Trang

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

325, Những bài thơ ngày ấy và bây giờ P.1

 325.

NHNG BÀI THƠ  NGÀY Y VÀ BÂY GI

Một ít tâm sự. Năm 1968, Ba tôi tròn một hoa giáp. Cụ sinh năm 1908 và đi Vệ Quốc Đoàn (Bộ đội Cụ Hồ),năm 1945 và đã nằm xuống trên chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa năm 1948, khi mới 40 tuổi.

Năm 1968, là năm Tổng diễn tập giải phóng miền Nam. Biết bao đau thương trong năm này. Máu của hai bên đã đổ. Chiến tranh không còn hạn chế ở nửa nước yêu thương mà đã tràn khỏi vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng việc khởi sự ngày 5 tháng 8 năm 1964 với “sự kiện vịnh  Bắc Bộ”. Bom trên trời rơi xuống và đạn dưới đất bắn lên. Dải đất hình chữ S bao trùm đau thương và tang tóc!

Có lần tôi trò chuyện với cố thi sĩ Phạm Tiến Duật. Tôi bảo rằng: Ông viết “đường ra trận mùa này đẹp lắm…” Sao đi bắn giết nhau, trong cuộc chiến “ cốt nhục tương tàn”, mà ông cho là đẹp. Cái đẹp thật quỷ quái  và hung bạo!”

Từ những suy nghĩ miên man đó, tôi thấy trách nhiệm của người cầm bút và viết nên bài thơ Trầm tư này. Tôi coi đó là Tuyên ngôn Thi.

I.

TRẦM TƯ

  Đêm trầm tư nghĩ ngợi trong sương

Hỡi cô đơn sao đi mãi trên đường

Dưới bầu trời uy nghiêm tráng lệ

      Em đi như cánh buồm dạt đại dương

 

Đêm trầm tư nghĩ ngợi mông lung

Đường vô tận cao tít không trung

Vũ trụ bình yên xanh tươi chói lọi

                                       Em đi đi tới chốn khôn cùng

 

Hỡi em vầng trán nặng ưu tư

Như trái đất này ngủ mãi trong mơ

Có phải mây cũng trầm tư lặng lẽ

Gió đưa em về một nẻo trời xa

 

Cả vũ trụ là một khối trầm tư

Cả cô đơn cả em nữa vô bờ

Mà mỗi nét là một vì tinh tú

Khắc trong lòng anh một điệp khúc thơ

 

                                           Hà Nội, 6/12/1968

 

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 19/11/2020

Nhà thơ Xuân Bảo.

(Bài đã dăng Fb ngày này)

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

 

Nhớ về Những năm tháng hào hùng của thủ đô yêu quý – một thời bao cấp gian khó – hạt gạo xẻ làm tư.

 

 

2.

NGUYỆN 2

 

Đã là hoa

Hãy là đóa hoa hồng

Gai có sắc

Nhưng rất đượm hương nồng

 

Ta không muốn

Là hoa lụa hoa giấy

Cắm trên bàn

Rộn sắc mà không hương

 

Đã là hoa

Xin hãy là hoa lửa

Giữa trời cao

 Hoa nở rộ chiến công

 

Ta là hoa

Của muôn lòng chiến sĩ

Trong chiến hào

Hoa nở tràn dũng khí

 

Nguyện là hoa

Của mặt trời muôn thuở

Rất yên lòng

Dưới mồ sâu – hoa nở

 

                          Hà Nội, 6/8/1963.

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 19/11/2020

Nhà thơ Xuân Bảo

 

_______________________________________

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

 

                                                   3.

           NGÔI SAO TAN BIẾN

 

 Một ngôi sao xuất hiện

Giữa vũ trụ bao la

Rồi đột nhiên tan biến

Vào nơi xa, rất xa

 

Mây buồn vương một áng

Mắt em còn buồn hơn

Mấy mùa đông ảm đạm

Vệt sầu hẳn chưa tan?

 

Chiều nay mưa xối xả

Em đã tới cùng anh

Phải rồi đám mây lạ

Lờ lững giữa muôn xanh

 

Anh muốn em mọc cánh

Ngự trị hồn thơ anh

Anh ơi! Đêm nay lạnh

Mà mắt em long lanh

 

Một ngôi sao rực rỡ

Vừa xuất hiện nơi đây

Và cuộc tình tan vỡ

Cũng chính từ nơi đây

 

Hà Nội, 16/8/1968.

 

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 25/11/2020

Nhà thơ Xuân Bảo

 

___________________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

  .NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

4.

CÁNH CỬA PHÒNG VÀ MỘT BÔNG HOA

Cánh cửa phòng tôi mây chiều vẫn tới

Nắng bốn mùa soi suốt quanh năm

Thấy bóng em qua sáng trưa chiều tối

Dưới ngọn đèn kia trang giấy yên nằm

 

Đời đã cho ta một trời thơ rộng

Có cửa phòng mong đón bước em qua

Có nắng mưa và hồn người dệt mộng

Có thêm em như đời thắm sắc hoa

 

Không! Năm tháng đâu dài như ta nghĩ

Có chờ mong như có những vui buồn

Thắp nến lên mà đi tìm chân lý

Vẫn nằm yên trang giấy có gì hơn

 

 Rồi một ngày kia cửa phòng khép lạ

Hờ hững thời gian trôi ở phía ngoài

Mây chiều thôi ngẩn ngơ không tới

Em không về qua những buổi sớm mai

 

Cửa không mở trong phòng thiếu nắng

Trả lại đời những áng thơ hay

Trên bàn kia vẫn nguyên tờ giấy trắng

Gió ùa vào lật trang giấy bay bay

 

Không! Năm tháng đâu dài như ta nghĩ

Bởi lòng người không chịu tới bên nhau

Ta xa nhau như hai mút đầu thế kỷ

Nàng Thơ ơi! Em nương náu nơi nao?

 

Tôi mở cửa phòng xuống đường phố vắng

Gặp em qua trao một nhành hồng

Nhận bông hoa cả trời sao yên lặng

Hai mái đầu trăng chiếu sáng mênh mông

 

                                      Hà Nội, 7 – 8 – 1970

Bên bờ Phước Long Giang, sáng 26/11/2020.

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

Mấy lời ghi nhận. Khi đọc bài thơ này, nhà thơ Trường Giang Đại Hải đã cảm tác làm tặng tôi vào mùa thu 1970. Không có tựa đề.

Bỗng gặp thơ anh cửa phòng vội khép

Thời gian ơi! Mùa gió chẳng yên lành

Buồng trống trải lấy thân làm tấm liếp

Trời điên cuồng hay bão giữa lòng anh?

 

Một bông hoa tôi muốn hái tặng mình

Ơi giông tố dập vùi năm tháng trọn

Tôi phut thấy những tương lai chào đón

Giông tố qua rồi mùa lại nở hoa xanh.

18/8/1970.

Tôi phúc thơ của TGĐH:

Anh đọc thơ tôi một ngày thu đẹp

Thời gian mang mùa gió mới yên lành

Hết trống trải đời giương buồm căng rộng

Bão tố nào lay được những cành xanh

 

Tôi phút thấy lòng dâng triều vẫy gọi

Ngắt bông hoa ta dành để tặng mình

Dù giông tố sắc hương nồng rất đỗi

Cánh cửa phòng mở rộng đón binh minh

                                                24/8/1970.

Chú thích. Bài thơ Cánh cửa phòng và một bông hoa, tôi đã đăng trên Fb của tôi  trước đây, nay đăng lại.

Bên bờ Phước Long Giang, trưa ngày 26/11/2020

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

 

 

 

 

 

NHỮNG  BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

5.

HƯƠNG ĐÊM

 

Hà Thành sao lắm người đẹp mang chữ đệm là THANH. Thanh Hằng, Thanh Tú, Thanh Yên, Thanh Mai, Thanh Hà…

Tôi quen biết Thanh Hà khi cô làm thuyết minh rạp ciné Kinh Đô. Thuyết minh phim là một nghề được tuyển chọn khá kỹ càng. Nhưng trước hết là giọng nói, phải tròn vành rõ chữ, khúc chiết, hấp dẫn dễ nghe.

Có một đêm, khi công việc ở rạp đã xong, Hà đến tìm tôi ở 13 phố Phan Bội Châu, cũng gần rạp Kinh Đô.

Và chúng tôi đã cùng nhau đi bộ. Hồi đó có được chiếc xe đạp là quý lắm, nhưng lương cán bộ, công nhân, viên chức thì khó mà sắm. Vả lại, mỗi khi ngành Thương nghiệp gửi phiếu phân phối về thì công đoàn cơ quan tổ chức họp bình xét, ai được ai không. Đã có những cuộc bình xét lại mang lại sự mất đoàn kết.

Chúng tôi cùng đi trên con phố Hàng Bông Ruộm (cũng thường gọi là phố Hàng bông thợ nhuộm). Đi từ phố Phan Bội Châu về phố Mai Hắc Đế (nhà Thanh Hà). Và rồi, Thanh Hà thấy để tôi về một mình thì không yên tâm, nên cô lại đưa tôi về lại phố Phan Bội Châu. Và tôi lại đưa Hà về nhà.

Và cứ dùng dằng mãi cho đến khi nhạc hiệu đài Tiếng nói Việt Nam, cất lên chào ngày mới thì chúng tôi chia tay.

Từ cảm xúc đó, tôi làm bài thơ này.

 

 

 

 

      HƯƠNG ĐÊM

                               Gửi Thanh Hà

 

Đi bên em đường tỏa thơm ngát ngát

Dạ hương bay hay chính tự hồn em

Anh như ngây trong men nồng đắng chát

Của tình ta hòa gió lộng trời đêm

 

Đây tình yêu em và hạnh phúc anh

Nghe như nắng chuyển nhựa lên cành

Vì em, vì anh sướng vui buồn khổ

Bão tố qua rồi có lộng lẫy trời xanh?

 

Đi với em thêm một quãng đường

Chia tay rồi mà vẫn luyến mùi hương

Phố đẹp ra cây cành vui vẫy vẫy

Mỗi ngọn đèn đều in bóng em thương

 

                                      Hà Nội, 1959.

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 22/11/2020

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

6.

BIẾT EM TÁM MÙA XUÂN

Có mấy lời về bài thơ này. Hôm qua, ngày 19/11/2020, con gái Nguyễn Thúy Ngọc của chúng tôi bay về thủ đô. Trước khi đi, nhà tôi bảo: Con gắng lên Chùa Hà, thăm bà Bích Hạnh nhé.

Tôi gửi ra cho Bích Hạnh cuốn sách Huế trong tôi vừa hoàn chỉnh, đang xin giấy phép xuất bản. Trong lời đề tặng, tôi có viết thêm địa chỉ và số điện thoại của Đỗ Huyền Anh (con gái Bích Hạnh).

Ra đến nơi, Thúy Ngọc nhắn tin về cho tôi. Nội dung: Con vừa xuống sân bay ! Việc của ông nhờ, chiều con sẽ thực hiện luôn ! Giữ sức khỏe ông nhé ! Tối con gọi điện thoại cho bà báo cáo cụ thể để ông biết !.

 Đúng 15 giờ, Thúy Ngọc gọi Zalo cho nhà tôi, báo đã lên Chùa Hà và đang ở nhà bà Bích Hạnh. Nhà tôi, nói chuyện với Thúy Ngọc và Đỗ Huyền Anh. Trong máy hiện lên hình ảnh Bích Hạnh, vẫn béo tốt, duy do bệnh tật không đi lại được nên thân hình có vẻ nặng nề, còn đôi chân thì dường như hơi bị bé lại. Hai bà nói chuyện với nhau. Bích Hạnh khen Thúy Minh vẫn đẹp như xưa. Thúy Minh khoe với mẹ con Bích Hạnh, vẫn chạy xe máy, mặc dù đã ở tuổi bát tuần.

Tôi thì thấy hơi xao xuyến trong lòng, tiếc cho một mỹ nhân Hà Thành, cả cuộc đời như câu thơ ngày xưa tôi tặng nàng:

Em tên là Bích Hạnh

Lại hóa thành bất hạnh!

 

BIẾT EM TÁM MÙA XUÂN

Gửi Bích Hạnh

Biết em tám mùa xuân

Trọn tám mùa thương nhớ

Xa em tám mùa xuân

Tám mùa đào vẫn nở

 

Em lại đến cùng anh

Mưa buồn qua cửa sổ

Nhựa vẫn chuyển cành xanh

Mà hạnh phúc tan vỡ?!

 

Biết nói gì với em

Khi thuyền rời xa bến

Đây lời thơ tâm tình

Gửi em niềm thương mến

 

Hà Nội đã vào xuân

Xa em da diết nhớ

Nghe thôi thúc lòng anh

Sóng mùa xuân vỗ vỗ

 

Hà Nội, 1968.

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 20/11/2020.

Nhà thơ Xuân Bảo

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

7.

     Ngọn gió thu hay còn có tên là Màu thu

Gửi Nguyễn Thị Lệ Vân

Ơi ngọn gió thu lành

Mang mảng trời thu xanh biếc

Mang mây chiều pha ráng bạc

Mang tình em bay tới phương anh

 

Thăm thẳm trời xa một cánh chim

Gửi mây chiều

Gửi cánh chim mảnh tình cháy bỏng

Bay giữa khung trời

Bay giữa cuộc đời

Là tình anh gửi về em đó

 

Ngoài kia – bên ngoài khung cửa sổ

Dập dìu cò trắng, lấp loáng trời xa

Ngọt ngào trong mỗi điệu dân ca

Anh gửi về em mênh mông buồn nhớ

Ơi mùa thu xanh

Mùa của yêu đương vương vấn

Đôi mắt em in trời thu tròn trặn

Cánh cửa đời sao mà vuông vắn

Gợi nỗi buồn da diết mênh mang

Khúc nhạc Sube gợi những chiều vàng

 

Trong mây mùa thu em có thấy

Trong gió mùa thu em có nghe

Và trong cánh chim bay

Màu trời thu đọng sắc

Nghe chăng em tiếng lòng anh đó

Mà chiều nay bên khung cửa sổ

Hồn anh tìm tới phương em.

Hà nội, 20/8/1968.

Vài kỷ niệm với Lệ Vân.

Nghệ sĩ kịch nói của Đoàn Văn công Công an Nhân dân Vũ trang do ông Lê Đóa làm trưởng đoàn. Hồi đó, lưc lượng Công an Nhân dân Vũ trang, sau này lập thành Bộ đội Biên phòng. Bộ Tư lệnh đóng tại số 3, phố Đinh Công Tráng, Hà Nội.

Tôi có người cậu là ông Nguyễn Thành Chương, Ban Chính trị Bộ Tư lệnh, ngày chủ nhật thường ra thăm chúng tôi ở 59 phố Hàng Đào. Đi theo cậu có Nguyễn Thị Lệ Vân, diễn viên kịch và Khúc Tuyết Cần ở C. 21, Thông tin.Gia đình chúng tôi coi Lệ Vân như người nhà.

Có một hôm, Lệ Vân mời chúng tôi xem vở kịch Nắng soi dòng suối Păng Pơi, ở rạp Hồng Hà, mà vai chính là Lệ Vân.

Kịch bản có đoạn, người đàn bà dân tộc đau đẻ, kêu van thống thiết, trong khi ông thày Mo cứ cầm nắm hương múa lên trời. Có một phụ nữ, ngồi xem cùng dãy ghế chúng tôi, đứng dậy la to: sao không đưa đi nhà hộ sinh mà cứ đứng đó múa may quay cuồng vậy? Nhiều khán giả hôm đó cũng bị cuốn vào cơn đau đẻ của sản phụ.

Chứng tỏ tài diễn xuất của Lệ Vân thật tuyệt!

Còn nhiều kỷ niệm với Lệ Vân nữa xin để dành dịp khác hầu bạn đọc.

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 28/11/2020.

Nhà thơ Xuân Bảo

 

 

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

8.

Ý XUÂN

Chao nghiêng cánh én ngang trời

Xanh xanh nước biếc sáng ngời mây xuân

Nắng buông một dải lụa hồng

Xuân về đem nhớ đem mong cho người

Cô tự vệ súng không rời

Tầm Xuân * giữ đảo – nụ cười rất duyên

Xuân sang pháo nổ đôi miền

Nhìn theo cánh én chao nghiêng mặt hồ

                  ***

Cảm ơn bạn đã tặng thơ

Ý xuân âu cũng là cô Xuân nào?

 

Hà Nội, Xuân 1968

*Đảo Tầm Xuân giữa lòng Hồ Tây, Hà Nội.Đây là bài thơ tôi phúc đáp     Thơ của nhà văn Trần Thanh, tác giả tiểu thuyết Nhãn đầu mùa, tặng tôi.

Bên bờ Phước Long Giang,ngày 2/12/2020.

Nhà thơ Xuân Bảo.

 

 

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

9.

TỰ DO

Chú thích ảnh.Từ trái sang phải. 1-Tượng Thần Tự do ở Mỹ. 2- Tượng Thần Tự do ở Pháp. 3-Tượng Thần Tự do ở Hà Nội.

Tự do là bài thơ tôi viết ở hậu bán niên thế kỷ 20 không được xuất bản, mà còn bị phê phán thiếu tính đảng. Nay tôi cho đăng lại để nhớ về một kỷ niệm buồn. Bài thơ này mãi đến năm 1997 mới cho in trong tập thơ Mấy nhành hoa tím.

TỰ DO

 Tự do hai tiếng ngọt ngào

 Êm như nhựa đất chuyển vào thân cây

 Đời cho ta chút men say

 Tự do nâng cánh ta bay diệu kỳ

                                                            Hà Nội – 1955

 

 

…Tôi nắn nót trên từng trang giấy trắng.

Hai chữ Tự do như viết thư tình

Mỗi ngày qua tôi lại đợi bình minh

Tiếng gà gáy như một lời báo hiệu

 

Lời bình: Tự do là một trong 3 quyền CON NGƯỜI. Được đặt theo tên của nữ thần La Mã Libertas, tên đầy đủ của người phụ nữ bị cướp là Liberty Enlightening the World. Trên lá Quốc kỳ nước Pháp, Tự do được biểu trưng cho khẩu hiệu: Tự Do - Bình Ðẳng - Bác Ái (Liberté - Égalité – Fraternité), với 3 màu xanh, trắng, và đỏ. Quốc kỳ với 3 màu sắc khác nhau đó thể hiện tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp.          

Dưới tiêu ngữ của nước Việt Nam từ lập quốc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là câu Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc. Nó thể hiện chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là Dân tộc độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG BÀI THƠ NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ.

 

 

 10.

NHÀ THƠ TÌM GÌ?

Viết nhân xem kịch bản vở kịch múa Hạn hán và Cơn mưa của Ea Sola, do nhà thơ Nguyễn Duy chuyển giao.

 

1.

 

Ta cúi lom khom tìm gì trong đất

Đất vẫn là đất son sắt một màu

Ta rằng sống để yêu nhau

Như cây lúa nước khát khao nắng trời

Vần thơ để lại cho đời

Là lòng ngay thẳng của người làm thơ.

 

2.

Ta đi tìm lại Nàng Thơ

Vần thơ thuở ấy bây gi còn đâu

Đến nay tóc đã bạc màu

Câu thơ ngày ấy vẫn sầu miên man

 

                             3.

 

Cháu cúi lom khom tìm gì trong đất?*

Cháu tìm nụ hoa gãy nát ngoài sân

Trời cao mây vẫn xoay vần

Hết mưa lại nắng tuần hoàn ngày đêm

 

    4.

 

Tuổi thơ sặc sỡ gam màu

Thiên nhiên là  những lời cầu nguyện xưa

Sáng ra những buổi tinh mơ

Tôi mua vũ trụ, tôi ca bầu trời

Xích gần lại bạn đời ơi!

Còn bao giây phút cho đời gặp nhau

 

    5.

 

Vén lên những đám mây trời

Cho cơn giông đến bời bời hạt mưa

Bao nhiêu năm đợi tháng chờ

Cơn mưa như đã dẹp bờ hanh hao

 

    6.

 

Đất mẹ cho ta tiếng hát chèo

Sân đình chiếu hẹp vốn gieo neo

Từ độ quen em ngày thơ dại

Mà suốt dặm đời..

 

    7.

 

Tranh chấp nhau chi hỡi nắng trời

Hỡi cơn mưa ấy thắt tim tôi

Ở đời thiện ác khó phân giải

Còn lại mình ta với em thôi.

_________________

*Thơ Nguyễn Duy.

 

 

 

 

 

Vài nét về vở kịch Hạn hán & Cơn mưa.

Ea Sola tên tiếng Kinh là Nguyễn Thị Bích Thủy,  dân tộc K ? sinh tại Di Linh, Lâm Đồng.

 

 

 

Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\_Thuy-Ea-Sola(3).jpg

Kịch múa Hạn hán và Cơn mưa

 

Thủy Ea Sola có bố là người Việt, mẹ là người Pháp, nhưng chị từng trải qua thời niên thiếu tại Tây Nguyên, khi Việt Nam còn trong khói lửa chiến tranh.

 

Gần như cùng thời điểm, Thủy Ea Sola về Việt Nam, tìm lại một Việt Nam từng có trong sương mờ ký ức và vật vã dựng nên vở múa gây sững sờ cho giới “nghệ”: “Hạn hán và cơn mưa” cùng nhiều vở khác sau đó…

 

20 năm qua, “đường về nhà” với họ vì vậy không thể tính bằng khoảng cách địa lý giữa Pháp và Việt Nam, mà phải đo bằng chiều dài ký ức, và chiều sâu Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\Thuy-Ea-Sola(5b).jpg

Chân dung Ea Sola.

Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\_Thuy-Ea-Sola(2) (1).jpg

Hinh ảnh vở Hạn hán và Cơn mưa

 

Ngày 4/5/2005, lễ trao tặng bản quyền vở múa "Hạn hán và cơn mưa" phần II của biên đạo múa Ea Sola cho Nhà hát Ca vũ kịch VN đã diễn ra tại L'Espace.

Cho tới nay, Ea Sola đã viết và dàn dựng năm vở múa tại Việt Nam. Vở Hạn hán và cơn mưa được một số Việt kiều hỏi mua bản quyền với giá khá cao, nhưng Ea Sola đều từ chối. Đơn giản vì chị muốn làm việc với người trong nước và muốn vở múa tồn tại được ở VN, nơi chị từng sinh ra và lớn lên. Một nguyên nhân sâu xa hơn cả, đó là vì chị thấy VN là nơi xứng đáng để nói lên tiếng nói hòa bình.

 

Đúng 10 năm trước, sự kiện Ea Sola Thuỷ, một Việt kiều Pháp đưa 14 cụ bà nông dân Thái Bình, Nam Hà (Nam Định) đi lưu diễn tại 14 nước châu u với vở múa đương đại Hạn hán và cơn mưa đã gây được sự chú ý của dư luận VN và thế giới.

 

14 ”diễn viên” đầu tiên của Hạn hán và cơn mưa gồm người trẻ nhất là  50 tuổi, già nhất 76 tuổi. 13 bà sống ở Quỳnh Phụ và Đông Hưng Thái Bình, chỉ có bà Trịnh Thị Ngăm ở Kim Bảng, Nam Hà, 73 tuổi. Ea Sola chọn vì tình cờ xem được một đoạn băng video quay cảnh đội hát dặm của bà, thấy ở bà có một điều gì đó thật đặc biệt...

 

Ngày 4/5/2005, từ Thái Bình, các cụ đã tới tham dự lễ trao bản quyền phần II theo lời mời của Ea Sola... và vẫn hăng hái như hồi nào. Chỉ có cụ già nhất năm nay đã 86 tuổi không tới dự được vì lý do sức khỏe.

Với Hạn hán và cơn mưa phần II, Ea Sola Thủy sẽ làm việc với các diễn viên trẻ của Nhà hát ca vũ kịch VN. Vẫn với chủ đề về chiến tranh, nhưng là chiến tranh qua con mắt người trẻ, những người chỉ được biết đến chiến tranh qua những lời kể, những bộ phim tư liệu. Cũng với chất liệu dân tộc, nhưng Hạn hán và cơn mưa phần II là  bản cập nhật.

 

Ea Sola cho biết: “Tôi muốn người trẻ VN sẽ nói không với chiến tranh. Đa số giới trẻ trên thế giới ngày nay không biết về chiến tranh, nhưng  liên tục nhìn thấy chiến tranh qua hình ảnh trên truyền hình. Tôi muốn bắt đầu dàn dựng vở này tại VN và truyền thông điệp của mình ra thế giới.”

 

Bên bờ Phước Long Giang,ngày 26/112020.

Nhà thơ Xuân Bảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Cố Nguyễn Thúy Minh với cháu cố Phan An Nhiên

                Ảnh của Bà Ngoại Nguyễn Thúy Hương chụp hôm kỷ niệm sinh nhật Bà Cố

Mô tả: Hình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Xuan Bao, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà

Bà Cố Thúy Minh 80 tuổi, sinh ngày 6/11/1941  với cháu cố Phan An Nhiên (Annie), 7 tuổi,    sinh  ngày 11/12/2013.

Các bình luận.

Nguyển Ngọc Túy.  Đại Hào, Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị

2 CỐ CHÁU ĐẸP QUÁ CON TY DỂ THƯƠNG HÈ!

 

Phap Nguyen. Thuận Thành, Bắc Ninh

Rất tuyệt. Bé xinh như bà lúc còn lon ton đến lớp tại Ước Lễ Hà Tây.

Xin chúc mừng 2 bà cháu & gia đình.

Toan Dinh. Biên Hòa, Đồng Nai

Bà Cố và Chắt có đôi mắt giống nhau... Đẹp, rất đẹp. Chúc Bà Cố luôn vui vẻ, mạnh khỏe bên gia đình và con cháu.

Hai Dinh Thi. Đinh Thị Hải, Th. phố Thủ Đức (Vợ ông Nguyễn Minh Di).

Rất xinh tươi đấy !

Minh Hà Minh. Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai

Chức mợ luôn mạnh khoẻ vui vẻ, dể sống lâu với con cháu