Trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

179. TÂN NIÊN KHAI BÚT.

179. TÂN NIÊN KHAI BÚT.

                                                             Xuân Bảo

Nguyên đán lên tím ngắt hoa chiều tím
Da diết lòng ta một “Nụ Tình Xuân”
Em nhẹ bước vào phòng văn rồi đó
Hạt sương gieo bịn rịn ánh chiêu dương.
                             Bên bờ Phước Long Giang, đêm giao thừa Tết Đinh Dậu 2017.
                        ----------------------------------------------------------------------------------------

VMt đôi câu đi ca n sĩ H Xuân Hương
Văn hóa Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp trong ba ngày tết. Đó là những câu đối Tết.
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
            Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

          Nhà thơ Vườn Bùi Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, khi tuổi đã cao, mắt bị lòa, không trông thấy được mọi vật quanh mình, cụ chỉ còn trông cậy vào hai cơ quan xúc giác và thính giác còn tinh nhạy của mình để nhận biết thế giới xung quanh. “Cành Nêu” và “Tiếng pháo” là 2 tín hiệu đặc trưng thông báo về Tết và Xuân, nên khi “chạm” vào “cành Nêu”, cụ biết “Tết” đến, “nghe” “tiếng pháo” nổ “đùng”, cụ biết “Xuân” về:
        “Tối ba mươi ra chạm cành Nêu, ấy Tết
Sáng mồng một, nghe đùng tiếng pháo, à Xuân”


                                                       ***

Cụ Tú Vị Xuyên Trần Tế Xương nghe tiếng pháo nổ ngày Tết mà thêm ngao ngán trước việc đầy rẫy rối ren, thế mà người đời lại không biết cái nhục,cái nhục mất nước vào tay bọn Phú-lang-sa mà còn “đốt pháo” làm gì cho cái cảnh đời vốn đã tan như “xác” pháo càng thêm xơ xác! Và ông thấy thiên hạ vẽ hình này nọ bằng vôi trắng lốp trên sân nhà trong ngày Tết mà ngán ngẩm: Tình đời đã “bạc” lắm rồi còn “bôi vôi” làm chi cho thêm “bạc”?!:
                                                “Thế sự xác rồi còn đốt phá
                                                  Nhân tình bạc thế lại bôi vôi”

Với lối chơi chữ rất Tú Xương, cụ Tú Vị Xuyên đã cười cợt đấy mà cũng thật chua cay! Cụ lại nghĩ Xuân đến với mọi nhà thì cũng đến với nhà mình. Ngạn ngữ đã chẳng nói “Trời không đóng cửa ai” đó sao?! Nhà thơ hy vọng rằng đầu Xuân trời mở cửa cho mình một điều may mắn để bù lại bao điều bất như ý mà mình đã phải trải qua. Đây là nụ cười lạc quan của một nhà thơ có nụ cười nhiều cay đắng:

Không dưng xuân đến chi nhà tớ
  Có nhẽ trời mà đóng cửa ai”

***
       
 Bà chúa thơ Nôm - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã có đôi câu đối Tết tặng người đời, tràn đầy Xuân tứ, còn truyền tụng đến ngày nay, chúng ta không ai không biết:
“Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào”
                                               
***


                             LỜI TÁN CỦA NHÀ THƠ TÚ SỪNG.
                                               
          Xã hội thời nữ sĩ sống vốn nhiễu nhương, nhà Lê tàn,đất nước lâm vào tình trạng chiến tranh, Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài gần 150 năm, đời sống người dân rất khổ cực.Là người cầm bút và với tâm hồn cao thượng của kẻ sĩ trước thời cuộc, Hồ Xuân Hương đã đi vào mọi ngóc ngách cuộc sống của nhân dân để có những tác phẩm trác tuyệt, độc đáo, kỳ lạ…Nữ sĩ để lại cho chúng ta một kho tàng thơ ca tuy không nhiều nhưng là một kiệt tác văn chương thuộc hạng kỳ tài.
 Như trên tôi đã dẫn, hai nhà thơ lớn của chúng ta là Cụ Nguyễn Khuyến và Cụ Tú Xương có những câu đối Tết thật hay, thật xúc động. Tuy nhiên câu đối Tết của nữ sĩ họ Hồ được rất nhiều người dân biết đến.
Về câu đối Tết của nữ sĩ: Lời văn tinh nghịch, đâu có dừng lại ở nghĩa đen, câu chuyện “khép cánh càn khôn, ních chặt lại” để tránh cái xấu. Cái xấu được nhân cách hóa bằng hình tượng “ma vương đưa quỷ tới”. Và xã hội hiện đại, mỗi lần Tết đến, Xuân sang người dân vẫn rất cảnh giác với cái đêm giao thừa, cái đêm được mọi người gọi là đêm trừ tịch của tháng củ mật. Bọn trộm cướp vẫn rình mò để làm nhiều việc xấu: đào tường khoét ngạch, cướp của giết người…Ma vương và quỷ sứ còn là những tên tham quan ô lại, những tên cậy quyền cậy thế đàn áp nhân dân.
Vế đối “lỏng then tạo hóa, mở toang ra”. Tiễn năm cũ đi rồi và đón năm mới, đón mùa xuân về. Nữ sĩ lại dùng hình tượng người thiếu nữ, đại diện cho sức sống thanh xuân, tràn đầy nhựa sống của Mùa Xuân – mùa nguyên đán, tinh khôi của vũ trụ.  Đây còn là một tiếng cười hóm hỉnh, đa tình, đong đưa, vui đời, tươi trẻ và khao khát yêu đương rất Xuân Hương. Và chỉ có thể là Bà Chúa Thơ Nôm mới có thể dùng từ ngữ mạnh bạo đến vậy. “Mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào”.
Một đôi câu đối ngày Tết của nữ sĩ Hồ Xuân Hương sẽ sống mãi trong lòng con dân đất Việt.


        Vài nét về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Sinh (giả thiết) 1772 tại hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, xứ Bắc Hà. Mất (giả thiết) 1822 tại Hà Nội, nội trấn Bắc Thành. Quốc gia: Personal Flag of Emperor Minh Mang. An Nam. Dân tộc Kinh Việt.
Gia thế:  Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772, theo học giả John Balaban thì bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội). Cứ theo Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn (1703 - 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống (1739 - 1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị ( ? - 1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa Phi mai xuân sắc nhất kinh thành của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai là nguyên danh, Xuân Hương là biểu tự và Cổ Nguyệt Đường là bút hiệu.
Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường, ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học.
Hôn nhân: chồng đầu Nguyễn Bình Kình, Tổng Cóc. Chồng kế Phạm Viết Ngạn, Ông phủ Vĩnh Tường.
Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Kết quả của hôn sự này được cho ra đời một đứa trẻ vắn số. Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng.
Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.
Theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế.
Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822.
Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên...
          Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".
Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.
Một ấn bản thơ Hồ Xuân Hương bằng Pháp văn của Viễn Đông Bác Cổ năm 1968. Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (1808 - 1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương.
Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của xã hội cũ.
Tập thơ "Lưu hương ký" mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Đọc kỹ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và "Lưu hương ký", chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong "Lưu hương ký" có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở "Xuân Hương thi tập". Vì lý do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn "Lưu hương ký" được coi là một tập thơ để tham khảo.
         
                                                Nhà thơ Tú Sừng phiếm đàm,
            (Bên bờ Phước Long Giang vào đêm giao thừa Têt năm Con Gà- 2017)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét