Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

312. Ngày 23/9 Nam Bộ kháng chiến

 LẠI VIÊT VỀ MÙA THU.

Mủa thu rồi ngày 23, ta ra đi. Ra đi nghe theo tiếng gọi sơn hà nguy biến!
Cách đây đúng 75 năm 1 tháng, khi Quảng Trị quê tôi được sống dứơi chế độ mới. Vào ngày 23/8/1945, trước sân tòa công sứ Pháp tại thị xã, ông Trần Hữu Dực, thay mặt Việt Minh tuyên bố chính quyền về tay nhân dân.
Một tháng sau đó, ngày 23/9/1945, ông Bùi Hồng Sa, chủ nhiệm Việt Minh làng Thượng Phước thông báo cho dân làng biết là bọn Pháp đã gây hấn ở Sài Gòn.
Tiếng súng chống xâm lăng lại đã nổ!
1.Nhật chiếm Đông Dương.
Trên thực tế, Nhật đã chiếm Đông Dương từ năm 1940. Ngày 9 tháng 3 1945, thì chính thức Nhật chiếm bằng vũ lực, hạ cờ tam tài của Pháp xuống, thượng cờ mặt trời của Nhật lên mợi nơi. Pháp chạy trốn hoặc bị Nhật giết!
Ngày 22.6.1940, Pháp ký thỏa thuận ngừng bắn với Đức Quốc Xã, Chính phủ Vichy được thành lập, thừa kế hầu hết các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, bao gồm cả Đông Dương.
Quân Nhật tiến vào Hải Phòng ngày 24/11/1940.
Ngày 5 tháng 9 năm 1940, Nhật Bản thành lập Đông Dương phái khiển quân để đồn trú tại Đông Dương. Lực lượng này sẽ nhận được sự hỗ trợ bằng máy bay và tàu chiến của Nhật từ căn cứ ở đảo Hải Nam.
Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội.
Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
2. Pháp quay trở lại.
Ngày Nam Bộ kháng chiến khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của đồng bào Nam bộ
Mười lăm tháng kháng chiến trước khi nổ ra toàn quốc kháng chiến đã thể hiện rõ ý chí, quyết tâm giữ vững nền độc lập vừa mới giành được của nhân dân Nam Bộ như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong một năm trường, đồng bào kháng chiến, người thì tan nhà nát cửa, người thì hy sinh tính mạng, người thì bị tù, bị đày. Nhưng lòng yêu nước của đồng bào vẫn trơ như đá vững như đồng”
Nhân dân Nam Bộ kháng chiến với ý chí “Độc lập hay là chết”.
Từ ngày 23 đến 28/8/1945, nhân dân Nam Bộ đã vùng lên khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị của chế độ thực dân Pháp, giờ đây đồng bào Nam Bộ, từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Lẽ ra, từ đây nhân dân ta được sống trong hòa bình, thế nhưng, với dã tâm trở lại xâm lược nước ta lần nữa.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh đã quay lại gây hấn ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Trước tình hình đó, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ triệu tập cuộc họp liên tịch tại Nhà số 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh). Hội nghị thông qua “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ”, trong đó xác định: “Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng”, và ra tuyên bố: “Cuộc kháng chiến bắt đầu!”.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, đông đảo quần chúng nhân dân Sài Gòn hăng hái tham gia bảo vệ độc lập với tinh thần và khí thế sục sôi. Tiêu biểu cho tinh thần “Độc lập hay là chết” là tiểu đội bảo vệ Cột cờ Thủ Ngữ. Sáng 23/9/1945, khi một đại đội quân Anh định hạ lá cờ đỏ sao vàng xuống để kéo lá cờ tam tài lên, vì danh dự lá cờ Tổ quốc, chỉ với vũ khí thô sơ nhưng các chiến sĩ cảm tử của ta kiên quyết ngăn cản dù phải hy sinh đến người cuối cùng. Cảm phục trước khí tiết đó, viên chỉ huy người Anh đã cho đại đội xếp hàng, bồng súng chào hương hồn những người anh hùng của đối phương đã ngã xuống dưới chân cột cờ. Trận chiến đấu bảo vệ lá cờ Tổ quốc - biểu tượng của nền độc lập đã cổ vũ mạnh mẽ cho lực lượng vũ trang ta dũng cảm tổ chức nhiều trận đánh ác liệt.
Thực hiện “trong đánh ngoài vây”, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ thành lập 04 mặt trận ở ngoại thành Sài Gòn. Chúng ta vừa bố trí lực lượng chốt giữ các cầu chính để vây địch trong nội thành, vừa triển khai lực lượng tiến vào nội thành, phối hợp với các tổ, đội du kích bám trụ, tiến hành các cuộc đột kích vào những nơi địch đóng quân, đốt phá các kho tàng quân sự và cơ sở kinh tế của chúng rồi nhanh chóng rút lui. Mọi tầng lớp nhân dân đều tích cực tham gia cùng các đội tự vệ tổ chức chốt chặn, canh giữ các ngã đường. Nhân dân Sài Gòn còn triệt để thực hiện tổng đình công; nhà máy đèn, nhà máy nước bị phá hủy, chợ đóng cửa, xe điện ngưng chạy, v.v. Với ý chí “Độc lập hay là chết”, đồng bào Nam Bộ đã quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược, tạo nên một vòng vây quân sự kết hợp với vòng vây kinh tế làm cho kẻ địch bị động, bất ngờ và chùn bước, tạo điều kiện để quân và dân ta bước vào giai đoạn thực hiện toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).
Cuộc chiến không cân sức giữa một bên là quân đội tinh nhuệ có đầy đủ xe tăng, máy bay, đại bác và một bên là gậy tầm vông vạt nhọn, súng ngựa trời…và lòng yêu nước. Nhân dân Việt Nam đã làm nên một chiến thắng thần kỳ của cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm, để có một Điện Biên chấn động địa cầu. Và chấm dứt gần một thế kỷ khi quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 31 tháng 8 năm 1858 đến ngày 10 tháng 10 năm 1954, tên lính thực dân cuối cùng rút qua cấu Long Biên!
Ảnh. Dân quân cứu quốc Nam bộ trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, tháng 9/1945.
Bên bờ Phước Long Giang, 10 giờ sáng ngày thứ tư, 23/9/2020.
Nhà thơ Xuân Bảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét