Trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

289. Đồng Nai nhìn từ Mã Pì Lèng


ĐỒNG NAI NHÌN TỪ MÃ PÍ LÈNG
                                Mấy hôm nay, trên mạng xã hội nổi bật lên sự kiện bà Vũ thị Ánh ngang nhiên trèo lên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, tự mình xây lên cái nhà hàng khách sạn 7 tầng, ngự trị trên đỉnh Mã Pí Lèng.
Những ai còn có lương tâm ái quốc, nhìn  vào bản dư đồ nước Đại Nam ta đều rất đau lòng khi thấy Bà Nà, Tam Đảo 2, Vân Đồn, Bái Đính, Tam Chúc và vân vân được các ông Sun, ông Xuân Tr., ông Vin…cậy có của (mà chưa chắc đã là của sạch?!) và cậy có người chống lưng để rồi ngang nhiên biến những danh lam thắng cảnh của Tổ quốc để sản ra tiền bạc, châu báu; để rồi cùng các quan tham “sống như chúa tể rừng xanh” (lời của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng).
Năm 1956, khi tôi là 1 trong 200 cán bộ được điều về tăng cường cho Khu Tự trị Thái Mèo. Tôi đã có dịp tham quan cao nguyên Đá Đồng Văn

Cách đây 50 năm, tuy đã gần cuối thế kỷ XX nhưng phía sau “cổng trời” hơn 8 vạn đồng bào vẫn trong đói nghèo và lạc hậu, mênh mông vẫn chưa có đường cho xe ôtô, xe máy chạy, nên trung ương quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Đường được đặt tên là “Con dường Hạnh Phúc” dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, qua đỉnh Mã Pì Lèng. Con đường được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày 10/3/1965.
 Đây không chỉ là con đường giao thông huyết mạch, mà còn là hình ảnh, là biểu tượng tinh thần cách mạng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, con đường này được coi là con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam.  Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả máu và hoa để có được cái tên tuyệt đẹp là Con đường Hạnh Phúc.
Con đường là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc 8 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định và Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pì Lèng - nóc nhà của vùng cao nguyên đá (hôm nay, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền núi phía bắc), công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.

 
Bản đồ con đường Hạnh Phúc


Tượng đài TNXP ở chân Mã Pí Lèng





   
Một kiệt tác xuyên lòng đá - Con đường Hạnh Phúc.
Ý kiến cá nhân tôi:
“Xin Nhà nước sớm đập bỏ cái gai bẩn này, trả lại nguyên    dạng cho Vườn Quốc gia Đá Đồng Văn”.

Tôi có hai bài thơ viết vể Hà Giang.
Bài thứ nhất.
ĐỒNG NAI, NHÌN TỪ MÃ PÌ LÈNG.
Tôi đứng đây, đỉnh Mã Pí Lèng cao vút
Nơi bao đời thấm máu cha ông.
Gìn giữ biên cương, giữ từng tấc đất
Lẫy lừng ngọn giáo vang dội chiến công

Tôi đứng đây, Mã Pì Léng địa đầu Tổ quốc.
Nhìn về Đồng Nai, phía cuối chân trời
Mênh mang Trị An, biển hồ nước bạc
Xua tan màn đêm, điện sáng ngời ngời

Tôi đứng đây ngắm nhìn đất nước
Mù sương tháng tám trùm ngọn Chứa Chan
Lòng bỗng nhớ những người đi trước
Ngã xuống đất này để lộc biếc trời xuân

Để cao su sau mùa thay lá
Vươn hình hài lớn dậy búp tươi non
Đồng Nai ơi, những nhà máy mới
Khói tỏa Biên Hòa, vẽ những nét son

Từ trên Mã Pí Lèng ta suy ngẫm
Đất nước mình đâu cũng đẹp như tranh
Rừng vàng biển bạc, non sông hoa gấm
Bốn mùa như xanh mãi mầu xanh.

Và bài thứ hai.

ĐI CHỢ TÌNH KHÂU VAI

Anh tìm em tròn một vòng thương nhớ
Hết mùa lanh lại thêm một mùa đào
Đỉnh Mã Pì Lèng gió rít lao xao
Ta đi tìm em tận cao nguyên đá

Tiếng khèn Lô Lô trầm buồn giục giã
Tâm nguyện dâng hương miếu Ông, miếu Bà
Mong tìm lại bóng dáng người xưa
Anh đợi em bên đường lên Mèo Vạc

Trùng điệp bốn bề núi cao chót vót
Túi thổ cẩm còn đây mảnh hương tình
Em dặn đừng quên mùa đào, mùa lanh
Ngày này năm sau cùng nhau trở lại

Thung lung Khau Vai chợ tình huyền thoại
Được nắm tay nhau dù chỉ một lần
Gửi lại cho em trọn vẹn trời xuân
Không gặp lại em, tim anh hóa đá!

Bên bờ Phước Long giang, ngày mùng mười tháng tám, cuối thu hàn lộ, nắng nhạt, sương giăng.nhằm ngày 8/10/2019.
                                Nhà thơ Xuân Bảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét