Trang

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

12.Những ngày đầu Hội Văn nghệ Đồng Nai (bài 4 )


21:41 3 thg 8 2012Công khai7 Lượt xem0
 
Lại còn phải lo các món thức uống. Bia và nước ngọt thì chạy sang anh Tám Soái,chủ nhiệm Công ty Ăn uống.Anh sẵn sàng cung ứng đủ cho nhu cầu đại hội.Chúng tôi xuống Công ty Thương nghiệp Biên Hòa, gặp anh Ngô Trung Quốc,chủ nhiệm , đặt vấn đề xin lụa để may cờ phướn và trang trí sân khấu.Anh nói : Cần bao nhiêu cứ cho người sang lấy.Công ty anh cũng đang kinh doanh thuốc lá cho nên tôi đặt vấn đề luôn.Tính ra mỗi người hút hết 2 bao trong những ngày đại hội thì số thuốc cần lên tới 20 tút.Thời đó người ta hút thuốc nhiều lắm chứ không như bây giờ hút thuốc là có hại cho sức khỏe.
 Hậu cần như thế là tạm ổn. Bây giờ thì yên tâm ngồi lại cùng nhau soạn  văn kiện.Anh Hai Lý chỉ đạo. Chương trình nghị sự có những văn bản sau đây : Tuyên bố lý do ( Xuân Bảo viết, anh Chín Thức đọc), Diễn văn khai mạc ( Xuân Bảo và Duy Thinh cùng soạn,Chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết-ủy viên Trung ương Đảng,Phó bí thư Tỉnh ủy  đọc )  .Lời bế mạc và cảm ơn (Xuân Bảo viết, anh Lý Văn Sâm đọc )Tôi còn được phân công thảo Giấy mời và trực tiếp đi mời,các văn nghê sĩ và các báo , đài. Tôi đã lên một cái danh sách khách mời khá chỉn chu.
·     Vào khoảng tháng 9 hay 10 năm đó có Đoàn nhà văn quân đội sang thăm Campuchia về , có ghé nhà tôi chơi. Trong đoàn có  các nhà văn Anh Ngọc,Nguyễn Trọng Oánh, Triệu Bôn và các nhà thơ Thu Bồn, Nguyễn Duy. Đặc biệt có nữ nhà văn Nguyễn Thị Như Trang.Tôi còn nhớ nữ nhà văn Như Trang có nói một câu mà tôi cho là chí lý nhất. Chị nói ở bên K cái gì cũng giả, chỉ có máu của người chiến sĩ quân đội chúng ta là thật mà thôi. Ban ngày thì cầm súng của phe  Pen Xô Van, ban đêm lại là người của Khơ-me đỏ. Vui chuyện nhà thơ Thu Bồn kể chuyện hai tiểu đội bộ đội phải bố trí canh gác cho Như Trang tắm. Một tiểu đội ôm súng chỉa ra phía ngoài, tiểu đội còn lại thì chỉa súng vào bên trong, nơi có cái lùm che tạm làm buồng tắm. Có đúng không đấy hay là ông bịa, hỡi Con chim Chơ-rao ?
Các cơ quan truyền thông được mời gồm có : Anh chị Vũ Tuất Việt,Phó tổng biên tập Sài Gòn Giải phóng và nhà thơ châm biếm Cung Văn .Chị Tuệ Hà, ( vợ anh Tuất Việt )phóng viên thường trú báo Nhân Dân phía Nam.Tạp chí Văn nghệ Quân đội có nhà thơ Thu Bồn. Báo Văn Nghệ thì có các nhà thơ Hoài Vũ, Nguyễn Duy, Tịnh Hà ( em ruột nhà thơ Xuân Diệu)., Báo Lao Động có mời các anh Xuân Mai, Trưởng đại diện phía Nam và các nhà văn An Định,Nghiêm Đa Văn là phóng viên. Báo Công nhân giải phóng,sau đổi thành Báo Người Lao động Sài Gòn thì có các anh Tống Văn Công,Tổng biên tập và anh Nguyễn Duy Vượng,phóng viên. Báo Đại Đoàn kết có các anh Mai Đình, Lửa Mới. Bên Đài Phát thanh Truyền hình Việt Nam có các  anh An Sơn, Nguyễn Duẩn. Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có anh Đinh Phong ,chị Nguyễn Thị Tính…Đài Tiếng Nói thành phố có nhà văn Thanh Nha.. Thông tấn xã Việt Nam có các anh  Hai Luận, Việt Thảo, Xuân Soạn, Tường Vi.. Báo ,đài địa phương thì chỉ mời trong tỉnh Đồng Nai.
Các văn nghệ sĩ được mời khá đông: nhà thơ Bảo Định Giang,nhà văn Nguyễn Khải,nhà văn Hạ Mậu Nhai, Anh Đức,nữ nhà văn Hồng Duệ... nhà thơ kiêm nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.Các nhà thơ Đỗ Trung Quân, ,  Chim Trắng, Viễn Phương,Trần Mạnh Hảo, Trần Nhật Thu, Trần Nhật Vy…đã về công tác hẳn ở Sài Gòn. Ở miền bắc có các nhà thơ Thanh Tịnh, Anh Ngọc ,Vũ Ngàn Chi tức Phạm Ngọc Cảnh…và các nhà văn Nguyễn Trọng Oánh, Triệu Bôn . .
Các anh,các chị văn nghệ sĩ và các cơ quan truyền thông đại chúng trên cả hai miền đất nước dù có khó khăn về phương tiện đi lại nhưng đã có mặt đông đủ trong ngày thành lập Hội Văn Nghệ  là một niềm vinh dự lớn cho Đồng Nai chúng ta. Thời gian sau này các anh Thu Bồn, Nguyễn Duy, Hoài Vũ, Diệp Minh Tuyền thường xuyên gắn bó với Hội Đồng Nai  như người nhà.
Tôi còn nhớ hồi này Ty Thông Tin Đồng Nai do anh Nguyễn Văn Sâm, thường gọi là Tám Sâm làm Trưởng ty,nhà nhiếp ảnh Phạm Minh làm phó ty. Các anh có cho xuất bản  Tập san Văn hóa- Văn nghệ. Anh Nguyễn Văn Hiệp được phân công làm biên tập. Anh Hiệp đã đưa vào Tập san bút ký ”Tiếng hát vẫn còn vang” của tôi. Anh Hai Lý xem và khen người viết có tay nghề. Chỉ có mấy tiếng khen đó thôi mà như có ma lực giúp cho tôi cố gắng vươn lên và trưởng thành .Khi viết những dòng này ,tôi bùi ngùi nhớ tới nhà văn Lý Văn Sâm, nhớ từng giọng nói ấm áp, từng ánh mắt,nụ cười của người anh cả trong làng văn nghệ Đồng Nai .Tâm hồn anh là cả một tấm lòng rộng mở đối với tất cả anh chị em trong Hội chứ chẳng phải riêng tôi. Có một lần anh Hai và tôi thả bước đi dạo trên cầu Hóa An, thường gọi là Cầu Mới. Anh chỉ vào phía hạ lưu không xa mà rằng : nơi đó ,cách đây không lâu là Cồn Gáo .Cồn có ba cây gáo cổ thụ. Đoạn sông  đã từng tắm mát cậu học trò Lý Văn Sâm Trường Tiểu học tỉnh lỵ ( tên Tây là Ecole primaire complementaire de BienHoa) , bây giờ là Trường Tiểu học Nguyễn Du . Sau này khi tôi viết tùy bút Sông Xuân có nhắc lại chi tiết này.
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét