Trang

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

30. Tết Đoan Ngọ, nhớ Khuất Nguyên


22:31 3 thg 8 2012Công khai77 Lượt xem2
 
 

“ Cử thế giai trọc ngã độc thanh
Chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh”…
Nghĩa:
 “Mọi người đều say mình ta tỉnh
  Khắp đời đều đục mình ta trong”…
Đó là hai câu trích trong bài thơ Ngư phủ nổi tiếng của Khuất Nguyên. Khuất Nguyên sống vào nửa sau thời Chiến quốc (310-278TCN). Ông tên Bình, biệt hiệu Linh Quân. Tổ quốc ông là nước Sở vốn rất hùng mạnh nhưng đang bước vào thời kỳ suy thoái. Ông đã được Sở Hoài Vương tin dùng và phong chức Tam lư đại phu, sau phong chức Tả đồ ( chức quan gần gũi vua). Các chủ trương cải cách của ông dù rất tiến bộ nhưng mâu thuẫn với quyền lợi của các đại thần trong triều như bọn Thượng quan đại phu Cầm Thương, Lệnh doãn Tử ban, Tư mã Tử tiêu và Nam hậu của Hoài Vương Trịnh Tụ …lập mưu gièm pha Khuất Nguyên rất hiểm độc. Hoài Vương ngu muội và bất lực dần dần xa lánh ông, thậm chí bắt ông đi đày. Trải hơn hai mươi năm phiêu bạt, Khuất Nguyên một mực trung thành với lý tưởng của mình, không hề khoan nhượng, thỏa hiệp với tập đoàn thống trị hủ bại và cũng không bao giờ xa rời Tổ quốc thân yêu của ông. Ngược lại ông luôn luôn quan tâm đến cuộc sống và nổi khổ nhục và nguyện vọng của nhân dân.
Cuối cùng, ông lấy cái chết để giữ trọn tấm lòng. Ông tự trẫm mình ở sông Mịch La thuộc sông Tương vào ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm rồi Ngày mùng 5 tháng 5 trở thành Ngày Giỗ tiết của nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa làm Ngày Tết Đoan Ngọ Còn gọi là Tết Đoan Dương.
Bài Ngư phủ ông sáng tác trước khi trẫm mình ít ngày
Ông là nhà thơ đầu tiên của Trung quốc, để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bài Ly Tao nổi tiếng
Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta hai lần đi sứ Trung quoc đều đến sông Mịch La viếng Khuất Nguyên và Nguyễn Du cũng đã làm đến 5 bài thơ ca tụng và vịnh Khuất Nguyên.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bản dịch Bài thơ Ngư Phủ của nhà thơ Đào Duy Anh
NGƯ PHỦ
Khuất Nguyên bị đuổi
Dạo trên bờ đầm
Vừa đi vừa ngâm
Vẻ mặt tiều tụy
Dáng người gầy còm
Ông chài trông thấy liền ướm hỏi:
Tam Lư đại phu đấy phải không ?
Vì sao mà đến nông nổi ấy ?
Khuất Nguyên bèn đáp lại ung dung :
Mọi người đều say mình ta tỉnh
Khắp đời đều đục mình ta trong
Vì thế mà bị đuổi
Ông chài nói:
Thánh nhân không câu nệ
Theo đời mà biến thông
Mọi người đều say
Sao không uống tràn cho ngây ngất
Khắp đời đều đục
Sao không theo dòng mà sục ngầu lên
Lại cứ nghĩ sâu làm cao để đến nỗi bị đuổi nào!
Khuất Nguyên nói:
Ta nghe
Người mới gội thì phải phủi khăn
Người mới tắm thì rũ áo
Ai lại đem tấm thân trong vắt
Mà nhuốm lấy nhơ nhớp của vật
Thà nhảy xuống dòng sông Tương
Chôn trong bụng thuồng luồng
Sao lại đem cái tiết sáng ngời
Mà vùi vào bụi bặm của đời?
 Ông chài tủm tỉm cười
Chèo thuyền mà đi
Hát vang sông:
Nước Thương Lang trong a
Thì ta giặt khăn đầu
Nước Thương Lang đục a ?
 Thì ta rửa chân vào
Chèo thuyền đi thẳng
 Không nói thêm gì.
           (Theo Sở từ Khuất Nguyên- NXB Văn học- Hà Nội 1974)
Lời bàn của nhà thơ Xuân Bảo:
                Ôn cố tri tân, nhân Tết Đoan Ngọ Nhâm Thìn 2012, xin nhắn nhe với những người “lãnh đạo” Hội VHNT Đồng Nai, hơn 200 văn nghệ sĩ trong Hội không phải là một lũ cừu.Nói như nhạc sĩ Trần Viết Bính : Họ là những trí thức trên trí thức. Nhân cách của họ có thể thua kém Khuất Nguyên nhưng không dễ gì họ để cho một con người vô tài bất tướng ngồi trên đầu trên cổ họ được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét