Trang

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

146. KHÚC SÁM HỐI

146. KHÚC SÁM HỐI
Lời nói trước:
        Tôi xin trích một đoạn nguyên văn bài báo Lấp sông Đồng Nai làm dự án. NÓI  “KẾT LUẬN NÀO CHẲNG GIỐNG NHAU” LÀ NGỤY BIỆN. (Báo Thanh Niên số 135 ra ngày 15/5/2015). Ông Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Môi trường và Tài nghuyên TP. HCM đã nói câu này,như sau: “Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi”.
Thưa ngài giáo sư tiến sĩ, tôi nhà thơ Xuân Bảo là một trong những người mà ông cho  “là mấy kẻ phá hoại thôi”. Vì tôi và gia đình, bè bạn, cùng cộng đồng dân cư phường Quyết Thắng, sống ở đoạn sông bị lấp,đang rất bức xúc việc lấp sông Đồng Nai làm dự án. Chúng tôi là Dư luận xã hội đấy ông Phước ạ! Tôi nghĩ ông đã có học hàm học vị giáo sư tiến sĩ mà ăn nói thiếu văn hóa quá.! Mong ông  có lời xin lỗi nhé.
          Tôi cho đăng tiếp bài ghi chép dưới đây để mọi người thấy rõ tác hại của chất dioxin, không riêng người Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề mà cả những người đi rải chất độc nguy hiểm này và những nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng bị vạ lây.Ngay đứa con thân yêu của đô đốc Rumwalt cũng chết vì chất da cam này.(Tác phẩm         đã được in sách NỖI  ĐAU CÒN LẠI)


KHÚC SÁM HỐI
                                                           Xuân Bảo


      Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Jr (ảnh) là Tư lệnh Hải quân Mỹ, đặc trách Lực lượng duyên hải và đường sông thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau này ông được thăng tiến lên chức Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, chính là người đã phát động chiến dịch Ranch Hand, rải chất độc  hóa học tại Việt Nam trong suốt một giai đoạn rất dài của cuộc chiến, để lại nhiều di họa cho đất nước Việt Nam cũng như nước Mỹ và chính gia đình ông.Ba cha con dòng họ Zumwalt đều có mặt tại chiến trường Nam Việt Nam.
       Ông có hai người con trai. Con đầu là trung úy Elmo Russell Zumwalt III đã chết ở tuổi 42 vì nhiễm chất độc da cam/dioxin do chính cha mình ra lệnh rải xuống chiến trường Việt Nam.
   Và người con thứ hai là trung tá Thủy quân lục chiến James G. Zumwalt, người may mắn thoát chết trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Sau này ông ta trở thành nhà báo cựu chiến binh và là chủ tịch công ty Tư vấn An ninh mang tên cha mình : Công ty Admiral Zumwalt &Consultants.Inc  
 Ngoài Việt Nam, James còn tham gia cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Panama năm 1989 và chiến dịch Bão táp sa mạc tại Vùng Vinh, Iraq năm 1990-1991. Sau chặng đường binh nghiệp, với vốn sống chiến tranh, ông trở thành một diễn giả, tác giả của hàng loạt bài viết về quân sự và chính sách đối ngoại trên các báo và tạp chí nổi tiếng của Mỹ như USA Today, The Washington Post, The New York Times, The Washington Times…Sau những chuyến trở lại Việt Nam, ông đã viết cuốn sách Chân trần, Chí thép. Cuốn sách xuất bản ở Mỹ ngày 26-4-2010 và đã gây tiếng vang lớn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Mỹ. Cuốn sách đã được dịch ra Việt ngữ, được thượng tướng Phan Trung Kiên,Thứ      trưởng Bộ Quốc phòng đề   tựa.

                                                          ***
        Vietnamese versionChúng ta hãy nghe những lời thú nhận của kẻ thù về cuộc chiến tranh  hóa học tàn bạo nhất của người Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Những điều viết ra đây được rút ra từ  cuốn sách Bare Feet, Iron Will  (Chân trần,Chi thép)  của James G. Zumwalt
James viết :
        “… Gia đình tôi có một truyền thống binh nghiệp đáng tự hào, hầu như mỗi cuộc chiến mà nước Mỹ tham gia, kể từ Cách mạng Mỹ đến nay đều có it nhất một người mang họ Zumwalt phục vụ. Bạn bè thân thiết không hề ngạc nhiên khi  biết rằng tất cả các thành viên nam trong gia đình trực hệ của tôi đều xung phong phục vụ tại Việt Nam.
        Từ năm 1968 đến 1970, người cha đã quá cố của tôi, Elmo R. Zumwalt Jr, là phó đô đốc chỉ huy Lực lượng Hải quân tại Việt Nam, trong vai trò   Comnavforv ( Commanda Naval Forces VietNam – Tư lệnh Hải lực tại Việt Nam ), ông chỉ huy tất cả lực lượng duyên hải và đường sông của Hải quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam.
        Trong số những chiến binh đường sông dũng cảm của Mỹ hoạt động trong lực lượng “Hải quân nước nâu” ( tức hệ thống đường sông nội địa ở Việt Nam ) có người anh trai của tôi, trung úy Hải quân Elmo. R. Zumwalt III, từng đuợc biên chế về một vị trí khá nhàn trên khu trục hạm ở Norfolk, Virginia. Elmo tự cảm thấy có bổn phận phải phục vụ ở chiến trường Việt Nam…
        Elmo đã đến Việt Nam để đảm nhận vị trí chỉ huy duy nhất trong sự nghiệp hải quân ngắn ngủi – thuyền trưởng  một tàu tuần tra đường sông, thường gọi là “tàu nhanh”- PCF 35 ( viết tắt của Patrol Craft Fast ) là tư lệnh tàu cao tốc. Elmo nằm dưới quyền chỉ huy của một guồng máy do cha tôi đứng đầu. Cha tôi là một người đàn ông đầy đam mê và thông tuệ. Tôi không tin có lúc nào đó ông đưa ra một quyết định quân sự mà không cân nhắc những tác hại của nó đối với người lính. Nhưng trong giai đoạn mới nắm quyền chỉ huy tại Việt Nam, có khi ông ở vào hoàn cảnh không thấy hết được tác động từ quyết định của mình,dù quyết định ấy đã giúp đạt được mục  tiêu giảm thương vong cho Hải quân Mỹ.Ông không thể ngờ rằng nó cũng chính là nguyên nhân cướp đi mạng sống của người con trai cùng tên vói ông!
        Các nhà sản xuất chất diệt cỏ cam đoan với chính phủ Mỹ rằng sản phẩm của họ không gây hại cho con người. Tin vào lời cam đoan đó, cha tôi đã ra lệnh rải cái chất độc đó xuống dọc các bờ sông nơi quân của ông thường tuần tra bằng tàu thủy.
        Việc làm này đã cho phép hàng chục ngàn lính thủy, vốn đối mặt với nguy cơ thương vong cao có thể trở về nhà. Nhưng phải rất nhiều năm sau thì những người này mới phát hiện ra rằng cuộc chiến sinh tồn của họ còn lâu mới kết thúc. Họ đã trở về nhà với quả bom hóa học nổ chậm trong người. Chất diệt cỏ mà họ bị phơi nhiễm, chất độc cam, trái với cam đoan của các nhà sản xuất, là chất gây ung thư. ( Mười sáu năm sau đó, cha tôi mới biết được rằng các hãng sản xuất chẳng những sai lầm trong việc khẳng định tính vô hại của chất này đối với người, mà trong vài trường hợp họ còn nói khác đi so với những gì họ biết)…
        Bị phơi nhiễm nặng chất độc cam trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, nhiều cựu chiến binh đã chịu đựng hậu quả khủng khiếp về sức khỏe với quả bom nổ chậm phát nổ sau quãng thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với vài người vụ nổ đến rất sớm, khi những đứa con họ sinh ra sau thời gian phơi nhiễm gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Đối với số khác, thời gian phát nổ đến chậm hơn, có khi phải 10,15, thậm chí 20 năm sau, khi nhiều loại ung thư mà nay Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã  thừa nhận là có liên quan tới chất độc cam tấn công họ. Anh trai tôi nằm trong số những nạn nhân bị ung thư liên quan tới chất độc cam.
        Cha tôi đã giành tất cả thời gian giúp Elmo chống chọi với căn bệnh ung thư.Cùng nhau, họ tìm kiếm tất cả  các giải pháp có thể. Ban đầu , họ tập trung vào các phương pháp y khoa để điều trị. Về cuối họ tìm mọi cách để làm chậm sự phát triển chết chóc của căn bệnh. Sự gắn bó của họ là vô cùng mật thiết. Có thể nói tình cảm cha con giữa hai người la không ai có thể sánh được. Tình cảm ấy đã được diễn tả khá  đầy đủ trong lá thư mà Elmo viết cho cha tôi không bao lâu trước khi anh qua đời. Thư anh viết : Ba thân yêu, cả ở Việt Nam lẫn đối với căn bệnh ung thư của con, chúng ta đã cùng nhau chiến đấu và cùng thất bại. Nhưng, chúng ta luôn biết rằng ngay khi lâm vào một trận chiến tuyệt vọng, tình yêu của chúng ta cũng không cho phép thối chí, bất chấp nguy cơ lớn nhường nào, chúng ta  cũng không từ bỏ…Con yêu ba vô ngần. Con muốn được chiến đấu bên cạnh ba biết bao ! Ba luôn tạo ra sự khác biệt. Ba đã làm cho cuộc chiến  cuối cùng của con, trên hành trình tới cõi chết trở nên nhẹ nhàng và nhân văn hơn. Con yêu ba!...
         
Vào ngày 13 tháng 8 năm 1988, cuộc chiến cuối cùng mà họ sát cánh bên nhau đã kết thúc. Sau 5 năm dũng cảm chiến đấu với bệnh tật, Elmo đã qua đời ở độ tuổi 42 ! Cũng như cuộc chiến ở Việt Nam, anh
ERZ Bio Cover đã anh dũng chống lại một kẻ thù giấu mặt, để rồi cuối cùng phải nhận lấy thất bại trước kẻ địch quyết đoán hơn,..
       Sau cái chết của Elmo, cha tôi bắt đầu một sự nghiệp mới-thuyết phục chính phủ Mỹ thừa nhận những ảnh hưởng của chất độc cam lên sức khỏe của con người và bồi thường cho các cựu chiến binh Việt Nam bị ảnh hưởng. Một phần nào đó, cái chết của Elmo thúc đẩy cha tôi tham gia cuộc đấu tranh, nhưng mặt khác việc tham gia của ông cũng xuất phát từ niềm tin thường trực nơi ông, rằng trách nhiệm của các tư lệnh chiến trường đối với binh sĩ không kết thúc khi cuộc chiến đã chấm dứt”…
                                                          ***                                                                                                                                    
        Tháng 9 năm 1994, Đô đốc Zumwalt trở lại Việt Nam. Đây là vị tư lệnh cấp cao nhất  thời chiến tranh quay lại Việt Nam. Chuyến đi này có con trai thứ hai tháp tùng- trung tá James G. Zumwalt. Mục đích chuyến đi là để tìm kiếm  sự hợp tác từ Hà Nội để triển khai một cuộc nghiên cứu chung về chất độc cam/dioxin.
        Một bi kịch lớn đã xẩy ra trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp. Nhưng bi kịch lớn hơn là cả hai dân tộc chúng ta Việt Nam và Hoa Kỳ, cách nhau hai bờ đại dương, chẳng có thù hận gì nhau, chẳng có mối hận truyền kiếp nào mà phải gánh chịu di họa nặng nề, lâu dài đến cả những thế hệ con cháu chúng ta từ một cuộc chiến tranh  hóa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại !
        Có một bài thơ của môt tác giả khuyết danh đề trên một tấm bảng. Bài thơ nằm giữa đống đổ nát của một ngôi nhà, khi quân Giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Bài thơ có nhan đề là :
                  Xin đừng quên
                  Không vì danh tiếng hay sự tưởng thưởng
                  Không vì địa vị hay phẩm hàm
                  Không bị tham vọng dẫn dắt hay mệnh lệnh bắt buộc
                  Chỉ đơn giản là bởi quyết tâm phụng sự
                  Những người này đã chịu đắng cay
                  Dã dám đối mặt với tất cả, và đã
                  Xin đừng quên, xin đừng quên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét