13. NHÀ THƠ THU BỒN VỚI BÀI THƠ “TẠM BIỆT
HUẾ”
Năm 2007, Ban liên lạc Đồng hương Thừa Thiên - Huế tại Đồng Nai chủ trương xuất bản cuốn sách
Tình Huế với Đồng Nai, dưới dạng đặc
san. Sách sẽ được ra mắt vào dịp họp mặt đồng hương vào đầu xuân Mậu Tý – 2008. Tôi và nhà thơ quá cố Tú Thịt Hộp Võ
Nguyện, quê làng Văn Xá, huyện Hương Trà, (xa quê lưu lạc đến Đồng Nai sau
1975) được giao tổ chức bản thảo và xuất bản.
Sau gần nửa năm làm việc cật lực, chúng tôi đã hoàn thành bản thảo
và được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép ấn hành. Sách được sự cộng tác của
hơn 50 văn nghệ sĩ trên khắp mọi miền đất nước tham gia, với nhiều thể loại:
thơ, truyện ngắn, nhạc, họa và nhàn đàm…Sách dày hơn 200 trang, khổ 14,5 x 20,5.
Số ấn bản là 800 cuốn.
Tôi được Ban biên tập phân công trả lời thư bạn đọc trong mục Giao
lưu với bạn đọc.
Thư
của cháu Hoàng Hương Giang viết:
“Chaú sinh ra ở Huế nhưng lớn lên ở miền
Nam, vì thế ít có dịp tiếp xúc với văn hóa Huế. Vừa rồi cháu có nghe bài thơ Tạm
biệt Huế của nhà thơ Thu Bồn, cháu rất thích. Xin cho cháu hỏi: Đây có phải là
một trong những bài thơ hay về Huế không? Nếu được xin cho cháu một bài gốc để
cháu làm tư liệu. Cảm ơn các chú!
Chúc sức khỏe”.
Cháu Hoàng Hương Giang thân mến,
Sinh thời, nhà thơ Thu Bồn gắn bó chặt chẽ
với Hội Văn nghệ Đồng Nai, trong đó rất gần gũi với chúng tôi, nên thắc mắc của
cháu có thể giải đáp ngay.
Nhà thơ Thu Bồn sinh năm 1935, quê quán Quảng
Nam- Đà Nẵng. Bài thơ Tạm biệt Huế của ông đã được nhiều người bình chọn là một
trong những bài thơ hay.
Chúc cháu sức khỏe,
Nhà thơ Xuân Bảo.
Sau đây là
nguyên bản bài thơ

Ảnh. Nhà thơ Thu Bồn và nhà thơ Xuân Bảo
TẠM
BIỆT HUẾ
Bởi vì em dắt anh lên những
ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Nắng rất thực em thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Áo trằng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng mình mang mấy nhịp Trường Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi, xin người đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia
Thu Bồn
Nói thêm về
bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn.
Năm 2000, thực hiện “Chương trình hành
động quốc gia về Du lịch”, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động quy mô
hoành tráng. Mừng năm giao thừa thiên niên kỷ III, thành phố chủ trương xuất bản
tập sách Gặp gỡ đất Phương Nam. Các
bài viết tập hợp theo chủ đề Ngày hội đất Phương Nam minh họa cho tiềm lực, khả
năng du lịch, nhất là “du lịch xanh” vùng đất mới Nam Bộ. Các tác phẩm ký văn học,
ký báo chí, thơ…có giá trị được tuyển chọn. PTS Trương Minh Nhựt, phó Trường
ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa thành ủy TP Hồ Chí Minh có bài giới thiệu.
Nhóm chủ biên đã phối hợp với nhiều tác giả,
chọn lọc khá công phu các tác phẩm có giá trị để đưa vào tập sách. Đặc biệt về thơ, nhóm biên tập chỉ lấy có 4
bài có tính chất đại diện cho Hà Nội, cho Huế, cho Đất Phương Nam và Tây
Nguyên.
Hà Nội có bài thơ Hà Nội nỗi nhớ của Xuân Bảo.
Huế có bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn.
Đất Phương Nam có bài thơ Trước mũi Cà Mau của Nguyễn Trọng Trí.
Tây Nguyên có bài thơ Có đôi khi của Cao Vũ Huy Miên.
Bài Hà Nội nỗi nhớ của tôi theo thể Đường luật,
khoán thủ:
Hà Nội nỗi nhớ.
Nhớ về Hồ Gươm, nhớ thiết tha
Nhớ đền Trấn Quốc, sóng Hồng Hà
Nhớ làng Võng Thị, lung linh Nguyệt
Nhớ trại Ngọc Hà, rực rỡ hoa
Nhớ sáng Ba Đình, cờ lộng gió
Nhớ chiều Bách Thảo, buổi hoan ca
Nhớ người yêu cũ, ngày xưa ấy
Nhớ mối tình đầu mãi xót xa.
Bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn tôi đã
đưa lên Fb của tôi hôm trước.
Bên bờ Phước Long Giang,
ngày kết thúc thượng bán niên
năm Tây, 30/6/2019
, nhằm ngày 28 tháng 5 Kỷ Hợi.
Nhà thơ Xuân Bảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét