Trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

123. Chúc văn Tưởng niệm Ngày giỗ Đại thi hào Nguyễn Du

Chúc văn

LỄ TƯỞNG NIỆM 194 NĂM NGÀY GIỖ ĐẠI THI HÀO  NGUYỄN DU (16-9-1820 –16-9-2014).

Trước linh vị kính thưa!

                                         Sóng cả Nhĩ Hà                                
                                         Đất hùng Nùng Lĩnh

Phường Bích Câu sinh đại thi hào
Đất Thăng Long dấu son thiên uyển
 Nguyễn Tiên sinh dòng dõi nho gia
Kim Vân Kiều thuộc hàng liệt truyện
Nay Hội Kiều học có Văn phòng tại Đồng Nai
Giới văn nhân khắp nơi nơi tụ về hội kiến
  Hoa tươi tinh khiết,cúi đầu bái lạy,dâng lên Ngài trầm ngát hương thơm
  Lễ bạc lòng thành,nghiêng mình kính cẩn,soạn đôi vần chúc văn khấn niệm

Nhớ linh xưa:
                             Học rộng tài cao
                             Lầu thông kinh điển

                             Làng Canh Hoạch nơi đất tổ quê nhà
                            Gốc tích lâu đời một dòng họ Nguyễn
                             Mẹ, cô thôn nữ  thôn Hoa Thiều xứ quan họ Bắc Ninh  
                             Cha, quan tể tướng huyện Nghi Xuân được sinh từ Hà Tĩnh.

          Gia biến:

                   Nguyễn Huệ khởi binh đưa quân ra Bắc Hà
                   Lấy cớ Phù Lê quyết một phen diệt Trịnh
                   Anh cả Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản Trấn Sơn Tây
                   Một mình Nguyễn Du tìm đường tạm lánh  vào thành Gia Định
                  
                   Cuộc đào thoát không thành
                   Nằm nhà giam ba tháng
                   Sau đó được tha về lại Tiên Điền
                   Nguyễn Du viết “My trung mạn hứng”*
           
        Thời thế đổi thay:

                   Mùa thu Nhâm Tuất, Gia Long diệt nhà Tây Sơn
                   Nguyễn Du được trọng dụng bổ làm quan Tri huyện
                   Năm Quý Dậu cử làm Chánh sứ sang Triều Thanh
                   Đây là lúc Nguyễn Du có thời gian tiếp cận
                    Đoạn trường tân thanh - Thanh Tâm Tài Nhân
                   Tiểu thuyết chương hồi phân khúc phân đoạn

                  
       Kiệt tác Truyện Kiều:

                   Áng văn chuyển thể, hàng hàng châu ngọc,điệu hợp cung thương
                   Phương ngôn ngạn ngữ  tao nhã quê mùa,ngôn từ  xinh xắn
                    Thúy Kiều tự cổ chí kim tài sắc không hai, xếp hạng giai nhân
         Người đẹp văn hay thiên hương có một,đây khúc Nam ai tuyệt xướng        

     Vinh dự thay!

                   Đại thi hào Nguyễn Du được xếp vào hàng thế giới danh nhân
                    Văn chương Việt Nam có tác phẩm đệ nhất Kim Vân Kiều truyện

          Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới Quyết  nghị tổ chức vinh danh  
          200 năm Ngày sinh Nguyễn Du, bốn biển năm châu tưng bừng kỷ niệm.

     Giờ này chúng con:  

          Nguyện cùng nhau chăm sóc Hội Kiều học Viêt Nam kết nụ đơm hoa
          Thề hiệp sức tôn vinh xây dựng Làng Thơ Kiều lâu bền vững tiến.
          Noi gương Đại thi hào nếp học hanh thông
          Chăm sóc tốt Vườn Kiều nguồn thơ hãnh diện.

Thượng hưởng!

                                                          Phụng soạn: Mai Lĩnh Sơn Xuân Bảo

                                         Biên Hòa, ngày 14 tháng 9 năm 2014,
                                         nhằm ngày 21 Mậu Tý, Tháng Tám Quý Dậu, năm Giáp Ngọ.

*---

Cảm hứng trong tù

122. .Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA HỘI

                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                       THƯ TRAO ĐỔI

                     Kính gửi: Thường trực Hội VHNT Đồng Nai

Chúng tôi gồm: Hội viên Nguyễn Quốc Hoàn và hội  viên Nguyễn Xuân Bảo (Ban Văn học) xin có mấy ý kiến trao đổi với quý Hội như sau:
1)Trong chương trình công tác năm nay (2014) BCH Hội có đề ra việc Hội thảo các cuốn sách Một thời Rừng Sác của tác giả hội viên Lê Bá Ước.Đây là một việc làm có ý nghĩa được xã hội đồng tình hưởng ứng.Đại tá AHLLVTND, nhà văn Lê Bá Ước là nhân chứng sống một thời oanh liệt, hào hùng của không riêng Đồng Nai mà là niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
2)Song, để cuộc Hội thảo được lan tỏa rộng rãi, theo chúng tôi nên có một lộ trình cụ thể, tránh qua loa sơ sài. Trước hết, chúng tôi muốn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phải là người chủ trì cuộc Hội thảo này.
3) Về quy mô cuộc Hội thảo không nên bó gọn chỉ mấy vị Ban Văn học mà nên mời rộng ra.Theo chúng tôi nên mời Bộ Chỉ huy quân sự Đồng Nai, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai và các trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Về cơ quan Truyền thông đại chúng mời các báo, đài địa phương và báo bạn đóng chân trên địa bàn tỉnh nhà.
Đặc biệt, những cuốn sách Một thời Rừng Sác tập 1 và 2 lần tái bản thứ 5 này là ý tưởng của đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy vien TW Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh – một người con của Biên Hòa Đồng Nai – đã chỉ đạo cho xuất bản 2 cuốn sách này.Đồng thời,cho in thêm cuón Rừng Sác-Cần Giờ, những chiến công huyền thoại. Sách được Nhà nước đặt hàng và số ấn bản khá lớn. 2500 bản mỗi cuốn.
Vậy nên, khách quý được mời sẽ là đồng chí Lê Hoàng Quân và đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy, Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ tp.Hồ Chí Minh.
Để ảnh hưởng của cuốn sách được lan tỏa mạnh, nên mời thêm Đài VTV, HTV và các báo Quân khu 7, báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân và tờ Sài Gòn giải phóng.
4) Có một kinh nghiệm về Hội thảo sách. Đó là việc Tỉnh ủy Tây Ninh, sau khi xuất bản cuốn sách viết về những anh hùng của Tây Ninh, đã tiến hành biên soạn thành tài liệu giáo dục thế hệ trẻ, mang lại hiệu quả thiết thực. Nên chăng, sau Hội thảo cuốn Một thời Rừng Sác, Hội nên xuất bản Kỷ yếu  và phát hành xuống tận phường xã (qua hệ thống Bưu điện văn hóa xã).
Tiến tới Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22-12-1944 – 22-12-2014) Hội ta  làm được cái việc có ý nghìa này thì sẽ nên coi đây là những hoạt động thiết thực chào mừng quân đội anh hùng của chúng ta.
Chúng tôi tin tưởng nếu BCH cũng như Thường trực Hội tranh thủ được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhất định cuộc Hội thảo về Một thời Rùng Sác sẽ đem lại uy tín cho Hội VH-NT Đồng Nai.
                                                Trân trọng.
                                                Nguyễn Quốc Hoàn
                                                Nguyễn Xuân Bảo
Bị chú:
Thư này sẽ được sao gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai



Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI VH-NT ĐỒNG NAI về THƯ TRAO ĐỔI CỦA CHÚNG TÔI

 Chiều thứ sáu, ngày 12/9/2014 (sau 1 ngày chúng tôi gửi Thư trao đổi về việc tổ chức Hội thảo cuốn sách Một thời Rừng Sác của Đại tá AHLLVT,nhà văn, hội viên của Hội VH-NT Đồng Nai) thì cả hai chúng tôi nhận được điện thoại của bà Hoàng Ngọc Điệp,Phó chủ tịch thường trực mời đến Văn phòng Hội để trao đổi vấn đề chúng tôi nêu. Bà Điệp nói rằng: Đây không phải là Hội thảo mà chỉ là tọa đàm. Một công việc bình thường của ban Văn học. Còn Thường trục Hội sẽ có một cuộc Hội thảo về “Anh bộ đội Cụ Hồ” vào dịp cuối năm nay để Chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, trong Hội thảo này sẽ không có việc Hội thảo về cuốn sách Một thời Rừng Sác.
Tôi, Xuân Bảo, xin nói rõ là tôi sẽ không tham gia tọa đàm về cuốn Một thời Rừng Sác do ban Văn học chủ trì. Bởi vì tôi thấy ý nghĩa của việc tọa đàm này là không xứng tầm với cuốn sách của tác giả Lê Bá Ước.
Ý kiến của anh Nguyễn Quốc Hoàn tỏ ra băn khoăn, lo ngại khi sức khỏe của Đại tá Lê Bá Ước hiện tại không được tốt lắm. Nếu để càng lâu,từ nay cho đến tháng 12 thì có khi (nói dại anh Bảy có mệnh hệ gì) anh sẽ không dự cùng chúng ta. Bẽ bàng lắm!
Hai chúng tôi vẫn giữ nguyên ý kiến như trong Thư trao đổi gửi Hội và có bản sao gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai.
Tôi có viện dẫn đến sự kiện Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học về những chiến công của Đoàn 10 Rừng Sác ngày 15/4/2014.
Đại tá Lê Bá Ước còn sống đến hôm nay là hạnh phúc lớn cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ là nhân chứng sống của thời đại chúng ta, là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Đồng Nai mà là của cả nước Việt Nam, của nhân dân Việt Nam anh hùng. Và trước mắt là niềm vinh dự cho hội chúng ta có một hội viên lẫy lừng như thế.Không thể nào một cuộc Hội thảo về Một thời Rừng Sác lại làm sơ sài qua loa chỉ mấy vị trong ban Văn học ngồi lại với nhau để nói dăm ba câu không đi tới đâu?!
Một lần nữa, chúng tôi hết sức mong mỏi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để tâm đến việc này. Chúng tôi cũng khẳng định: Chỉ có Ban Tuyên giáo mới đủ sức, đủ tầm vóc để tổ chức Hội thảo vê cuốn sách Một thời Rừng Sác.
Mong lắm thay!
Nguyễn Xuân Bảo viết ngáy 14 tháng 9 năm 2014.


Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

121. MÀU MÂY TÍM CỦA MỘT CHIỀU RƠI

121.Giới thiệu sách mới xuất bản:

Cuón  thơ CHIỀU RƠI của Châu Giang.NXB Hội Nhà văn – 2014

MÀU MÂY TÍM CỦA MỘT CHIỀU RƠI

Có một chiều buông
Hoàng hôn rơi xuống
Trên đôi vai gầy
Của em gái nhỏ
Lên đường ra trận

Cả cuộc đời nhà thơ Châu Giang,tên thật Trần Thị Minh Tâm đã hiến dâng cho đất nước. Hai mươi lăm tuổi – cái tuổi phơi phới sức xuân – cô giáo Minh Tâm, vai đeo ba-lô, súng đạn và những kiến thức sư phạm hăng hái lên đường đi B để chuẩn bị cho ngày giải phóng miền Nam. Cái nghề làm thầy, cô giáo đã cho Châu Giang cái nhìn tha thiết với viên phấn trắng:

“…Viên phấn trắng nhỏ nhoi
Lướt trên bảng đen
Người kỹ sư thiết kế xây dựng
Đặt viên gạch móng cho đời
Khi viên gạch đã ngủ rồi
Viên phấn vẫn còn thao thức…”
                             (Viên phấn trắng)

Trên đường hành quân ra phía trước, nhà thơ đã đặt bước chân mình lên nhiều mảnh đất mang đầy thương tích của chiến tranh, tận mắt trông thấy những cảnh núi rừng, sông suối của Tổ quốc thân yêu. Cái tuổi mười tám bâng khuâng trước những tình cảm đầu đời khi bắt gặp ánh mắt người thương:
“…Mắt em để anh soi
Rõ nụ cười trong ấy
Mười tám biết lên đây
Gặp nhau giữa rừng cây…
Để rồi:
Riêng em cứ mải miết
Mang nước về quanh anh
                                      (Suối)

Như bao cô thôn nữ khác, Châu Giang nhớ da diết cái làng Bảo Long, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Ở đó có bát canh cua nấu với rau đay đậm đà mộc mạc hương vị miền quê nghèo:

“…Nhạc tre kẻo kẹt thảnh thơi
Nằm đu đưa mãi tuyệt vời quê hương
Gió chiều phe phẩy thân thương
Ở đâu sánh nổi thiên đường quê tôi
                                      (Nhớ quê)

Cây tre, cây trúc Việt Nam đã trở thành biểu tượng của làng  
quê.Nhà thơ nhìn ngọn trúc uốn ngọn trong nắng chiều như một chiếc lược chải làn tóc khói:

“…Chân trời mây tím tím thêm
Tiếng cười tiếng nói nhẹ êm trong chiều
Chiếc lược ngọn trúc mỹ miều
Chải làn tóc khói rối nhiều sợi sương
                                      (Chiều thu quê)

Tình yêu đôi lứa mãi mãi là niềm hy vọng, là ước ao, Châu Giang muốn trải lòng mình  cho thấu ngọn nguồn lạch sông. Song chiến tranh cứ ào ào lôi cuốn không ngừng nghỉ. Để rồi cũng như bao người con gái khác, nàng chịu cảnh cô đơn và thật buồn khi:

“…Em ngu ngơ cũng nhận thấy lạ thường
Em ra trường đi vào Nam chiến đấu
Kiếm tìm anh nhưng thời gian lạc mất
Với chiều rơi, màu mây tím hoài thôi!
                                      (Chiều rơi)

Châu Giang làm thơ từ rất sớm, khi còn ngồi ở ghế nhà trường và cho tới khi vào chiến trường. Và khi tiếp tục đứng trên bục giảng, Châu Giang vẫn nối mạch cảm xúc với nghề dạy học. Giờ đây khi thời gian và nghiệp dĩ vẫn còn là món nợ, nhà thơ đã gom góp lại những bài thơ mình đã sáng tác trong quãng đời đi qua, giành lại những cảm xúc của mình để tặng đời mai sau.
Chiều rơi, tên tập thơ là món quà quý Châu Giang muốn để tặng hương hồn người Mẹ vô cùng thân thương, để tặng quê hương Bảo Long nghèo khó, để tặng những bạn bè, đồng chí, đồng đội đã cùng chia ngọt sẻ bùi trong những năm tháng cam go, ác liệt và không kém phần hào hùng của dân tộc Việt Nam, của Tổ quốc yêu thương Việt Nam!
Trân trọng giới thiệu Chiều rơi đến với bạn đọc.

                                                          Nhà thơ Xuân Bảo
c


Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

120. BIÊN HÒA CÓ ĐƯỜNG MANG TÊN TRẦN CÔNG AN

120.BIÊN HÒA CÓ ĐƯỜNG MANG TÊN TRẦN CÔNG AN
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Công An, tên thật là Trần Văn Kia, tên thân mật là anh Hai Cà sinh ngày 22 tháng 12 năm 1920 ( mất ngày 7 tháng 9 năm 2008).Ông sinh tại ấp Cây Chàm,xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên,tỉnh Biên Hòa.Nay Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
 Ông tham gia chiến đấu chống Pháp ngay từ những ngày đầu. Ngày 19 tháng 3 năm 1948,ông cùng 3 chiến sĩ diệt Tháp canh De la tour (cầu Bà Kiên),mờ đầu lối đánh đặc công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Binh chủng Đặc công và lấy ngày 19 thảng 3 làm Ngày Truyền thống của Binh chủng Đặc công.Người đã có huấn thị cho Binh chủng:

     ` Đặc biệt tinh nhuệ
        Anh dũng tuyệt vời
Mưu trí táo bạo
Đánh hiểm thắng lớn

Hai ngày 23 và 24 tháng 8 năm 1965, ông chỉ huy đánh sân bay Biên Hòa làm tan xác nhiều máy bay Mỹ. Bác Hồ đã có thơ tặng bộ đội nhân sự kiện này:

\       Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
        Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu
        Thành Đồng trống thắng lay Lầu Trắng
        Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu

Và còn rất nhiều, rất nhiều chiến công lừng lẫy khác của Bộ đội U1 Biên Hòa mà ông là người trực tiếp chỉ huy.
Do những chiến tích đó mà Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quyết nghị đặt tên đường mang tên ông Trần Công An tại thành phố Biên Hòa.
                                        ***
Ngày 1 tháng 9 năm 2014, gia đình Anh hùng Trần Công An tổ chức làm Giỗ ông và cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn Tỉnh ủy,HDND,UBND,UBMTTQ VN và nhân dân Đồng Nai đã lấy tên ông đặt tên đường.Gia đình coi đây là niềm vinh dự lớn.
Nhân dịp này, ông Lê Hoàng Quân,Ủy viên TW Đảng,Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và phu nhân đã đến dâng hương tưởng niệm đại tá Anh hùng Trần Công An.Các đồng đội và bạn bè thân hữu của ông từ nhiều nơi cũng về chia vui với gia đình đại tá.
Dưới đây là những bức ảnh PV ghi được :

Ông bà Lê Hoàng Quân dâng hương Đại tá AHLLVTND Trần Công An.Người đứng bên trái ông Lê Hoàng Quân là ông Nguyễn Văn Thông, nguyên Bí thư Huyện ủy Long Thành, người đứng bên phải là nhà thơ Xuân Bảo.Người đứng hàng đầu bên phải, mặc áo  dài hoa là phu nhân ông Lê Hoàng Quân (Ảnh chụp sáng 1/9/2014)



Nhà thơ Xuân Bảo đang trao đổi với ông Lê  Hoàng Quân về Bản tham luận các quyển sách Một thời Rừng Sác của nhà văn quân đội,AHLLVTND,Đại tá Lê Bá Ước.

Nhà báo Mai Sông Bé, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai chụp ảnh chung với ông bà Lê Hoàng Quân và các vị khách.



Ông Lê Hoàng Quân với nhà văn quận đội Nguyễn Quốc Hoàn