Trang

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

40.Huyền thoại về Con sáo chân vàng



15:24 10 thg 9 2012Công khai45 Lượt xem3
 
                                                            Truyện ngắn
           




        V  
ũ Hùng là bộ đội Cụ Hồ, quê ở Thái Bình. Những năm tháng ác liệt và gian khổ nhất anh đã chiến đấu ở Đoàn 593, mở đường Trường Sơn. Trong một trận bom B52 ở vùng Đak-Tih thượng nguồn sông Đạ - Đồng, Vũ Hùng bị thương nặng. Cả một vùng rộng lớn bị bom Mỹ cày xới không còn một thân cây nguyên vẹn. Những con suối phải đổi dòng nghiêng nước đổ về thung lũng chồng chất hố bom.
                                     Hai ngày sau, đám trai gái bộ tộc Srê đi tải lương trở về qua bãi bom B52 tìm thấy Vũ Hùng trong tình trạng nguy kịch. Họ đưa Hùng lên lưng voi mang về bản. Nhờ thuốc quý ở rừng Đak-Mil và tình thương của bộ tộc Srê, Vũ Hùng được sống nhưng là đời sống thực vật vô thức, không tự ăn uống và đi lại được. Ý chí kiên cường của người lính, sức vóc mạnh mẽ cha truyền con nối của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã giúp anh gượng đứng lên. Một lần, chờ mọi người đi Sa Srê (ăn ruộng) vắng, Vũ Hùng lết xuống sàn nhà, những vết thương lại rớm máu. Anh tập bò quanh bếp lửa. Mấy tháng sau anh đã vịn cột đứng lên được. Câu nói đầu tiên anh nói là gọi tiếng: Mẹ ơi!
Bốn năm sau anh đứng lên và đi lại bình thường, nói sõi tiếng Srê và nhớ lại được mình là thượng sĩ Vũ Hùng. Anh đi làm rẫy, săn thú, hái măng, hái nấm và suýt bị bắt làm chồng.
Chuyện là thế này. Con suối Đak Lạch chảy qua bản có nước quanh năm. Suối Đak Lạch nuôi sống bộ tộc Srê, nuôi sống cả tình yêu trai gái trong bản. Họ tắm chung dòng suối và trao đổi ái ân như cha mẹ họ đã từng làm… Vũ Hùng từ trên sườn dốc chạy xuống suối đã thấy Ka Mơr – cô gái đẹp nhất bản – đang trần truồng đứng giữa dòng suối, hai tay che mặt. Ka Mơr nói:
-                                                   - Tao thấy mày như con nai đang khát nước xuống suối. Tao đợi mày!
- Ka Mơr,  tại sao chỉ bịt mắt, mặc váy vào!
-                                                   - K’ Dềnh và lũ làng nuôi mày. Mày thành người Srê rồi. Không lẽ mày quên con gái Srê chỉ che mắt. Mắt là của Zàng dành riêng cho từng người… Tao che mắt không Zàng bắt tội. Còn cái đó là của riêng tao để bắt chồng. – Nói rồi, Ka Mơr nhào tới ôm Vũ Hùng sát vào cặp vú căng tròn chín mẩy như hạt cha (hạt ngô)! Vũ Hùng gỡ ra, mặt đỏ ngầy ngậy như say rựou cần:
-                                                   - Buông tao ra Ka Mơr! Con gái Thái Bình nó bắt chồng tao rồi… Tao đã làm lễ thành hôn rồi – Vũ Hùng nói dối. Trước khi vô Nam, bố mẹ anh định cưới vợ cho anh, nhưng anh không chịu vì thực lòng anh chưa yêu ai.
                           Ka Mơr buông Vũ Hùng ra chạy về bản. Nước mắt nàng có thể ngập con suối Đak Lạch! Vũ Hùng về đến nhà già làng. K’ Dềnh cười rung rung tẩu thuốc :
- Ka Mơr nó bắt chồng mày rồi. Tao cho mày trâu, rượu, cồng, ché và tất cả những gì trai làng Srê cần có.
Vũ Hùng ôm lấy già làng. Tàn thuốc lá nóng bỏng rơi trên đầu anh.
K’ Dềnh nheo mắt, phủi tàn thuốc lá trên đầu Vũ Hùng:
- Zàng ơi! Con đại bàng đã đậu trên đỉnh Lang – Bian! Hết thằng Mỹ, hết đạn bom, dân bản sẽ về Thái Bình đón vợ mày!
Vũ Hùng thưa:
-                                                   - Hùng không bỏ K’ Dềnh, không bỏ người Srê. Xin K’ Dềnh nói với lũ trai làng đi tìm đơn vị cho Hùng!
-                                                    - Mày vừa sống lại, mày đâu có nhớ cái số đơn vị, tao tìm sao đặng. Nhưng có đi hết mùa trăng này qua mùa trăng khác, có đánh vỡ hết cồng chiêng của dân bản tao cũng đi tìm bộ đội cho mày.
                                     Đám trai bản đã đi nhiều lần mà chẳng thấy “Hoa Móng Cọp”. K’ Dềnh cưỡi voi cùng mấy tay cung, tay nỏ, giáo mác ra đi.
Ở một khúc đường ngầm trên suối Đạk-Rưng, K’ Dềnh gặp bộ đội đi voi sắt ( Xe U-oát) viết cho một mảnh giấy. K’ Dềnh cảm ơn và cho nó một tảng thịt nai sấy khô, nó cho lại mấy cục vuông vuông (lương khô B701).
K’ Dềnh cùng đoàn người về tới đầu bản. Ông cho nổi cồng chiêng gọi mọi người tới họp mặt ở nhà dài (nhà rông). Ông nói:
    -Tao đã thấy “Hoa Móng Cọp”, nó cưỡi một con voi sắt, nhỏ hơn con voi của tao. Nó viết cho thằng Vũ Hùng giấy tờ này. Tao không ăn được cái chữ của người Kinh. Thằng Vũ Hùng đọc to lên cho dân bản cùng nghe.
Vũ Hùng đọc:
Nam Trường Sơn, ngày 19 tháng 12 năm 1974
Tôi ghi nhận ngày X, giờ G, tại tọa độ X.Y.Z một đơn vị nhỏ của Đoàn 539 đã bị B52 rải thảm. Dân bản Srê ở Đak-Mil đã cứu sống và nuôi thượng sĩ Vũ Hùng. Tổ quốc ghi công bộ tộc Srê ở Đak-Tih (Đak-Mil). Tỉnh đổi Đak-Mil sưu tra lại, làm hồ sơ khen thưởng và giải quyết chế độ cho thượng sĩ Vũ Hùng.
Đại quân đang tiến về Phước Long, chúng tôi tạm gửi lại thượng sỹ Vũ Hùng cho dân bản.
Ký Tên
Thay mặt Đoàn trưởng Đoàn 539
Thiếu tướng Lê An
K’ Dềnh dõng dạc tuyên lệnh:
        - Ta nghe lời ông tướng. Ta đặt cho Vũ Hùng là K’ Vách, ta cắt tay chảy máu uống rượu thề: K’ Vách – Vũ Hùng là con trai ta! Nếu ta phản rượu thề con đại bàng sẽ tha ta lên ngọn núi Chư-Yan-Kao mà xé xác, nếu ta phản lại rượu thề thì đạn của bộ đội nó ăn tao!
Dân bản hò reo nổi cồng chiêng, đâm trâu, uống cạn cả suối rượu cần ăn mừng.
***
Mẹ con Ka Kỏn về tới căn chòi nhỏ giữa rừng thì chẳng còn gì nữa. Bọn Fulrô từ Đức Trọng tràn qua đây, mang tàn phá chết chóc tới đây. Chị vật vã khóc lóc không biết đi đâu. Chị dựng lại căn lều và phát cây đốt rẫy trỉa lúa nuôi con. Mấy năm trước K’ Biđáp lên đường nhập ngũ theo bộ đội Bok Hồ. Anh không để cho chị kíp bắt chồng theo tập tục Srê. Nhưng vì tình yêu anh đã kịp cho chị một đứa con trai. Một mình chị sinh nở, nuôi con giữa ngút ngàn rừng sâu cao nguyên vì bị cha mẹ và dân bản bắt tội theo luật tục, đuổi đi.
Cũng theo tập tục chị tắm cho con trai trong suối nước lạnh suối sâu khi mới sinh. Cháu khỏe mạnh như tráng sĩ trên đỉnh Lang Bian. Chị lấy tên chồng đặt cho con là K’ Biđáp để ghi nhớ mối tình đầu đau khổ, chia xa.
K’ Biđáp nắm váy chạy theo mẹ đi tìm mảnh rừng khác để sinh sống. K’ Biđáp chỉ tiếc con sáo chân vàng của em. Em nuôi nó từ khi chưa đủ lông, đủ cánh trong lòng bàn tay ấm áp của mình. Không biết con sáo chân vàng đã chết trong lửa đạn của bọn phỉ hay là bay đi tìm đất sống như mẹ con Ka Kỏn.
Như trong truyện cổ tích, con chim sáo chân vàng từ một nơi nào đó đã bay về đậu trên vai K’ Biđáp cà cà cái mỏ lạnh vào cổ em. K’ Biđáp tìm thấy bạn. Nó và con chim sáo chân vàng quấn quít bên nhau suốt ngày. Khi ra rẫy cùng với mẹ, K’ Biđáp và con sáo bay theo. Em cho nó những con châu chấu béo mập. Đêm, con sáo đậu lên một nhành cây mà K’ Biđáp bắc ngang để cho nó đi ngủ. Hai mẹ con kỳ công dạy cho nó tiếng người. Suốt ngày nó gọi Bi-đáp, Bi-đáp! Tiếng gọi tha thiết như người cha gọi tên con.
Hai mẹ con đưa con sáo lên đỉnh núi bên dòng thác Gougah, tung sáo lên trời cao:
o   - Con trai nhỏ của ta, hãy bay đi và gọi K’ Biđáp cha về đây với mẹ con ta!
 Hai mẹ con sống trong đói rét và chờ đợi con chim sáo chân vàng đem K’ Biđáp về, đem hạnh phúc về cho họ.
***
Có một đơn vị bộ đội đang nghỉ ngơi sau đợt truy quét bọn tàn quân Fulrô trên lộ 20. Con sáo chân vàng kỳ lạ đậu trên một cành cây thông cứ ra rả kêu Bi-đáp, Bi-đáp! Giấc nghỉ trưa bị quấy đảo. Có chiến sĩ đã lên đạn bắn chỉ thiên xua con sáo bay đi. Nhưng có tiếng nói:
o    - Hình như nó gọi K’ Biđáp, trung đội trưởng của mình!
K’ Biđáp đang nằm trên võng nhõm dậy. Con chim sáo nghiêng đôi mắt trìu mến nhìn xuống rồi từ từ kêu lên ba tiếng Bi-đáp, Bi-đáp, Bi-đáp và đậu lên bàn tay K’ Biđáp vừa lúc anh đưa tay ra.
Đại đội trưởng đi ngang qua ngạc nhiên thấy con sáo chân vàng đang đậu trên cánh tay K’ Biđáp. Nó không hề sợ hãi.
o           - Báo cáo đại đội trưởng – K; Biđáp nói – Đây là loài chim sáo chân vàng quê tôi, một loài chim thông minh hơn cả những con chim câu đưa thư. Báo cáo, nhà tôi cách đây chừng 15 cây số, nếu cắt rừng thì chỉ phân nửa đoạn đường đó thôi. Nếu được cho phép tôi nghỉ hai ngày tạt qua nhà. Báo cáo thủ trưởng, người dân tộc có một tâm linh rất lạ…
Đại đội trưởng:
        - Đồng chí K’ Biđáp được nghỉ phép hai ngày. Nhớ về đơn vị đúng hạn.
Con sáo dẫn K’ Biđáp về một cánh rừng hoàn toàn xơ xác bị bom đạn vặt trụi. Con sáo dường như không muốn bay đi tiếp. K’ Biđáp hiểu ra rằng Ka Kỏn đã từng ở đây. Con sáo bay đi tìm mình để báo tin dữ.
K’ Biđáp không thể đi tiếp. Anh tung con sáo lên trời và nói:
       - Hãy bay về với Ka Kỏn!
Nhưng con sáo không chịu bay đi. Nó theo anh cắt rừng tìm về đơn vị. Về tới điểm đóng quân không còn ai. Bếp lửa mới dập tắt, còn nóng. K’ Biđáp cùng con sáo vội chạy theo đơn vị. Ra đến gần lộ 20 thì gặp bộ đội đang chuẩn bị ra trận địa. K’ Biđáp nhận lệnh đem trung đội của mình án ngữ chăn viện dưới chân đèo B’lao.
Trận đánh diễn ra nhanh gọn, bọn Fulrô bị tiêu diệt. Một viên đạn tai ác đã ghim trúng lồng ngực K’ Biđáp. Trong tiếng súng loạn xạ ấy, con chim sáo chân vàng vẫn theo sát K’ Biđáp. Khi biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của thần chết, anh nói với con sáo:
o             - Hãy nói với Ka Kỏn rằng: Suốt đời ta chỉ yêu thương mỗi Ka Kỏn.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mẹ con Ka Kỏn dắt díu nhau về núi Lạc Dương. Đã nhiều lần Ka Kỏn đến Ty Thương Binh và Tỉnh đội Tỉnh Lâm Đồng hỏi thăm tin tức K’ Biđáp. Chị dắt con trai về Blao, ra nghĩa trang liệt sĩ tìm được mộ chí của chồng. Chị thắp lên đó nhiều tuần nhang và khóc hết nước mắt. Rồi hai mẹ con trở lại Lạc Dương.
                                                                ***
Hơn mười năm sau trôi qua trong truyền thuyết vùng Lang Bian. K’ Biđáp con đã là một chàng trai khỏe mạnh. Anh vào học trường nội trú dân tộc Đà Lạt. K’ Vách Vũ Hùng là người cùng bản với Ka Kỏn. Họ cùng làm việc ở Ủy ban xã. Vũ Hùng là trưởng công an. Ka Kỏn là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã. Hai người cùng tắm chung dòng suối trong thung lũng Trăm Năm nhưng chưa chung mái nhà.
Một lần Ka Kỏn nói với K’ Vách ngoài suối:
         - Anh là con già làng K’ Dềnh, chưa có cô nào ngoài Thái Bình bắt chồng anh đâu! Anh không trở lại Đak-Tih để cô khác bắt chồng vì anh còn thương Ka Mơr. Già K’ Dềnh cho anh về đây như K’ Lang tìm gặp Bian trên đỉnh núi kia. Có thể chúng ta không còn trẻ nữa. Em có con vì tình yêu chứ chưa một lần được làm con gái đi bắt chồng. Em khao khát được ngâm da thịt của mình trong suối lạnh. Em muốn trao cho anh, muốn nhìn thấy tất cả những gì mà Zàng đã cho em. Em bắt chồng theo tập tục của người Srê đây này… Anh nhắm mắt lại đi… Thôi, mở mắt ra, em đẹp không? Hãy cho em một lần được làm con gái! Tất cả là của anh đó!
K’ Vách không mắc cỡ như lần nhình thấy Ka Mơr dưới suối nữa. Anh nhào tới ôm Ka Kỏn vào lòng, ngước nhìn lên ngọn LangBian. Anh như muốn gọi thật to để cho tiếng mình dội lại: Ơi ĐanKia, ơi Suối Vàng, Suối Bạc , hãy chứng giám cho mối tình này!
Có tiếng chim sáo chân vàng gọi Bi-đáp! Bi-đáp! K’ Vách vội nói:
o             - Em mặc xiêm áo vô đi, trời lạnh đó!
o             - Chim sáo đã về, em không lạnh nữa. Từ một con chim sáo giờ đây đã thành cả một đàn chim sáo chân vàng. Tiếng hót của nó rộn ràng như một bản hợp xướng tình ca
Tôi đã đến với thung lũng Trăm Năm trong những ngày Lễ hội mừng Đà Lạt 110 tuổi. Có biết bao huyền thoại ở mảnh đất huyền thoại này. Xin góp thêm một huyền thoại nữa cho kho tàng văn học xứ ngàn hoa, ngàn thông và tình yêu.

 XUÂN BẢO



  • NGUYỄN THỊ TƯ
    Lão NGUYÊN NGỌC viết "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN",hình như lão có trường dạy học nào đó,nhưng bị làm khó đủ điều,phải không ạ? Xưa có bài "GIAO THỪA NÀY,BÁU ở đâu"?(em quên tên người viết) Có phải cụ Báu này không?
    • Tú Sừng
      Cảm ơn Tư đã vào lại nhà và có nhận xét tốt về Huyền thoại con sáo chân vàng..Tú Sừng không phải là Báu nhé. Có thể thấy thêm Tú Sừng ở những bài viết có bút danh Trực Ngôn, Kiên Tâm, Chính Lý.Đại Quang Minh.
      Chúc Tư ngày mới vui vẻ, trẻ mãi. Thân ái. Xuân Bảo
  • NGUYỄN THỊ TƯ
    U choa! viết CÒN HƠN LÃO Nguyên Ngọc. Hay quá!
    • Biên Hòa
      U choa! viết chẳng khác chi Nguyên Ngọc. Hay quá!
      • Tú Sừng
        Cảm ơn nhiều,Mình đang soạn bài Cuộc đối thoại giữa nhà thơ với Linh vật thủy thân sông Đạ Đờng. Câu thứ nhất như vầy : Thi nhân mất giải/Vừa đi vừa ngao ngán/Ngẫm thế thái nhân tình/Vẻ mặt như buồn chán.Hồn linh ngư thủy thần ướm hỏi/Trực Ngôn-Tú Sừng đấy phải không ?Có chi mà buồn vậy/ Tú Sừng bèn đáp thong dong :Lãnh đạo Hội Nghệ văn đều ngu/ Riêng mình ta thông minh cốt cách/ Khắp sông Đồng Nai đều đục/ Chỉ mình ta trong...(chưa vie61 xong. Cậu vào blog của Trần Huyền Nhung có bài nói về cái duyên Cụ Thỉnh hay lắm. Thân ái Xuân Bảo)
      • Biên Hòa
        Ý tưởng quá hay. Bác viết đi nhé. Bây chừ Văn BH xin đăng bài của Tây nguyên Xanh, BÁc đọc xem sao?

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét