Trang

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

247. CHÙM THƠ VĂN VIẾT VỀ MÙA THU 2018




247.    CHÙM THƠ VĂN VIẾT VỀ MÙA THU -2018.

    MỘT KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU
Nhàn đàm “Cái danh” của những nhà văn hóa, học giả, danh sĩ, viện sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư…Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì có họa sĩ, thi sĩ (nhà thơ), văn sĩ (nhà văn), nhạc sĩ (bao gồm cả sáng tác ca khúc và giao hưởng), đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn…
Hôm nay, Tú Sừng tôi bàn đến cái danh “nhạc sĩ”.

Trong hồi ức “Quê Mạ Phường Sãi” của tôi, chương nói về “Những ngày ở cố đô Huế” có đoạn viết:
 Bọn học trò chúng tôi mỗi khi đến trường thì phải làm các nghi lễ chào cờ, hô khẩu hiệu…Cả trường hát quốc ca Pháp, bài Marseillaise (có nghĩa là bài ca của người Marseille). Bài ca này do Claude Joseph Rouget de Lisle – một sĩ quan trẻ thuộc Quân đoàn công binh sáng tác đêm 25 rạng 26 tháng 4 năm 1792 tại Strasbourg. Lúc đầu nó mang tên Chant de guerre pour l’armée du Rhin (Hành khúc quân sông Rhein). Tôi còn nhớ được một đoạn: Allons enfants de la Patrie/Le jour de gloire est arrivé! / Contre nous de la tyrannie,/L’entendard sanglant est levé…
Và điệp khúc: Aux armes citoyens! / Formez vos bataillons! Marchons! Marchons! / Qu’un sang impur/ Abreuve nos sillons!
Dịch ra Việt ngữ:
Hãy tiến lên! Những người con Tổ quốc/ Ngày vinh quang đã đến rồi! / Chống lại chúng ta, bọn bạo tàn/ Đã được giương lên lá cờ vấy máu…
Và điệp khúc:
 Hãy cầm lấy vũ khí, hỡi những công dân! / Hãy lập nên những đội quân! /Tiến lên! Tiến lên! / Hãy để cho dòng máu nhơ bẩn/ Tưới đẫm những luống cày của chúng ta!…
Và quốc ca An Nam: Kìa núi vàng bể bạc/ Có sách trời sách trời định phần…. Theo Tạp chí Sông Hương số Đặc biệt ra tháng 4 năm 2012, trang 48 có bài Âm nhạc Việt Nam và riêng ở Huế - giai đoạn 1930-1975 của nhạc sĩ Bửu Ý có đoạn viết: “Một trong những bài ca đầu tiên của nước ta là bài Kìa núi vàng bể bạc của Bửu Bác được dùng làm quốc ca thời Bảo Đại...Nó theo điệu “Đăng đàn cung” của nhạc phủ: Kìa núi vàng bể bạc /Sách trên trời định phần/…Bửu Bác còn là tác giả của bài “Mừng Phật đản”, cũng theo điệu “Đăng đàn cung”.
Bọn học trò chúng tôi còn phải hát bài suy tôn Thống chế Pétain. Mở đầu bài hát là câu: Maréchal nous voilà devant toi, le sauveur de la Patrie…Hát xong hai bài quốc ca thì cả trường lại vang lên cái câu: Vive La France! Vive L’ Annam! (Nước Pháp muôn năm! Nước An Nam muôn năm!). Tôi còn nhớ khi hô các câu này thì tay phải úp vào ngực trái rồi đưa cả bàn tay ra phía trước hơi chếch bên phải, ngang tầm mắt. Kiểu này hơi giống kiểu lính phát xít Đức khi chào nhau: Hailo Hitler!

                                                ***
Tôi hân hạnh được đi dự Trại viết nhiều lần ở cùng phòng với nhiều nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Đôi lúc tôi cắc cớ hỏi các nhạc sĩ này có biết nước An Nam có một thời gian ngắn là nước Đế quốc Việt Nam không, có biết bài quốc ca có tên Việt Nam minh châu trời Đông không? Họ ngớ người ra vặc lai tôi: “Làm cóc gì có nước Đế quốc Việt Nam và quốc ca của nó”
.Nhạc sĩ Hùng Lân, tác giả của Việt Nam minh châu trời Đông.

QUỐC CA VÀ QUỐC KỲ ĐẾ QUỐC VIỆT NAM

Ngày 2 tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thu hồi độc lập ấn định quốc kỳ và quốc ca của Đế Quốc Việt Nam là lá cờ Quẻ Ly và bài Đăng Đàn Cung (ĐĐC). Kể từ đó bản ĐĐC có danh nghĩa chính thức Quốc ca đầu tiên của nước Đế quốc Việt Nam. Bản ĐĐC rất xưa nên khắp nước đều biết đặc biệt tại miền Trung bài này rất phổ biến. Các tác giả như Lê Xuân Nhuận (1930 - ?), Lê Văn Lân (1931-2013), Thái Công Tụng, Bửu Ý (1937 -)… sống tại Huế đều kể lại trong thời chiến tranh 1939-1945, ở Huế  bài ĐĐC thường được nghe lũ trẻ hát mãi trong dân gian – thời đó các bài hát tiếng Việt chẳng có bao nhiêu – tại các lễ chào cờ,  lễ phát phần thưởng cuối niên khóa … chủ nhật được ban nhạc lính trình diễn ở nhà Kèn trước tòa Khâm, đối diện bên kia sông là chợ Đông Ba.
Song thực tế đặt ra là chúng ta có 2 nhạc khúc rất khác biệt cùng mang một tên Đăng Đàn Cung. Sự kiện này là nguyên nhân thường xuyên gây nhầm lẫn giữa hai ca khúc này với nhau, tình trạng đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia” tồn tại cho đến nay:
ĐĐC nào mới thực là quốc ca. Hoặc cả hai đều là quốc ca chăng? Tuy hai mà một? – Không thể! Để tôn trọng sự thật chúng ta hãy gọi 2 khúc nhạc ấy với các tên riêng rẽ: Điệu ĐĐC và Bài ĐĐC, phân biệt rõ ràng, xét nội dung, nguồn gốc, ý nghĩa, tránh nhập nhằng lẫn lộn.
Nhân ngày tựu trường năm học 2018 – 2019, tôi nhắc lại một đoạn đường thơ ấu khi những học trò đến trường. Và cũng muốn nhắc nhở những tay được gọi là “nhạc sỉ” thời nay, gắng mà học lịch sử âm nhạc nước nhà để khỏi mang danh là nhạc sĩ mà mù tịt!

Bên bờ Phước Long Giang, tiết thu phân Mậu Tuất, nhằm ngày 23/9 2018.

Nhà thơ Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét