Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

209. VĂN HỌC NGA & LIÊN XÔ CŨ-MỘT NỀN VĂN HỌC VĨ ĐẠI

209.VĂN HỌC NGA VÀ LIÊN XÔ CŨ-MỘT NỀN VĂN HỌC VĨ ĐẠI

           KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA.7/11/1917-7/11/2017

                                                                                 Hồi ức của Nhà thơ Xuân Bảo.

           Những năm đầu thập kỷ 60, thế kỷ trước, nguời dân và nhất là thanh thiếu niên Hà Nội sôi nổi tham gia học tiếng Nga. Các trường dạy tiếng Nga mở khắp các KHU, (hồi này chưa gọi là QUẬN). Hà Nội chỉ có 4 Khu: Khu Hoàn Kiếm, Khu Ba Đình, Khu Đống Đa và Khu Hai Bà và 4 huyện ngoại thành.
Các trường phổ thông và đại học đã đưa môn ngoại ngữ Nga vào chương trinh chính khóa. Cán bộ, công nhân, viên chức thì học buổi tối thứ tư trong tuần.
Tôi đi học tiếng Nga ban đêm ở trường Ngô Sĩ Liên. Thầy là những giáo sư tiếng Nga của Đại học Sư phạm Hà Nội. Lớp giảng viên tiếng Nga đầu tiên sau ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954 được gửi sang Liên Xô đào tạo ở Đại học Lômônôxôv về nước. Lớp tôi do thầy Đỗ Ca Sơn phụ trách. Thầy Sơn là bạn đồng môn của thầy Vũ Lam, cháu của ông bà Vũ Thư, ba me nuôi của tôi. Ông có hai người con là Vũ Tuấn Minh đang học cấp III trường Chu Văn An và Vũ Thanh Hằng đang học cấp II trường Nguyễn Trãi.Anh Lamov thường phụ đạo tiếng Nga cho ba chúng tôi những ngày chủ nhật. Chúng tôi đã gọi đùa tên anh Lam thành tên Nga là Lamov. Vợ thầy Đỗ Ca Sơn có lần nói với tôi: Thầy khen học viên Xuân Bảo vừa làm lớp trưởng vừa học rất giỏi. Được thầy khen, tôi cũng “nở mũi”. Học một khóa là 3 năm. Ra trường có một số tiếng Nga kha khá.
Câu tiếng Nga vỡ lòng cho chúng tôi là “Học, học nữa, học mãi”. Đây là câu nói bất hủ của V.I. Lénin- vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Liên Xô – Người đã lãnh đạo thành công cuộc lật đổ chế độ Sa hoàng, lập nên chính quyền công nông đầu tiên của nhân loại.
Các Nhà Xuất bản trong nước đua nhau dịch sách tiếng Nga, phần lớn là tác phẩm văn học. Sách chính trị thì đã có Nhà Xuất bản Cầu vồng của Liên Xô dịch và biếu không cho dân ta. Sau năm 1975, Nhà Xuất bản Cầu vồng dịch nhiều tác phẩm văn học như Đêm trước Cha và con của Ivan Tuôcghênhev, Nê-bit-đắc của Becđư Kecbabaev…
Mặc dù đồng lương ít ỏi, chúng tôi đều dành dụm để mua sách. Tủ sách cá nhân của tôi ngày càng đầy lên các tác phẩm văn học của những nhà văn Nga nói riêng và của các nhà văn Xô viết nói chung. Chúng tôi có được những tác phẩm nổi tiếng của văn hào Lev. Tolstoi, Ilia. Erenbourg, Aleksi. Tolstoi, Dotstoievski, Kontantin. Pautovski, Sêkhov, Fadêev, Gôgol, Makarenkô, Puskin, Lermontov, Maiakovski, Simonov…
          Chúng tôi say mê đọc các tác phẩm lừng danh: Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karênina… của Lev. Tolstoi, Con đường khổ ải của Aleksi Tolstoi, Bão táp của Ilia Êrenbourg, Bình minh mưa, Bông hồng vàng của Paustovski và nhiều tác phẩm khác của các nhà văn các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết
Từ đầu thiên niên kỷ thứ II – năm 1901, khi Giải thưởng Nôbel hàng năm được trao cho những người có công trong 6 lĩnh vực- thì đã có 111 nhà văn, nhà thơ được tao giải cao quý này. Thời Liên Xô có 3 người được trao là ;
 Boris Leonidovich Pasternak, nhà văn nổi tiếng, tác giả tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, giải thưởng Nobel năm 1958.
 Mikhail Alekxandrovich, nhà văn nổi tiếng, tác giả Sông Đông êm đềm, giải thưởng No6bel năm 1965.
  Alexandr Iaseyêvich Solzhennitsyn, nhà văn nổi tiếng lên án chế độ khủng bố Stalin, tác giả GULAG quần đảo địa ngục, giải thưởng No6bel năm 1970.
Chúng tôi tìm đọc và rất khâm phục các nhà thơ Nga: Puskin, Maiacovski, Lermontov, Olga Bergholz, Alersandr Tvardovski, Anna Akmatova, Evghênhi, Evtushenco, Simonov…
          Năm 1947- năm thứ 2 của cuộc Kháng chiến trường kỳ chống Pháp của ta, cố thi sĩ Tố Hữu đã dịch bài thơ Đợi anh về của Konstantin Simonov. Đây là bài thơ mà tên Goben- trùm thứ hai của phát xít Đức đã đánh giá là có sức mạnh bằng ba sư đoàn Hồng quân Liên Xô.
                                                          ***
          Tôi còn nhớ, hồi đó ông Nguyễn Duy Cẩn, Cục trưởng Cục Điện ảnh mời một số cộng tác viên tờ Điện ảnh đến dự xem buổi trình chiếu bộ phim Chiến tranh và Hòa bình tại trụ sở của Cục đóng trên đường Hoàng Hoa Thám. Phim dài hơn 8 giờ đồng hồ, xem cả buổi sáng và buổi chiều. Tôi còn nhớ lời người giới thiệu bộ phim này: Kinh phí làm phim bằng 8 nhà máy Cơ khí Trung quy mô (do Liên Xô viện trợ cho ta); Số lượng diễn viên quần chúng tham gia với cả hai chiến tuyến (Pháp do Napoléon chí huy và Nga do nguyên soái Kutuzov chỉ huy) trong trận Bôrôdinô là hơn 2 quân đoàn. Đây là bộ phim kinh điển của Điện ảnh Xô viết. Các rạp chiếu bóng và bãi chiếu bóng ngoài trời Hà Nội
chiếu rất nhiều phim Liên Xô: Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41, Bài thơ về biển, Nàng tiên cá…
Điện ảnh Liên Xô thực hiện nhiều tác phẩm xoay quanh cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.  Có thể xếp 9 bộ phim xuất sắc về Thế chiến II. Đó là:             
Khi đàn sếu bay qua không chỉ là bộ phim xuất sắc về Thế chiến II mà còn là phim kinh điển của thế giới. Khi ra mắt hơn nửa thế kỷ trước, tác phẩm giành giải Cành Cọ Vàng ở LHP Cannes (Pháp), là phim duy nhất của Liên bang Xô viết thắng giải này. Năm 2008, phim được hiệp hội phê bình Nga đánh giá hay nhất trong 50 năm thời kỳ đầu điện ảnh Nga. Phim của đạo diễn Mikhail Kalatozov cũng khởi động kỷ nguyên rực rỡ điện ảnh Nga làm về đề tài Thế chiến II.
Số phận một người đàn ông. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết Sudba cheloveka của nhà văn Mikhail Solokhov, phim kể về cuộc đời của một người đàn ông bị hủy hoại vì chiến tranh. Sau khi được Hồng quân tuyển làm lính xe tải, Andrei Sokolov tạm biệt vợ và ba con nhỏ lên đường ra trận. Trên đường, xe bị đánh bom và anh bị quân Đức bắt làm tù binh. Trong tù, anh bị bỏ đói và bị tra tấn nhưng kiên cường sống vì muốn gặp lại gia đình. Sau khi trốn khỏi tay quân Phát xít, Andrei về nhà thì phát hiện làng anh bị bom oanh tạc, vợ và hai con gái đã chết. Andrei gần như không còn động lực sống cho tới khi tìm lại được đứa con trai duy nhất.
Tác phẩm có kịch bản chặt chẽ, diễn xuất và quay phim đều được đánh giá cao. Trong phim, đạo diễn Sergey Bondarchuk sử dụng nhiều hình ảnh tư liệu cũ làm phim thêm chân thực. Trong LHP Moscow thứ nhất, phim giành giải Grand Prize - giải cao nhất.
Bài ca người lính. Trên mặt trận ở Nga giữa Thế chiến II, chàng lính trẻ Alyosha 19 tuổi được trao huân chương vì hành động anh hùng. Thay vì nhận huân chương, anh lính xin nghỉ phép vài ngày để về thăm mẹ và sửa mái nhà đang hỏng. Trên chuyến tàu xuôi hướng đông về quê nhà, anh chứng kiến cuộc sống đời thường hỗn loạn trong chiến tranh. Chàng lính trẻ cũng gặp cô gái Shura - đang đi thăm họ hàng. Trong vài ngày đồng hành ngắn ngủi, họ trải nghiệm tình yêu độc đáo. Bộ phim của đạo diễn Grigori Chukhrai đề cập chính đến tình yêu thương trong thời kỳ hỗn loạn. Đó không chỉ là tình yêu lãng mạn của hai người trẻ, tình chung thủy của đôi vợ chồng, mà còn là tình mẹ sâu nặng thương con. Khi ra mắt, phim giành giải Bafta "Phim xuất sắc" của Viện hàn lâm Anh và được đề cử giải Oscar "Kịch bản gốc xuất sắc" của Viện hàn lâm Mỹ.
Thời thơ ấu của Ivan là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Liên Xô - Andrei Tarkovs Dựa trên truyện ngắn Ivan của nhà văn Nga Vladimir Bogomolov, nội dung phim kể về một cậu bé 12 tuổi làm gián điệp trong Thế chiến II. Sau khi vô tình đi qua phòng tuyến quân Đức để thu thập tin tức, cậu gặp vô vàn nguy hiểm rình rập. Bộ phim độc đáo khi xoáy sâu vào sự tàn khốc của chiến tranh theo cách nhân văn thay vì dựng nên câu chuyện về những người lính và trận chiến.
Phim có những khung hình ám ảnh về chiến tranh và thể hiện phong cách bậc thầy của nhà làm phim, giúp ông giành giải Sư tử vàng ở LHP Venice năm 1962. Tác phẩm đưa tên tuổi Andrei Tarkovsky thành nhà làm phim vang danh thế giới. Nhiều nhà làm phim châu Âu như Ingmar Bergman, Sergei Parajanov và Krzysztof Kieslowski ca ngợi phim, và khẳng định tác phẩm gây ảnh hưởng lên phong cách làm phim của họ.
Chặng đường thử thách. Lấy bối cảnh nước Nga năm 1942 trong thời kỳ bị Phát xít Đức chiếm đóng, phim xoay quanh chàng trai du kích Lazarev. Sau khi bị quân Đức bắt, anh bỗng được thả về, khiến đồng đội nghi ngờ. Thay vì hành quyết Lazarev, đồng đội cho anh cơ hội chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bằng nhiệm vụ, trở lại trạm kiểm soát xe lửa đang bị chiếm đóng bởi quân Đức và đánh bom một đoàn tàu chở thực phẩm. Tác phẩm được đạo diễn Aleksey German chuyển thể từ chính truyện ngắn của cha mình - nhà văn Yuri German. Phim là lời chất vấn gai góc về những khái niệm như lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, kẻ phản bội. 5 năm sau Chặng đường thử thách, đạo diễn German làm một phim kinh điển khác về chiến tranh mang tên Twenty Days Without War (1976).
Họ đã chiến đấu vì đất mẹ. Sau phim Số phận một người đàn ông, Họ đã chiến đấu vì đất mẹ là bộ phim chiến tranh tiếp theo gây ấn tượng của đạo diễn Sergei Bondarchuk - một cựu chiến binh. Tác phẩm ca ngợi tinh thần yêu nước sâu sắc của Hồng quân Xô viết. Cốt truyện phim xoay quanh một trung đội Hồng quân phải chiến đấu chống lại quân Phát xít nhằm giữ được địa thế tốt. Trận đánh thương vong với hàng loạt hy sinh, chết chóc cũng như tình đồng đội được đạo diễn đưa lên màn bạc một cách chân thực.
Hãy đến mà xem. Nhan đề lấy từ một câu trong kinh thánh - Sách Khải Huyền, phim dựa trên một câu chuyện có thật trong bối cảnh thời Đức Quốc xã chiếm đóng nước Nga. Kịch bản xoay quanh câu chuyện về cậu bé Florya và những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh tàn ác. Tác phẩm được làm theo phong cách kinh dị ấn tượng, khiến người xem thấu hiểu tận cùng bạo lực và tội ác của Phát xít Đức đối với trẻ em Liên xô, cũng như ca ngợi tinh thần bất khuất của người Nga. Phim của đạo diễn Elem Klimov luôn nằm trong danh sách những tác phẩm phải xem về Thế chiến II. Năm 1986, Hãy đến và xem giành bốn giải thưởng của Liên hoan phim Liên Xô.
Chim cúc cu. Trong số những tác phẩm gần đây của Nga về Thế chiến II, phim Kukushka của đạo diễn Aleksandr Rogozhkin được đánh giá đáng xem nhất. Lấy bối cảnh nước Nga năm 1944 ở vùng đồng quê ngập chiến tranh, hai người lính Phần Lan và Xô viết thuộc hai phe Phát xít và Hồng quân có cuộc chạm trán đặc biệt tại một trang trại trong rừng của một người phụ nữ dân tộc. Tác phẩm hài hước trên nền hiện thực chua chát mang về cho đạo diễn Nga nhiều giải thưởng ở châu Âu.
Pháo đài Brest. Pháo đài Brest là tác phẩm Nga và Belarus hợp tác thực hiện để kỷ niệm 65 năm ngày diễn ra trận phòng thủ Brest - trận đánh mở màn cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô. Bộ phim tái hiện hình ảnh kiên cường bảo vệ pháo đài Brest của các chiến sĩ Hồng quân trước cuộc tấn công chớp nhoáng của quân Đức vào tháng 6/1941. Dùng giọng kể của nhân vật chính là cựu chiến binh Aleksandr Akimov, phim xoay quanh trận chiến ác liệt, trong đó 8.000 chiến sĩ Hồng quân đối đầu với 17.000 lính Phát xít. Tuyến truyện song song kể về mối tình thật trong sáng, thơ ngây của cô bé Anya xinh đẹp. Cô bé đột nhiên thấy mình ở giữa những sự kiện đẫm máu của chiến tranh. Tác phẩm khi ra mắt được giới chuyên môn Nga đánh giá cao.
Kịch nói của Liên Xô có nhiều tác giả nổi tiếng, sau Maxim Gorky có kịch của Nikolai Pogodin, Vsevolod Vishnevsky‎, Kịch Yevgeny Shvarts‎). Đó là những vở: Bà Maria, Câu chuyện về thời gian đã mất, Chúng tôi đến từ Kronstadt, Chuông đồng hồ điện Kremlin, Con rồng, Điều thiêng liêng nhất, Đoàn kị binh số 1, Đồng nghiệp
Katya và những điều kỳ diệu, Khúc thứ ba bi tráng, Một lần vào đêm giao thừa, Mùa xuân tình yêu, Nàng Lọ Lem (hài kịch Liên Xô), Người cầm súng, Những con ngựa xanh trên thảm cỏ đỏ…
Đoàn Kịch nói Trung ương, sau này là Nhà Hát Kịch nói Việt Nam đã dàn dựng nhiều vở: Chuông đồng hồ điện Kremlin, Câu chuyện Yakut, Liuba Liubov, Khúc thứ ba bi tráng …được nhiều người Hà Nội yêu thích.
          Chúng tôi rất mê các ca khúc: Chiều Maskva, Đôi bờ, Kachiusa…
Cuộc chiến tranh thần thánh là một bài hát nổi tiếng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Chỉ hai ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, ngày 24 tháng 6 năm 1941, một bài thơ có tựa đề "Cuộc chiến tranh thần thánh" của nhà thơ Vasily Ivanovich Lebedev-Kumach được đăng trên các báo "Izvestia" và "Sao Đỏ". Sau khi bài thơ được công bố, Trưởng Đoàn Ca múa nhạc Cờ Đỏ Hồng quân Liên Xô Alexander Vasilyevich Alexandrov ngay lập tức phổ nhạc. Không có thời gian để in ấn các bảng ký âm và bè phổ, Alexandrov đã viết chúng lên bảng bằng phấn, để các ca sĩ và nhạc sĩ chép lại chúng vào bản ký âm của riêng mình. Mọi người chỉ có vỏn vẹn một ngày để tập dợt, và ngay ngày hôm sau, ngày 24 tháng 6 năm 1941, một buổi công diễn được tổ chức ngay trước nhà ga Belorussky.
Các nghệ sĩ của Đoàn ca múa nhạc Cờ Đỏ Hồng quân Liên Xô đã luân phiên trình diễn, có ngày trình diễn đến 5 lần ngay trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, trong những thời gian đầu của cuộc chiến, bài hát không được phổ biến nhiều do các nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng nó quá tiêu cực đối với một cuộc chiến tranh mà họ cho rằng sẽ dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên, đến ngày 15 tháng 10 năm 1941, khi quân Đức đã chiếm được Kaluga, Rzhev và Kalinin, bài hát bắt đầu được phổ biến. Nó được phát mỗi ngày trên các đài phát thanh của Liên Xô, mỗi sáng sau tiếng chuông của Điện Kremli.
Bài hát trở nên phổ biến rộng rãi trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại như một biện pháp tinh thần để duy trì sức chiến đấu cao trong quân đội, đặc biệt là trong trận chiến phòng thủ khó khăn. Sau chiến tranh, bài hát vẫn thường xuyên được biểu diễn cả trong lẫn ngoài nước như một biểu tượng anh hùng của nhân dân Liên Xô. Mặc dù các tác giả của nó đã qua đời sau chiến tranh không lâu, họ vẫn kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình được mọi người đón nhận. Thậm chí, vào ngày 22 tháng 5 năm 2007, Đoàn Ca múa nhạc Alexandrov, hậu thân của Đoàn ca múa nhạc Cờ Đỏ Hồng quân Liên Xô, đã trình diễn bài hát này trước những đồng minh cũng như đối thủ trước đây tại trụ sở của NATO ở Brussels, và đã nhận được nhiều lời khen ngợi.
Cho đến nay, tại Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, bài hát vẫn được trình diễn trang trọng trong những dịp lễ kỷ niệm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Trong các lễ diễu binh mừng ngày Chiến thắng hàng năm, phần nhạc được dùng như một phần của các bài nhạc diễn hành của Quân đội Nga. Cho đến nay, bài hát vẫn được trình diễn trang trọng trong những dịp lễ kỷ niệm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ.  Ca khúc là một biểu tượng anh hùng, là bản Thánh ca của nhân dân Liên Xô.
Sống mãi trong ký ức là bài hát có sự kết hợp hoàn hảo giữa lời thơ hào hùng với nhịp điệu quân hành mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ sáng tác ngắn ngủi của nó đã nảy sinh rất nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các bản phác thảo chép tay của Lebedev-Kumach, hiện vẫn được lưu trữ tại Viện Lưu trữ Văn học và Nghệ thuật Nhà nước Nga, phản ánh quá trình sáng tác của ông.
Lễ kỷ niệm Cách mạng tháng mười năm nay, một lần nữa "Cuộc chiến tranh thần thánh" lại vang lên khắp nước Nga, và cả trong ký ức của nhiều cựu sinh viên Việt Nam từng học tập, làm việc tại Liên Xô cũ.

Tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi còn được xem các vở opéra (nhạc kịch) Evghênhi Onhiêgin và xem các bản giao hưởng của Traicovski, Sotstakovich và các vở ballet: Hồ Thiên nga, Kẹp hạt dẻ, Vở Hồ thiên nga của nhà hát ballet Nga Talarium Et Lux là màn biểu diễn kết hợp hoàn hảo giữa tác phẩm kịch kinh điển với công nghệ biểu diễn hiện đại. Vở vũ kịch do đạo diễn nổi tiếng nước Nga, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô M. Lavrovsky là tổng đạo diễn kiêm biên đạo múa. Nếu như Hồ thiên nga được mệnh danh là “ballet của những vở ballet” thì Kẹp hạt dẻ lại được công chúng, đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi xem như giấc mơ có thực trong đêm Giáng sinh. Kẹp hạt dẻ là một trong những vở ballet được trình diễn nhiều nhất trên thế giới và được các nhà hát ballet nổi tiếng thế giới công diễn vào dịp trước và trong Giáng sinh hàng năm. Vở diễn Kẹp hạt dẻ được chuyển thể từ câu chuyện cổ tích của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Cả hai vở vũ kịch này đều được nhà soạn nhạc thiên tài Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky sáng tác.
Đặc biệt chúng tôi trân trọng đọc các tác phẩm của Đại văn hào Nga Maxim Gorky. Trong những tác phẩm của Gorky, chúng tôi đọc văn xuôi có Người Mẹ, Tuổi thơ ấu và Trường đại học của tôi; trong kịch chúng tôi đọc các vở Những kẻ tiểu tư sản, Những đứa con của Mặt trời, và vở Dưới đáy. Chúng tôi tìm thấy trong 27 mẩu chuyện nước Ý của Gorky những tư tuỏng cao siêu, lấy Con người làm trung tâm vũ trụ. Gorky đã có những nhận định, đánh giá rất chí lý về Con người. Tôi trích ra đây những đoạn văn của Gorky mà hồi đó lớp thanh niên chúng tôi coi là những câu kinh học làm người. Đây là Lời tựa cuốn 27 mẩu chuyện nước Ý:
“Dù sao sao, tô vẽ cho con người đẹp thêm một chút thì cũng chẳng có gì hại cho lắm. Người ta thường nói quá nhiều, quá nhấn mạnh rằng con người là hoàn toàn xấu xa mà quên rằng con người có thể trở nên tốt hơn, nếu nó muốn thế.
Nếu chỉ nói cho con người biết sự thật chua xót về những khuyết điểm của nó mà thôi thì người ta sẽ làm cho nó trở thành những nhân vật đen tối, đến nỗi người nọ đâm ra sợ sệt người kia như thú rừng với nhau, và sẽ mất hết lòng tin cậy, kính trọng và chăm sóc lẫn nhau, những tình cảm đó không thể cũng chẳng được nẩy nở gì cho lắm rồi. Cần phải có sự thật. Ngọn lửa của sự thật rèn luyện những tâm hồn cương nghị, làm tăng thêm ý chí. Những tâm hồn cương nghị thật hiếm có. Trong một tâm hồn yếu đuối, những vết bỏng do sự thật gây nên sẽ chỉ đưa đến những cái sẹo của tính độc ác, ghen tị và làm cho cho con người ngứa ngáy vì lòng tự ái bị va chạm. Bên cạnh những thói xấu lan tràn, con người cũng có những tính tốt nhỏ bé. Những đức tính ấy nó phải  cố gắng rất nhiều mới luyện nên được. Chính là vì những đức tính đó mà chúng ta thỉnh thoảng phải tô vẽ, nhấn mạnh để làm nổi bật lên, giúp cho những mầm non của cái tốt có thể nẩy nở. Những mầm non đó, chúng ta hãy tin rằng sẽ theo thời gian mà đem lại những cây xum xuê và rực rỡ.
Chúng ta trìu mến chăm nom hoa cỏ, chúng ta yêu mê say rất nhiều những thứ khác không cần thiết như hoa, nhưng chúng ta chưa chú ý đầy đủ đến việc săn sóc tâm hồn, săn sóc trái tim con người.
Chúng ta phải tập làm việc đó, vì dù cho cái xấu xa bề ngoài đó Con người chẳng phải là cái gì vĩ đại nhất trên trái đất này hay sao?
Nếu con người biết được rằng mình xấu thì điều đó đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ ngày một tốt hơn.
Cần phải chê, nhưng chính vì thế nên khen càng là một điều không thể thiếu được, và chắc chắn rằng trong hai cái khen chê, khen vẫn có lợi hơn”.

              CON NGƯỜI.
“Tất cả ở trong Con người, tất cả cho Con người!




 Này đây, Con người lại rảo bước, huy hoàng và tự do, vươn lên càng cao cái đầu hiên ngang, - đi chậm rãi với nhịp bước vững vàng, đạp lên trên tro tàn của những định kiến cũ kỹ, đi một mình trong sương mờ của những sai lầm, sau lưng mình là bụi tàn của những đám mây nặng trĩu đã thuộc về quá khứ, và trước mặt mình là bao điều nan giải đang chờ đón lạnh lùng.
“Đường đi của Con người là vô tận.
“Con người đi thẳng tới như vậy đó, Con người – tiến thẳng tới – và lên càng cao! Luôn luôn – thẳng tới – và cao hơn!”





   Đại văn hào Nga Maxim Gorky

                                                                                 ***
Hồi đó chúng tôi say mê đọc cuốn Thép đã tôi thế đấy (Et l’acier fut trempé) của Nikolai Ostrovski, và coi đây là cuốn sách gối đầu giường. Tôi thích nhất câu nói:
 “Ce que l’homme possède de plus précieux c’est la vie. Elle ne lui est doonné qu’une foit. Et il doit la vivre de façon à ne pas regretter doulouresement les années inutilement vécues, à ne pas rougir de honte pour son passeé lachement mesquin, de façon qu’en mourant, in puisse se dire: - toute ma vie et toute mes forces, je les ai consacrées à l’œuvre la plus sublime qui soit; à la lutte pour l’affranchissement de l’humanité”
"Những gì con người quý trọng nhất là cuộc sống. Cô ấy chỉ được trao một thứ. Và anh ta phải sống trong cái cách mà anh ta không hối hận vì những năm tháng sống không cần thiết, không phải xấu hổ vì quá khứ râm ran của anh ta, để khi anh ta chết, anh ta có thể tự nhủ: "Cả cuộc đời và sức mạnh của tôi, Tôi đã dành cho họ những tác phẩm tuyệt vời nhất của tất cả; để đấu tranh giải phóng nhân loại ".


Và chúng tôi cũng rất mê nhà văn gốc Ba lan, sinh trưởng ở Ukraina- một trong 15 nước của Liên bang Xô viết- Chúng tôi đã đọc Bình minh mưa và Bông hồng vàng.


Trong truyện ngắn Bụi quý (nằm trong tập sách Bông hồng vàng), Paustovsky đã bộc lộ suy nghĩ của ông về nghĩa vụ của một nhà văn, đoạn văn này sau đó rất hay được trích dẫn để nói về sự nghiệp cầm bút nói chung:
"Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh "Bông Hồng Vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ. Bông hồng vàng của Samet! Đối với tôi có phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta. Thật là lạ lùng khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh ra nguồn văn học sinh động như thế nào. Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của người thợ hót rác già kia làm ra là để cho Xuyzan được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của Trái Đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối cho chúng ta rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt."

Có thể nói thời kỳ này không khí văn chương và nghệ thuật Liên Xô thấm đẫm, bao trùm, lan tỏa đến từng người dân Hà Nội.

           ***

Năm 1991, Liên bang Xô viết, thành trì của phe xã hội tan rã. Tôi lại về sống ở miền Nam nên không có điều kiện để tìm hiểu về nền văn học của nước Nga. Nhưng trong lòng tôi vẫn luôn luôn hướng về một nền văn học vĩ đại của những năm dưới chế độ xô viết. Tôi vẫn ngưỡng mộ và yêu mến vô bờ đối với Maxim Gorky, với Lev. Tolstoi, Aleksi. Tolstoi, với Puskin, Maia, Simonov.

Bên bờ Phước Long Giang, những ngày giáp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga 7/11/1917 – 7/11/2017.
                                                                   Nhà thơ Xuân Bảo



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét