Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

287. Thơ xướng và Họa thơ.


           287. THƠ XƯỚNG VÀ HỌA THƠ

                                     Thơ Đường luật có thế mạnh là phần Họa thơ. Các thi nhân từ xưa đã
 có                        có những bài thơ họa, có khi gây nên những tranh luận để đời như bài
                             của  Chủ tịch Hồ Chí Minh họa thơ Nguyễn Hải Thần

        Ông biết phần ông, tôi biết tôi,
        Quyết giành thắng lợi, chẳng chia đôi.
        Ðã sinh đầu óc, sinh tai mắt,
        Nỡ bỏ ông cha, bỏ giống nòi.
        Họ trót sa chân vào miệng cọp,
       Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi.
        Cờ tàn mới biết tay cao thấp,
        Há phải như ai cá đớp mồi.

5-1946
        
    Ðể thực hiện sách lược tạm hoà hoãn với quân Tưởng nhằm tập trung lực              lượng kháng chiến ở Nam Bộ, ngày 1-1-1946 Nguyễn Hải Thần được cử giữ 
chức Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và            sau đó được bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử và giữ chức Phó Chủ tịch          Chính phủ Liên hiệp.
     Dịp này, Nguyễn Hải Thần đã làm thơ tặng Hồ Chủ tịch như sau:

      Gánh vác việc đời ông với tôi
      Con đường gai góc xẻ làm đôi
      Cùng chung đất nước, chung bờ cõi
      Cũng một ông cha, một giống nòi
      Ðành chịu nước cờ thua nửa ngựa
      Còn hơn miệng thế chế mười voi*
      Mấy lời nhắn nhủ cùng ông biết
      Nước ngược buông câu phải lựa mồi.
________
* ý nói: Mười voi không được bát nước xáo.

                                ***
           Hồ chủ tịch đã hoạ lại bằng bài thơ trên. Bài thơ hoạ lại lời lẽ đanh
 thép,thể hiện rõ tinh thần quyết vượt mọi hiểm nguy giành thắng lợi, phê 
phán thái độ hèn hạ ôm chân bọn Quốc dân Ðảng Trung Quốc, bỏ ông cha,
 bỏ giống nòi.

***



       Hay là cuộc đấu thơ giữa Tôn Thọ Tường với Phan Văn Trị. Phan Văn Trị 
là người có công đầu trong cuộc bút chiến chống Tôn Thọ Tường – người bạn             thơ của Ông trong nhóm Bạch Mai thi xã – sau qua cộng tác với giặc. Tôn Thọ             Tường làm 10 bài thơ liên hoàn có tựa đề là Giang san ba tỉnh. Nội dung tự                    thuật, tán dương sức mạnh vật chất của bọn Tây Dương, cho rằng nhân dân ta             không địch nổi quân thù cho nên khuyên mọi người hãy biết “tùy thời”. Ở bài 1           – 2 câu kết:

… “Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc
                  Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay…”
     Phan Văn Trị đã họa lại 2 câu này:
                 … “Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ
                        Lòng ta sắt đá há lung lay…”

  Ngoài 10 bài xướng và họa về Giang san ba tỉnh, Tôn Thọ Tường còn có hai             bài bài thơ Tôn phu nhơn quy Thục và Từ Thứ quy Tào để ngụy biện. Phan Văn           Trị công kích luận điệu của Tường bằng thơ Hát Bội. Cuộc bút dưới hình thức                họa thơ nổ ra từ đó.
    Có thể nói Phan Văn Trị là người đã nối chí nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu                   “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

             Ở bài 2 câu 4, Ông đã mắng Tôn Thọ Tường là “đứa ngu”:

                Đường xa, ngày tối, tuổi không chờ
             Họa:   Đứa ngu mới sợ tuổi không chờ.

           Ở bài 4 câu 1:

                           Kể chi danh phận lúc tan hoang.
                 Họa:    Thân danh chẳng kể, thiệt thằng hoang.

          Ở bài 6 câu 7:

                             Ở đời há dễ quên đời được…
                 Họa:       Đáy giếng trông trời trơ mắt ếch,

          Ở bài 8 câu 7:

                          …Khó lòng mình biết lòng mình khó…
                  Họa:      Đứa dại trót đời,già cũng dại…

               Bằng những lập luận sắc sảo, sáng ngời chính nghĩa và rất đĩnh đạc,
           hiên ngang, Ông đã giáng cho Tường những cái tát điếng người. Tôi trích
           ra đây 2 bài thơ xướng họa của Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị.

                     Bài xướng của Tôn Thọ Tường              Bài họa của Phan Văn Trị

                             Tôn phu nhơn quy Thục                       Tôn phu nhơn quy Thục

Cậ                       Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng              Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
N                         Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông               Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
                            Lìa Ngô, bịn rịn chòm mây bạc                     Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng
                            Về Hán, trau tria mảnh má hồng                   Duyên về đất Thục đượm màu hồng
                            Son phấn thà cam dày gió bụi                        Hai vai tơ tóc bền trời đất
Đá                       Đá vàng chi để thẹn núi sông                         Một gánh cang thường nâng núi sông
Ai                        Ai về nhắn với Châu Công Cẩn:                     Anh hỡi! Tôn Quyền, anh có biết?
                            Thà  mất lòng anh, đặng bụng chồng.            Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.

                                    ___________________                                  
      
B                                 Bài xướng của Tôn Thọ Tường               Bài họa của Phan Văn Trị

                              Từ Thứ quy Tào                                         Từ Thứ quy Tào

                            Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi                         Quá bị trên đầu nhát búa voi
                            Muối xát lòng ai nấy mặn mòi                          Kinh luân đâu nữa để khoe mòi
Ở                          Ở Hán hãy còn nhiều cột cả                             Xăn văn ruổi Ngụy mây ùn đám
V                          Về Tào chi sá một cây còi                                 Dáo dác xa Lưu, gió thổi còi
B                          Bâng khuâng nhớ mẹ khôn nâng chén              Đất Hứa nhớ thân sa giọt tủi
Bị                         Bịn rịn trông vua biếng giở roi                         Thành Tương mến chúa nhẹ tay roi
Ch                        Chẳng đặng khôn Lưu đành dại Ngụy              Về Tào miệng ngậm như bình kín
                             Thân này xin gác ngoài vòng thoi                    Trân trọng lời vàng được mấy thoi?

                __         ________                                                           ________
 

                           Cuộc bút chiến này có một giá trị đặc biệt. Thơ của Ông cũng chính là 
                  lời phát ngôn của phong trào chống Pháp rộng lớn của sĩ phu và nhân dân
                  Nam Kỳ.   Ông đã lôi cuốn được đông đảo sĩ phu yêu nước vào cuộc bút 
                  chiến như Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt…, cảm hóa được những người
                  lầm đường lạc lối như Lê Quang Chiểu về với chính nghĩa dân tộc.

        Phan Văn Trị xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhà thơ tiêu biểu 
   cho khuynh hướng văn học yêu nước thời cận đại bên cạnh Nguyễn Đình                       Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích. Ở Bến Tre,                   Ông là ngọn cờ tiêu biểu thứ hai của văn chương yêu nước sau Cụ Đồ Chiểu.

       ***





                Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã rất am hiểu về Thơ Đường.
          Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người đã trích câu thứ 4 của bài                     Khúc Nhị Giang (bài 2) này của Thi Thánh Đỗ Phủ “Nhân sinh thất thập 
           cổ lai hy, nghĩa là Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm”.

           KHÚC GIANG NHỊ THỦ - KỲ NHỊ
                          
                          Nguyên bản Hán tự

           Triều hồi nhật nhật điển xuân y,
   Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy.
   Tửu trai tầm thường hành xứ hữu,
           Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
   Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện,
   Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi.
   Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
   Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.

           Dịch nghĩa:

 SÔNG KHÚC (BÀI 2)

   Ngày ngày bãi triều về đem cầm  áo xuân,
   Mỗi ngày trên sông  uống rượu say đến hết ngày.
   Nợ rượu bình thường nơi nào cũng có,
   Người đời thọ bảy mươi tuổi xưa nay hiếm.
   Bươm bướm luồn hoa thấp thoáng hiện,
   Chuồn chuồn chấm nước dập dờn bay.
   Nhắn với mọi người thời gian cảnh vật đều thay đổi,
   Hãy tạm vui đi chớ có trái với đời.

Dịch Thơ của Tản Đà

            BẾN SÔNG II

         Khởi bệ vua ra, cố áo hoài
         Bến sông say khướt tối lần mai
         Nợ tiền mua rượu đâu không thế?
         Sống bảy mươi năm đã mấy người?
         Bươm bướm luồn hoa phơ phất lượn
         Chuồn chuồn giỡn nước lững lờ chơi
         Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi
         Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài.

                 
           ***


                   THI HỮU HỌA THƠ CỦA XUÂN BẢO

Bài họa thì nhiều, tôi chỉ trích đăng mỗi nhà thơ một bài:
(xem bài xướng ở các trang thơ của tác giả Xuân Bảo trong sách này)

                  NGUYỄN THANH BÁ
                   họa bài Mưa Trấn Biên

                        Điện Biên lịch sử.

Lịch sử oai hùng một Điện Biên
Núi sông khắc dấu vạn lời nguyền
Súng gươm rèn chí bao quân giỏi
Bút sách lưu danh lắm tướng hiền
Uy thế vang lừng trong bốn hướng
Chiến công rung chuyển cả đôi miền
Thực dân cuốn vội cờ xâm lược
Đất nước bừng soi ngọn đuốc thiêng


                 NGUYỄN THANH BÌNH
                  họa bài Mưa Trấn Biên (y đề)

Mưa tới đầu mùa, mát Trấn Biên
Thoảng nghe trong gió vọng tâm nguyền
Nhà Bia vẫn đó trang hồng sử
Đại Bái còn đây tượng thánh hiền
Chí khí hào hùng vang khắp chốn
Anh hào tỏa rạng dội bao miền
Ơn Người gầy dựng cơ đồ vững
Mãi mãi nơi này rực khí thiêng.


                         LÊ CÔNG CÁT
                    họa bài Mưa Trấn Biên (y đề)

Giữ yên Ải Bắc giữ Nam Biên
Vua chúa thần dân đạt ước nguyền
Quyết chí Nam chinh nhờ tướng giỏi
Ra tay Bắc phạt cậy tôi hiền
Đất đai mở rộng thêm bờ cõi
Sông núi an vui khắp mọi miền
Quốc sử lưu truyền công đức ấy
Đền đài tưởng niệm chốn linh thiêng


                    NGUYỄN HỮU CẦN
         họa bài Văn miếu Trấn Biên,

              Giữ mãi quê mình.

Xin giữ quê mình mãi thắm xanh
Biên Hòa lẫm liệt mãi tôn vinh
La Ngà, Định Quán đây anh dung
Phú Lý, Long Bình đấy địa linh
Công Tổ khai thiên lưu sử tích
Ơn Người lập địa tỏa nhơn tình
Đồng Nai mảnh đất phương nam ấy
Lắm bậc hiền tài rạng rỡ danh


            PHẠM SINH CHÂU
                  họa bài Thăm đình Tân lân

               Người đi mở cõi.

Thượng Xuyên đình cổ rợp cành đa
Bóng mát nức lòng khách xứ xa
Tưởng vọng tướng công cành là thắm
Khai nguyên nguồn cội gốc tài hoa
Ngàn xưa rạng rỡ lưu thành kính
Muôn thuở trang nghiêm gót thái hòa
Nghi ngút trầm hương chung tấc dạ
Công ơn trời biển khó phai nhòa


                     VÕ CHINH
                   họa bài Văn miếu Trấn Biên

            Trấn Biên xưa và nay.

Trời Nam một cõi nước non xanh
Biên Trấn từng phen trải nhục vinh
Vững chí nêu gương trang tuấn kiệt
Bền gan tiếp bước bậc hiển linh
Luân thướng Nho Giáo ngời Văn Miếu
Hào khí Thăng Long đượm nghĩa tình
Khoa học, công thương đều tiến bộ
Đồng Nai ngày một rạng thanh danh



              HUỲNH TẤN CƯỜNG
         họa bài Thăm đình Tân Lân

                              Biên địa thiêng

Nguyễn Lễ thành hầu lập Trấn Biên
Đồng Nai muôn thuở khắc tâm nguyền
Đền thiêng lưu tiếng tài danh tướng
Văn Các ghi công đức thánh hiền
Tưởng niệm anh hùng riêng một cõi
Suy tôn liệt sĩ khắp ba miền
Con Hồng cháu Lạc ngời trang sử
Gia Định, Phước Long biên địa thiêng


                PHAN NỀ
     họa bài Văn Miếu Trấn Biên.

            Trấn Biên danh

Miền Đông thuở trước cỏ, rừng xanh
Nhờ đức tiền nhân nay hiển vinh
Đại Phố hùng thiêng phù bản xứ
Đồng Nai phong thủy trợ sanh linh
Tân Lân liễn đối gìn công đức
Văn Miếu khói hương ấm vạn tình
Một dải sơn hà linh địa cuộc
Ngàn sau còn mãi Trấn Biên danh

Bên bờ Phước Long Giang, ngày 7/9/2019.
           Nhà thơ Xuân Bảo





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét