Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

313. Chuyện nhỏ làng quê. Câu chuyện thứ 17. Hai người đàn bà....

  Chuyện nhỏ làng quê, Câu chuyện thứ 17,

Hai người đàn bà kỳ lạ của làng Thượng Phước
Chuyến đi lần này, lúc đầu tôi chỉ định viết về Lễ hội làng Thượng Phước – Lễ hội săn bắt thú rừng truyền thống để nhớ về Ngài Tiền khai Võ Nguyên Hùng Dõng tặng Hùng Quốc Công – người đã có công truyền nghề săn bắt thú rừng để bảo vệ mùa màng, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng. Tương truyền Ngài là vị tướng võ nghệ cao cường, một người thân tín của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Hoàng vào Nam, Ngài đã cầm quân dẹp giặc và lập được nhiều công lớn. Do có nhiều chiến tích trong trận mạc nên Ngài đã được Chúa ban tặng cho khai khẩn vùng đất bên sông Thạch Hãn, tạo ra làng Thượng Phước quanh năm phù sa màu mỡ bãi bồi.
Nhưng khi bắt tay vào viết thì ký ức tràn về như một dòng thác.Vì nơi đây đã để lại trong tâm khảm tôi một thời thơ ấu mà mãi mãi không bao giờ mờ phai. Do vậy, KÝ ỨC VỀ MỘT LÀNG QUÊ YÊN Ả ra đời đề nhớ về quê Mẹ.
***
1. Mụ Thơ tiên đao.
Làng Thượng Phước có Lễ hội săn bắt thú rừng, Lễ hội kết hợp với ngày kỵ của Ngài khai khẩn vào ngày rằm tháng ba âm lịch hàng năm (còn gọi là ngày Việc làng). Trước đây, ông tổ làng là người miền ngoài được chúa Nguyễn cho theo vào để khai khẩn vùng Thuận Quảng. Ông chia 3 anh em về ba nơi và đặt các nơi ấy mang tên làng là Thượng Phứớc, Thượng Nghĩa và Thượng Trạch. Đã có hương ước định lệ: Các làng thay nhau làm Lễ Giỗ Ngài Khai khẩn.
Trước kia thì tôi không biết. Sau 1945, Thượng Phước không có Phường Săn thú rừng. Chỉ có vài người làm bẫy bắt chim cu đất, cu gáy, bìm bịp, cuốc nghịch, gà rừng… Mà người say mê nhất là Cụ Bộ Hinh, cha của Trần Đức Long – bạn học của tôi, từ khi cỏn học ở bậc tiểu học.
Một hôm có chú heo độc về thôốc, trước nhà Trần Đức Long ở Cồn Tàu. Dân làng báo cho Phường săn Như Lệ.
Thôn Như Lệ bên kia sông Thạch Hãn có một phường săn của ông Đoàn Nồng. Thỉnh thoảng phường săn này lội sông đem theo lưới, chó săn, giáo mác và người sang săn thú bên này. Bọn trẻ chúng tôi thường chạy theo để coi họ săn. Lưới được kéo căng ra và cắm xuống khá vững chãi ở đầu truông. Đoàn người bắt đầu xua đàn chó sục sạo vào các lùm cây. Người thì cầm chiếc gậy dài đập vào bụi cây và miệng thì hô huơ là huơ là huơ. Con thú bí lối chạy theo hướng có chiếc lưới săn chờ sẵn. Cùng đường, con thú tuông vào lưới, lưới sập xuống, thú mắc lưới.
Việc đầu tiên là người được phân công đâm lưỡi giáo nhọn để hạ sát con thú. Lưỡi giáo chọc thẳng vào phần mềm dưới nách con thú. Người làm việc này được gọi là “tiên đao” và khi chia thịt thì được hưởng cái nọng. Con thịt được mổ ngay tại chỗ. Những loài thú thường bị săn bắt nhiều nhất là heo rừng,mang (còn gọi là mển hay hoẵng). Cũng có lúc những con chồn đèn, chồn bạc má, chồn hương dính lưới. Người phường săn được chia phần. Bọn trẻ “a dua” chúng tôi cũng được ông chủ phường săn cho phần thịt nho nhỏ, gọi là…
Chẳng hiểu vì lý do gì mà mỗi lần các phường săn, săn được thú thì Mụ Thơ, người làng Thượng Phước được phường săn biếu cho cái đầu (thủ), cho nên mới có danh xưng tặng cho là Mụ Thơ tiên đao.
Trích Hồi ký Trần Đức Long: “... Ngôi nhà Ông nội tôi ở hồi đó là Ông nội tôi mua lại của Mụ Thơ. Mụ Thơ là người giàu có trong làng. Không biết vì lý do gì mà bị sạt nghệp. Mụ phải bán hết nhà cửa, ruộng đất, trâu bò, …v.v. để trả nợ. Nghe nói là vì thua bạc?
Đây là, ngôi nhà rường 3 gian, 2 chái, cột kèo toàn gỗ gõ (gụ), mái ngói, tường bao bằng ván gỗ, nền bằng vôi vữa trộn cát và chất kết dính. Mặt nền láng bóng, vững chắc. Các đòn tay và các cửa phía trước đều được chạm trổ tinh vi. Gian giữa, phía trong là nơi thờ cúng. Đây cũng là nơi thờ cúng của Dánh* Trần Đức. Phía ngoài là nơi tiếp khách, đặt 2 bộ bàn ghế cũng bằng gỗ gụ, chạm trổ rất đẹp theo lối cổ. Các bộ ấm chén pha trà bằng sứ của Tàu (sứ Giang Tây). Tôi thấy có cả bộ pha cà phê và bộ ly thủy tinh để uống rượu. Một vài lần, tôi thấy cha tôi tiếp khách bằng rượu rum và rượu chát."
2. Mụ Tản nói nhịu.
Giờ đây, thì cả Mụ Thơ lẫn Mụ Tản không còn dấu tích nào nữa ở làng Thượng Phước. Mụ Thơ tiên đao thì biệt vô âm tín cả gia đình và dòng họ. Riêng Mụ Tản thì sau năm 1945, Mụ còn sống và thường được mấy ông xồn xồn trong làng hay chọc ghẹo Mụ để mua vui. Mỗi lần, gặp Mụ Tản đi chợ tỉnh về. Ông Pho Tịnh hỏi Mụ mua được gì, Mụ lôi trong thúng ra nào muối, nào ruốc, nào diêm, nào đá lửa…Đang nói nửa chừng, Mụ nói luôn câu: Lồ… mụ đây nì.! Rồi Mụ lại tiếp tục trả lời ông Pho Tịnh, đủ các thứ chuyện linh tinh khác. Sau khi quảy gánh lên vai và chào ông Pho Tịnh, Mụ Tản lại nói: Lồ…mụ đây nì.!
Ngày 17 tháng 2 năm 1947, giặc Pháp nống ra Quảng Trị. Khi Pháp tái chiếm Quảng Trị, thôn Thượng Phước là vùng tự do. Mụ Tản được phép của Thôn đội trưởng Lê Trường Ngư, cho phép Mụ đi chợ Tỉnh (vùng tạm bị địch chiếm) để mua các thứ. Trong đó, có nhiều nhất là muối, ruốc, đá lửa (Đá lửa dùng cho hộp quẹt bật lửa mà dân Quảng Trị thường gọi là máy lửa)…Có những thứ hàng Mụ Tản mua để tiếp tế cho cán bộ ta.
Qua bốt Cầu Ga, mấy chú lính bảo hoàng (ta thường gọi là lính ngụy) chặn Mụ đi chợ về. Chúng lục soát rất gắt gao. Xong việc, chúng cho Mụ đi. Mụ lịch sự chào và tiếp câu nói nhịu thường ngày. Mụ bảo: Chào các vị, rồi mụ tiếp luôn: Lồ...mụ đây nì.! Mấy chú lính ngơ ngác hỏi lại Mụ nói cấy chi? Mụ trả lời: Có chi mô nờ. Rồi Mụ lại nói: Lồ... mụ đây nì!.
Tôi không hiểu đã có vị giáo sư, tiến sĩ nào nghiên cứu về tật nói nhịu ở Việt Nam hay chưa? Nếu giải trình được thì sẽ tặng cho vị đó cái thêm cái bằng tiền sĩ nữa! Theo tôi, tật nói nhịu xưa nay là: câu người đang nói không ăn nhập gì với câu nói nhịu cả. Hai mệnh đề trong câu người đang nói và câu nói nhịu riêng biệt, chẳng dính dáng gì đến nhau. Như trường hợp của Mụ Tản làng Thượng Phước?
Vừa rồi đây, trên Đài Truyền hình Việt Nam có một biện tập viên đang nói về những người bán hàng rong là Ký sinh trùng. Mạng xã hội dậy song đòi VTV phải xin lỗi. Trong kịch bản, theo như Đài VTV phân trần là không có từ “trùng”, nhưng MC nói thêm vào, thành ra “những người bán hàng rong là ký sinh trùng”. Cả MC lẫn cô Thu Hương (người đại diện VTV )thanh minh, đều nói là vì nói nhịu. Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi. Đây không phải là tật nói nhịu như Mụ Tản làng Thượng Phước, mà nói theo quán tính. Đã nói đến ký sinh, tất luôn mồm nói thêm chữ trủng thành ký sinh trùng luôn, cùng một mệnh đề?
Nói nhịu khác vời nói ngọng. Có một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ có tật nói ngọng. Mà phổ biến nhất là phát ngôn từ e-lờ (L) ra en-nờ 👎, hoặc ngược lại. Thí dụ: Tôi đi Hà Lội mua cái lồi về lấu cơm lếp. Có một vị có hàm bộ trưởng hẳn hoi. Nhiều lúc ông ta nói ngọng đến nỗi bàn dân thiên hạ vừa nục cười, vừa chua chát cay đắng. Họ hỏi vì sao ông ta không gắng nói cho đúng tiếng mẹ đẻ?!
Ở Thanh Hóa, ngày trước, vùng nông thôn có tật phát âm không chính xác. Hồi năm 1954, bộ đội miền Nam chúng tôi tập kết lên Sầm Sơn. Giờ rảnh chúng tôi vào các làng để làm công tác dân vận. Có lần chúng tôi đến một gia đình, thấy nhà không có người lớn mà chỉ có mấy em nhỏ. Tôi hỏi; Nhà đi đâu vắng? Một em chừng chín mười tuổi nhanh nhảu trả lời: Cha tôi đi cần, mẹ tôi đi cấn. anh tôi đi củn, tún mới viền. Lúc này chúng tôi không hiểu các em nói gì. Nhưng sau một thời gian thì chúng tôi mới hiểu ra. Câu trả lới đó là: Cha tôi đi cày, mẹ tôi đi cấy, anh tôi đi củi, tối mới về.

Còn ở Quảng Trị, quê tôi thì có cách nói mà như anh bí thơ tỉnh trước đây khi ở tỉnh khác mới về, ông ta cho rằng tiếng Quảng Trị là một ngoại ngữ. Thực ra đây là địa phương ngữ. Thí dụ câu thơ mà nhà thơ Hoa Dại đã viết trong một bài thơ dài, viết toàn giọng Quảng Trị của tôi:
Ngoại ngữ Quảng Trị
Có một ôông đưa về mần bí thơ quê miềng.Ôông mần được nửa mùa,rồi ông rút.Ôông nớ nói rằng.tiếng Quảng Trị là một ngoại ngữ.Vì vậy ôông nớ xin đi nơi khác. Ai có dớ người đó là ai không hý?
Hoa Dại
Trước khi đọc yêu cầu bạn phải có bằng C tiếng Quảng Trị hoặc A1 tiếng miền trung.
Sao không dịch ra tiếng phổ thông để mọi người hiểu?
Vậy thì Xuân Bảo này xin dịch :
Ai Quảng Trị mí hiểu hí. Dịch là: Ai người Quảng Trị mới hiểu 🤣🤣🤣
.
Ngó trộ mưa rào, út lại dớ quê,
Dịch: Thấy trận mưa rào, Út lại nhớ quê

Bảy tám năm ni, út chưa về Quảng Trị,
Dịch: Bảy tám năm nay,Út chưa về Quảng Trị

Dớ mạ, dớ ba, dớ eng, dớ chị,
Dịch: Nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ anh, nhớ chị

Mới nghị rứa thôi, nác mắt chảy dài.
Dịch: Mới nghĩ thế thôi, nước mắt chảy dài

Dớ ngày mùa, sương ló trẹo cả bai.
Dịch: Nhớ ngày mùa,gánh lúa sụn cả vai

Sáng đi mót khoai, chiều đi mò ốốc
Dịch; Sáng đi mót khoai, chiều đi mò ốc

Nỏ mũ nón chi, nắng e nẻ trốốc,
Dịch: Không mũ nón chi, nắng e nứt trốc

Dọọc thì dọọc mà bui quái eng hè?
Dịch: Nhọc thì nhọc mà vui quá anh hè

Cả dà miềng chỉ có một cấy xe.
Dịch: Cả nhà mình chỉ có một cái xe

Ngày mô cũng nghe, mạ kêu lủng lốp.
Dịch: Ngày nào cũng nghe, mẹ kêu thủng lốp

Ba lại soạn ra bốn năm cấy hộp.
Dịch: Cha lại soạn ra bốn năm cái hộp...
Tôi tạm dịch nửa bài thôi. Hẹn dịp khác.
Bên bờ Phước Long Giang, ngày thứ 2 xử vụ Đồng Tâm, ở Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày Cửu trùng Dương lịch 9 tháng 9 năm 2020.
Nhà thơ Xuân Bảo
Trang Mai, Nguyen Thuy Ngoc và 8 người khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét