Trang

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

278. Về quê Đại Hào làm lễ tạ lăng


VỀ QUÊ ĐẠI HÀO LÀM LỄ TẠ LĂNG.
Hai vợ chồng tôi cùng con gái thứ hai Nguyễn Thúy Ngọc lên chuyến bay HUI – VJ302 của hãng Hàng không Vietjet - Air từ Sài Gòn đi Huế khởi hành lúc 6 giờ sáng ngày 2 tháng 7 năm 2019.

Trong hình ảnh có thể có: Xuan Bao, máy bay, bầu trời và ngoài trời

Chiếc máy bay Airbus 320 này mang tên FlyOne cắm cờ Bỉ (Belgique) do Vietjet thuê. Nhân viên hàng không vừa có Tây lẫn Ta. Phi hành đoàn do Tây lái. Máy bay không có hạng VIP, có 30 hàng ghế, mỗi hàng 6 ghế, vị chi có 180 khách, chỉ có một lối đi giữa khá chật.


Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, máy bay đáp xuống sân bay Phú Bài (Huế). Nhờ có đợt áp thấp nhiệt đới đầu tiên nên trời Huế có mưa và nhiệt độ tứ 40, 41 xuống 26 độ C. Mới hôm qua, cả dải đất miền Trung, nắng nung như chảo lửa. Hết cháy rừng nơi này lại cháy rừng nơi kia!


Thúy Ngọc tranh thủ chụp mấy pô ảnh nhà ga hàng không Phú Bài. Chúng tôi hỏi thuê xe về làng. Mấy chiếc taxi vàng giá rẻ 4 chỗ hét giá 730 ngàn đồng. Có một ông tài xế tên Trần Tuấn nhận ra tôi qua giọng nói của tôi. Tuấn nói rằng để kiếm thêm vài khách chứ nếu chỉ có 3 bà con tôi thì phí vì xe của Tuấn có 7 ghế.  Chiếc Toyota Fortuna này lần trước Tuấn đã chở bố con tôi, tôi và cậu cả - luật sư Nguyễn Triệu Quang về làng hôm 18/4/2019. Đợt đi này tôi đã viết xong cái bút ký Thăm quê.
Thế rồi, Thúy Ngọc quyết định lên xe của Trần Tuấn với giá là 800 ngàn đồng. Chỉ thêm 70 ngàn đồng so với taxi vàng nhưng chỗ ngồi thì rộng thênh thang.
Đã gần 9 giờ.  Vội ra sân bay nên chưa ai ăn sáng nên nhà tôi bảo lái xe kiếm hiệu bún bò Huế ngon để điểm tâm. Tuấn đưa chúng tôi đến một cửa hiệu bên bờ sông An Cựu. Khách rất đông. Thúy Ngọc kêu 3 tô bún thập cẩm đặc biệt, Tuấn chỉ ăn tô thường. Đúng là đặc sản bún bò Huế. Ngon thiệt!


Trong hình ảnh có thể có: Xuan Bao và Nguyen Thuy Ngoc, mọi người đang cười, ngoài trời

Xe lên cầu Bạch Hổ rồi trực chỉ Quảng Trị trên con đường thiên lý bắc nam, vốn xưa kia thường gọi là “Rút oong- Route No 1”, hay còn gọi là đường Cái Quan hay là Quốc lộ 1.  Hơn 10 giờ thì về đến Đại Hào, Tuấn cho xe chạy thẳng đến trước cổng nhà cô Nguyễn Thị Túy, con chú ruột tôi.


                                         ***
Đây là lần thứ hai, nhà tôi về thăm quê chồng. Bà con họ tộc của tôi rất đỗi tự hào có người con dâu là người Hà Nội chính kinh. Hai chị em tay bắt mặt mừng. Cô Túy và mấy chị trong phái đang chuẩn bị nấu cỗ cúng tạ lăng. Thúy Ngọc xuống bếp giúp cô Túy.
Cạnh đó là nhà cô Nguyễn Thị Trâm, con bà cô ruột của tôi - chiến sĩ “Bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị” cũng đang làm giỗ, nên cho con sang mời chúng tôi dự đám giỗ. Ngôi nhà của Trâm được dựng lên trên hố bom B52 thời gian 1972, trên nền cũ của ngôi nhà ông bà nội của tôi. Nhà mới được xây thêm nối vào nhà cũ do tiền trợ giúp của nhà nước cho đối tượng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với kinh phí là 60 triệu đồng.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Xuan Bao, mọi người đang cười, ngoài trời

Tôi nhớ lại: Năm 1973, sau khi Hiệp nghị Paris được ký kết, tôi về Quảng Trị và đã về thăm quê. Tôi đã viết tác phẩm Đường vào (Thư gửi vợ) có đoạn: “Anh về ngôi nhà cũ của ông mệ nội. Cả nhà trên và nhà dưới biến đi đâu rồi, chỉ còn trơ lại một cái hố bom khổng lồ, đường kính có tới mười mét. Anh đau lòng nhìn ngôi nhà đã từng là nơi sinh ra bố anh và các chú các o; là nơi mà những tháng nghỉ hè hay những ngày Tết, ngày kỵ giỗ, việc chi, việc họ, anh được cha mẹ cho về thăm quê. Nén đau thương, anh châm một bó nhang và khấn: Xin ông bà tổ tiên và những người khuất mặt khuất mày về chứng giám cho tấm lòng thành của đứa con xa quê biền biệt nay mới có dịp về thăm nhà”.

Trong hình ảnh có thể có: Xuan Bao, đang cười, đang đứng và ngoài trời

Trời vẫn mưa. Chú em Nguyễn Thành Quỳ bàn cách cúng tạ lăng chiều nay. Nếu mưa quá to thì chỉ mang hương hoa, trái cây ra mộ. Nếu ngớt mưa thì chở tất cả đồ cúng ra lăng.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Xuan Bao, mọi người đang cười, bầu trời và ngoài trời



Thế nhưng trời cũng chiều lòng người. Ngớt mưa, chúng tôi ra lăng không phải mang áo mưa. Tới nơi đã thấy tấm bạt che trùm lên lăng. Đó là do công của anh Nguyễn Ngọc Lèo và chú em Nguyễn Ngọc Bình, người bà con gần trong họ Nguyễn Ngọc.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, bàn, mũ, món ăn và ngoài trời

Mâm lễ bày biện khá tươm tất (xem ảnh). Nhà tôi và cháu Ngọc dâng hương. Sau đó những người có mặt ở lăng đều khấn vái, cầu cho chúng tôi được vạn sự bình an.

Tôi ghé thăm ông chú Nguyễn Ngọc Hoát. Ông Hoát cùng tuổi Ất Hợi (1935) với tôi. Bây giờ ông vùa là trưởng chi, đồng thời là trưởng tộc Nguyễn Ngọc bát phái. Ông bị đau nên không đến dự bữa cơm thân mật với chúng tôi được.



Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mũ

Đêm hôm đó, chúng tôi nghỉ lại tại nhà cô Nguyễn Thị Túy. Sáng hôm sau, chúng tôi về quê ngoại Phường Sãi, nay thuộc thôn Thượng Phước. Chúng tôi thắp hương bàn thờ họ ngoại.


 Sau đó đến viếng tang Trần Đình Việt, con cụ Trần Đình Thứ - người chồng không chính thức của Mạ tôi - cha đẻ của Nguyễn Xuân Đức và Nguyễn Thị Kim Oanh, em cùng mẹ khác cha với tôi - vừa quá cố.

Áp thấp nhiệt đới qua đi. Cái nóng lại tràn về. Tôi nhớ bài học thuộc lòng năm nao:

Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê.

Bên bờ Phước Long Giang.
 những ngày Tiết khí Tiểu thử (nắng oi) 
và Đại thử (nóng nực) tháng 6 Kỷ Hợi,
 nhằm ngày 10/7/2019.

Nhà thơ Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét