả tham gia tập thơ xứng đáng được tôn vinh. Nhà thơ mong muốn rằng CLB sẽ là nơi ươm mầm và bồi dưỡng những cây bút có triển vọng để nước nhà có thêm những nhà thơ, góp phần vào nền thi ca Việt Nam. Ông tha thiết đề nghị trang mạng Văn Biên Hòa, ngoài những phản ánh về hoạt động văn học-nghệ thuật nói chung nên giành 50% khối lượng bài vở biểu dương hoạt động của các CLB Thơ ca trong tỉnh mà Bình Đa và CLB Thơ Tân Hiệp là những điển hình.
Nhà thơ Hoàng Văn Bảy, Phó chủ nhiệm CLB đã trình bày tiểu luận “ Tiếng của hồn thiêng sông núi, trên đất Mẹ Bình Đa trong lòng dân tộc” nhằm giới thiệu về Tập thơ Âm vang Bình Đa 3. Sau đây là
 vài hình ảnh  văn nghệ ở Hội nghị.


    
................................
Mời xem  nội dung tiểu luận ở  bài 83 tiếp theo.