Trang

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

268 Thăm quê


268. THĂM QUÊ.
1.     VỀ LÀNG NỘI.
2.     THĂM NƠI TÔI KHÓC CHÀO ĐỜI

1.     Về làng nội.
Ngày 18 tháng 4 năm 2019, hai bố con tôi. Tôi và luật sư Nguyễn Triệu Quang bay chuyến bay VN 1370 của Vietnam Airlines xuất phát lúc 6 giờ tại Tân Sơn Nhất và hạ cánh lúc 7 h 06’ xuống sân bay Huế. Sân bay Phú Bài không nhộn nhịp lắm. Ít thấy máy bay của các hãng nước ngoài.
Triệu Quang vào quày mua vé xe buýt về nội thành. Giá một vé là 50 ngàn đồng. Đã ra xe, nhưng bố con tôi chưa lên vội vì còn chụp ảnh. Có một chiếc taxi 7 chỗ đang tìm khách. Tôi hỏi xe về đâu và còn chỗ không. Tài xế trả lời là đi Quảng Trị và còn trống 2 ghế.
-         Giá bao nhiêu?
-         Cả 2 người chỉ lấy 500 ngàn đồng thôi.
-         Đồng ý.
Thế là chúng tôi bỏ 2 vé xe buýt (100 ngàn đồng) và lên xe. Trên xe có 2 khách về quê ở một làng gần Thành Cổ Quảng Trị. Còn chúng tôi phải đi thêm 7 cây số nữa mới đến làng. Tài xế nói chỉ lấy 100 ngàn đồng. Như vậy chi phí xe cộ tất cả là 700 ngàn đồng cho gần 80 km, từ Phú Bài về làng Đại Hào.
Chúng tôi ghé chợ Quảng Trị mua hương hoa và về đến làng khoảng gần 10 giờ. Đi bộ mấy bước thì vào nhà cô em Nguyễn Thị Túy, con chú ruột liệt sĩ Nguyễn Xuân Tịch của tôi. Cô rất mừng là chúng tôi đã về quê để làm một việc quan trọng. Đó là sẽ xem xét những hạng mục công trình để tu bổ lăng gia đình.
Nhà cô Túy đang được sửa chữa. Thay mái tôn bằng mái ngói, làm thêm phòng, lát lại sân, sơn lại tường và chuyển bếp vào phía sau…Tôi hỏi tốn kém bao nhiêu? Cô Túy cho biết là khoảng 40 triệu. May mắn là cô Túy được bà  Trần Thị Cẩm, con O ruột tôi - Cụ Nguyễn Thị Chuyển ở Hoa Kỳ gửi về hỗ trợ hơn 30 triệu đồng.
Nhìn sang bên cạnh, có một ngôi nhà mới. Đó là nhà của cô em tôi, con O Đạm tên là Nguyễn Thị Trâm. Tôi sang thăm và hỏi nhà này lấy đâu ra tiền để làm? Cô Trâm trả lời là Nhà nước cho trong diện chính sách. Tổng kinh phí là 60 triệu đồng. Trên tường nhà cô Trâm có treo cái bằng khen “Vì có thành tích bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972”. Tôi rất mừng là cô Trâm được nhà mới!
Trước khi về làng, tôi gọi điện cho cô Túy bảo ra chợ Đại Hào (trước đây thường gọi là chợ Thuận) mua con gà về và nấu đọi xôi để bố con tôi về cúng tổ tiên ôông mệ.
Khi hạ cỗ cúng xuống thì cô Túy mời cả 4 ông thợ đang sửa nhà cùng chung vui. Vì lúc này công trình sửa nhà của Túy cũng đã hoàn tất. Nhân đây, chú em Nguyễn Thành Quỳ, con O Đạm tôi mời chủ thầu Nguyễn Ngọc Khương (người trong họ) chiều 3 giờ cùng chúng tôi ra lăng để khảo sát các hạng mục cần sửa chữa.
Trời Quảng Trị vào mùa gió Lào, gió thổi nhiều nhưng nhiệt độ ngoài trời lên tới gần 40 độ. Nóng dữ!
Chiều đến, bố con tôi, chú Nguyễn Thành Quỳ, cô Nguyễn Thị Túy và chủ thầu Nguyễn Ngọc Khương cùng đi ra lăng. Sau khi xem xét những chỗ lăng hư hỏng, đi đến nhất trí: tiền vật liệu xây dựng chủ đầu tư tự mua; tiền công tất cả là 9 triệu đồng, Cộng 2 khoản là 18 triệu đồng, chưa kể có thể phát sinh.
Trong bữa cơm tối, tôi nói: Có mặt mấy anh chi em và cháu Triệu Quang đây, vợ chồng tôi và Triệu Quang gửi lại số tiền 20 triệu đồng nhờ cô Túy giữ và chi cho công trình, nhờ chú Quỳ theo dõi giám sát thi công. Khi nào xong thì gọi điện cho chúng tôi biết để có thể ra làm lễ tạ.
Đêm hôm đó cha con tôi ngủ lại tại nhà cô Túy. Được nằm trên mảnh đất quê cha đất tổ, tôi bồi hồi nhớ tới những ngày xưa thân ái. Tôi nhớ tới Ông nội – một nhà Nho đáng kính, nhớ tới Mệ nội, được sinh ra trong một gia đình vọng tộc, cháu quan đại thần Nguyễn Văn Tường, người theo phe chủ chiến của Tôn Thất Thuyết mà phải chịu tù đầy. Bọn Pha-lăng-sa đã bắt ngài chở vào Gia Định rồi đày ra đảo Tahiti và mất tại đó!
Tôi nhớ tới quê hương trải qua 2 cuộc chiến đánh Pháp và chống Mỹ bị tàn phá gần như không còn một tấc đất nào là không thấm máu của đồng bào, đồng đội; không một nơi nào là không bị bom đạn cày xới.
Quảng Trị đau thương và oai hùng biết mấy!
***
Sáng hôm sau, 19/4 tôi muốn thăm lại Cửa Việt – nơi mà năm 1973 khi về Quảng Trị đã giải phóng – tôi có viết cái bút ký “Đường vào”- có nhắc tới câu “ ta nhớ má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt”. Tôi bàn với Nguyễn Thành Quỳ đi thăm Cửa Việt.
Chiếc xe du lịch Hyundai mới cóóng của cháu Nguyễn Ngọc Tuân. đến đón chúng tôi. Tuân là cháu nội cụ Nguyễn Ngọc Điệt – người thợ may làng. Hồi đó, trước năm 1945 cụ Điệt có cái quán nhỏ, gần nhà thờ họ Nguyễn 8 phái bên con đường Quảng Trị - Cửa Việt. Tôi thường ra chơi ở tiệm may này và được cụ rất thương.
Xe qua làng Bồ Bản, làng Lệ Xuyên, bên kia sông là làng An Cư của Mệ nội tôi. Quan phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường là ông cố nội của Mệ nội tôi. Chị ruột Mệ nội tôi được gả cho ông Hường Tường Vân, được phong tước Quận công Hồng lô tự khanh.
Tôi lại nhớ đến ca sĩ Duy Khánh, sinh năm 1936 tên thật là Nguyễn Văn Diệp tại làng An Cư, huyện Triệu Phong, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc cũng thuộc dòng dõi quan Phụ chánh đại thần triều Nguyễn Nguyễn Văn Tường.
Xe qua làng Tường Vân, tôi nhớ lại có một lần trước cách mạng 45, Mạ tôi cho tôi đi ăn kỵ tại nhà Mệ Hường. Hai mẹ con đi bộ từ làng Đại Hào tới làng Tường Vân mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Cơ ngơi của ông Hường rất lớn. Tôi được phép lên nhà trên và thấy ở gian nhà giữa, nơi đặt ban thờ có trưng bày một bộ lỗ bộ, chứng tỏ quyền uy của chủ nhân. Sau này, con của O ruột tôi tên là Trần Thị Cẩm được gả cho con bác C. Bác C. là bác sĩ thời Pháp là con của mụ hầu của ngài Quận công.
Trước khi lên cầu, chúng tôi xuống xe đến chiêm ngưỡng công trình Tượng đài Chiến thắng Cửa Việt. Tượng đài bằng đá cao 17m, công viên và các hạng mục phụ trợ khác được xây dựng trên diện tích 8.100m2 tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Kinh phí đầu tư xây dựng 30 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các nguồn huy động tổng hợp khác.
Việc xây dựng Tượng đài chiến thắng Cửa Việt là việc làm mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, chính trị và xã hội, là nơi ghi lại chiến công oanh liệt của các lực lượng vũ trang và nhân dân Triệu Phong đã làm nên chiến thắng Cửa Việt vào tháng 7-1973, đập tan âm mưu phá hoại của Mỹ - ngụy đối với Hiệp định Paris mới ký kết. Qua đó, thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
 Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\Tượng đài chiến thắng Cửa Việt.jpg
Ảnh.  Tượng đài chiến thắng Cửa Việt  

Bên bờ nam cầu là làng Hà Tây nổi tiếng có nước mắm cá nục và ruốc (một loại mắm tôm làm bằng con khuếc biển) rất ngon. Chúng tôi xuống xe lững thững đi bộ qua cầu.
Cầu Cửa Việt bắc qua hạ lưu sông Thạch Hãn, dài 806m, là cầu bêtông cốt thép vĩnh cửu có 12 nhịp, mặt cầu rộng 12m dành cho hai làn xe, khổ thông thuyền rộng 50m và cao 7m, phần đường 2 đầu cầu dài 1.011m, có hệ thống đèn điện chiếu sáng trên cầu. Cầu được khởi công ngày 28/2 năm 2007, sau 30 tháng thi công, ngày 17/7/2010 thì thông xe.
Việc đưa cầu Cửa Việt - cây cầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào sử dụng sẽ cùng với cầu Cửa Tùng nối liền hệ thống giao thông ven biển dài hơn 73km của tỉnh Quảng Trị kết nối cùng với Quốc lộ 9 kéo dài tạo thành tuyến đường thông suốt phía Đông từ Bắc vào Nam, nối liền cảng biển Cửa Việt với cảng biển Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng).

Mô tả: Kết quả hình ảnh cho Cầu Cá»­a Việt
Ảnh. Cầu Cửa Việt
Ông Hoàng Kiều, một doanh nhân nổi tiếng thế giới, là người Mỹ gốc làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Ông Hoàng Kiều đã từng mời Hoa hậu Thế giới về thăm biển Cửa Việt, đã nói giá trị và thương hiệu Cửa Việt là rất nổi tiếng.
   Bích Khê là ngôi làng có nhiều người nổi tiếng: Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thị Ái, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường…
Phía bờ bắc cầu là làng Tân Lợi thuộc xã Do Hải, huyện Do Linh nay thì thuộc thị trấn Cửa Việt.
Thị trấn Cửa Việt được thành lập năm 2005, là trung tâm du lịch - dịch vụ, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản của huyện Do Linh, có diện tích tự nhiên 734,28 ha, dân số hơn 4.800 người, được công nhận đô thị loại V.  Thị trấn Cửa Việt đang trên đà đi tới.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tương đối hoàn chỉnh; hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, văn hóa, thương mại - dịch vụ phát triển và tiếp tục được đầu tư theo quy hoạch chung. Đã có nhiều nhà đầu tư đến đây và có nhiều dự án phát triển du lịch. Nhiều nhà cao tầng đã mọc lên. Tuy nhiên lượng khách còn ít!
Chúng tôi đi thẳng ra phía bắc trên con đường Quốc phòng một đoạn rồi quay lại cầu Cửa Việt rồi về Đại Hào trên con đường tỉnh lộ 64. Nguyễn Thành Quỳ chia tay chúng tôi ngay trước mặt nhà Văn hóa thôn.
 Bố con tôi về quê ngoại Phường Sãi, vào nhà người anh con ông cậu ruột tôi thắp nhang cho ông bà rồi ra dự Hội làng nhân Ngày Kỵ của Ngài Khai khẩn và thôn Thượng Phước tổ chức lễ Đón nhận danh hiệu thôn Văn hóa 2014 - 2018.
13 giờ, bố con tôi trực chỉ thành phố Huế. Về ngay khách sạn Song Cầm ở số 26 đường Trần Thúc Nhẫn và nghỉ lại đây.
(còn tiếp Phần 2)
Bên bờ Phước Long Giang, ngày 22/4/2019.
Nhà thơ Xuân Bảo.






















Viết tiếp Ký sự Thăm quê. Phần 2

2.     Thăm nơi tôi khóc chào đời.
.
Song Cầm là khách sạn mang tên nữ nhà văn Nguyễn Thanh Song Cầm. Nhà văn có cuốn tiểu thuyết tự truyện Cánh chim trong bão tố đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam cấp phép ấn hành năm 2009 và được tái bản vào năm 2011. Phó giáo sư Tiến sĩ Khoa Ngôn ngữ - Văn học trường Đại học Khoa học Huế Hồ Thế Hà viết Lời giới thiệu. Nhà văn có cuốn tiểu thuyết tự truyện Cánh chim trong bão tố đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam cấp phép ấn hành năm 2009 và được tái bản vào năm 2011. Phó giáo sư Tiến sĩ Khoa Ngôn ngữ - Văn học trường Đại học Khoa học Huế Hồ Thế Hà viết Lời giới thiệu. Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\image (2).png
Ảnh. Nhà thơ Xuân Bảo với nữ nhà văn Nguyễn Thanh Song Cầm.
          Tôi viết Lời tựa. Sách đã được dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ do dịch giả Ton That Dzien chuyển ngữ. Sách có tên là WINGS THE STORM. Ngoài phần nguyên bản có thêm bài viết của ông Hồ Lưu với nhan đề là The storm is being pushed back toward origin. (Cơn bão đang được đẩy lùi về phía nguồn gốc của nó).
Sách xuất bản lần thứ nhất, dày 476 trang, có phụ bản in ở trang bìa 2 là ảnh 1: Chân dung của Mạ và Song Cầm và ảnh 2: là 2 vợ chồng Song Cầm Michimi và 4 người con. Phụ bản cuối sách là 4 tác phẩm hội họa đặc sắc (trong hơn 2000 tác phẩm) của Bé Lưu, con út của Song Cầm vẽ từ năm lên 7 tuổi.
Cuốn Cánh chim trong bão tố đã được Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo ngày 26/6/2011. Có nhiều bản tham luận của các nhà văn lớn tuổi như Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê…Tôi và nhà thơ Võ Nguyện có tham luận. Các nhà văn, nhà thơ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Sài Gòn, Quảng Trị về tham dự hội thảo.  Tất cả tham luận đều ngợi khen tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn Song Cầm có lối viết chân thực, gây nhiều xúc động cho người đọc.
Mô tả: C:\Users\asus\Downloads\DSCF6145 (1).JPGẢnh. Nhà thơ Võ Nguyện tham luận.

***
Cô tiếp tân đưa cho tôi cái chìa khóa phòng 401 và hướng dẫn bố con tôi vào thang máy. Tắm rửa xong, do đi đường thấm mệt nên hai bố con đi nghỉ. Trời Hương Giang Ngự Bình không nóng lắm và có máy lạnh nên chúng tôi ngủ một giấc dài đến hơn 5 giờ chiều. Thức dậy, tôi sang thăm thân mẫu Song Cầm và các cháu. Mạ Song Cầm nay đã gần tuổi 90, bệnh xương khớp người  già luôn hành hạ, nhưng Mệ vẫn giúp Song Cầm bếp núc. Song Cầm thỉ bận bịu suốt ngày lo cho 4 đứa con. Căn nhà nằm trong một kiệt nhỏ, khiêm nhường dù cạnh đó là cái hotel Song Cầm 6 tầng, đủ tiện nghi cho một khách sạn 4 sao.
Tôi hỏi thăm Michimi. Song Cầm  nói: 5 hôm nữa Michimi sang Việt Nam.
                Gặp nữ nhà văn, tôi nhắc lại chuyện Song Cầm đưa Shosho – đứa con thứ hai - đi chữa bệnh tự kỷ ở Hà Nội. Shosho nay về nhà có biểu hiện trở lại bình thường. Cháu hỏi:
o   - Ôông ở mô? Tôi trả lời:
o   - Ở Biên Hòa, Đồng Nai. Shosho nói:
     - Ở Biên Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai. Shosho thêm địa danh Xuân Lộc vào câu trả lời.
Song Cầm rất vui thấy con mình biết rõ cả địa danh Xuân Lộc, mặc dầu cháu chưa bao giờ đến đó.
Đã nhiều lần Song Cầm gọi điện cho tôi, nói:
     - Khi nào về Quảng Trị nhớ ghé Huế để Song Cầm cùng đi cho vui. Tôi cảm ơn và lần này tôi muốn đi thăm nơi tôi khóc tiếng khóc chào đời. Song Cầm bảo:
- Ngày mai, 8 giờ em sẽ đưa bố con anh đi. Lịch trình đi gồm thăm lại Mang Cá Kẻ Trài, Bao Vinh; quay lại vào cửa Chính Bắc rồi sang An Hòa về cửa Thượng Tứ rồi lên thăm Huyền Trân công chúa.
(Còn tiếp)
Bên bờ Phước Long Giang, Kỷ niệm ngày sinh V.I. Lénin 22/4/2019.
Nhà thơ Xuân Bảo.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét