Trang

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

238.VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM

238. CHÙM THƠ VĂN VIẾT VỀ MÙA THU - 2018.
11, VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

Hồi ức của nhà thơ Xuân Bảo.
Cách đây 73 năm, vào những ngày tháng Tám năm Ất Dậu 1945 sôi động, dân tộc Việt Nam sắp bước sang trang sử mới: Chấm dứt thời đại phong kiến mấy nghìn năm; chấm dứt thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp ( kể từ tiếng súng xâm lược của liên qyân Pháp - Tây-ban-nha ngày . năm 1858 cho tới ngày vị hoàng đế cuối cùng ra Tuyên ngôn Thoái vị.
Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại.
Bản Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại công bố ngày 25 tháng 8 năm 1945 chính thức chấm dứt nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được vua Bảo Đại soạn với sự trợ giúp của hoàng thân Vĩnh Cẩn trong đêm 22 tháng 8, 1945 tại điện Kiến Trung, hoàng thành Huế. Sáng hôm sau, khi đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện để tiếp thu bàn giao, lúc đầu Bảo Đại đưa bản Tuyên ngôn cho Trần Huy Liệu. Nhưng ông này hội ý với người đồng hành và tâu với Bảo Đại rằng:
" Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ. Nhưng, chúng tôi kính xin Hoàng thượng cho tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người biết."
Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại mặc trào phục và đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn, như sau:
Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
—Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.
—Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.
—Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.
Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.
Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.
***
Theo hồi ký "Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại, bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng. Bảo Đại viết rằng:
"Tôi quan sát các khán giả hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.
Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây mà lại. Trong khi tôi hồi cung, đám đông tan rã, không một tiếng kêu.”
Bên bờ Phước Long Giang, sáng 30/8/2018.
Nhà thơ Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét