Trang

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

231. MỘT SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ

231. CHÙM THƠ VĂN VIẾT VỀ MÙA THU 2018.

5. MỘT SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ.

Ngày 11 tháng 8 vừa qua, 2 nhà trí thức Việt Nam qua đời. Đó là nhạc sĩ Tô Hải và nhà báo Bùi Tín. Nhạc sĩ Tô Hải, tên đầy đủ là Tô Đình Hải, quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, sinh tại Hà Nội ngày 24/9/1927. Nhà báo Bùi Tín, tên đầy đủ là Bùi Thành Tín, Thành Tín cũng là bút danh, quê xã Liên Bạt, Hà Đông, sinh tại cố đô Huế ngày 29/12/1927, thân sinh là cụ Bùi Bằng Đoàn (1889–1955) là Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933-1945), Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I (1946–1955).
Hai người này đồng tuế, cùng thọ 91 tuổi, cùng vào đảng CSVN và cùng ly khai. Lại cùng mất một ngày (11 tháng 8 năm 2018). Nhạc sĩ Tô Hải mất tại Việt Nam. Nhà báo Bùi Tín mất tại Paris.
Tôi có những kỷ niệm với 2 vị này. Với nhạc sĩ Tô Hải, tôi nhớ hồi năm 1954, các đơn vị bộ đội địa phuơng của 2 Tỉnh đội Quảng Trị và Thừa Thiên tập kết ra Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chúng tôi được bố trí ở nhà dân tại làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi đã được phái đoàn của chính phủ về thăm. Tôi nhớ, trong đoàn có Bộ trưởng không bộ Bồ Xuân Luật, có bà Hà Thị Quế, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có ông Lê Nam Thắng, tư lệnh Khu IV và vài vị khác. Trong đoàn có nhạc sĩ Tô Hải, lúc này đang là Trưởng đoàn Văn công Liên khu IV. Đoàn về, nhạc sĩ Tô Hải ở lại với bộ đội chúng tôi và dạy chúng tôi bài hát Trên đồi Him Lam. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
Lời bài hát có 3 đoạn như sau:
1.Hôm qua đánh trận Điện Ɓiên
Ϲhiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào
Đột phá, tiêm đao tiến đánh vào.
Đi mở đường thắng lợi ba tháng đổ mồ hôi ta tới đâу
Quуết diệt cho hết quân thù.
Ϲhúng ta dốc lực, sức ta lớn mạnh mau, dồn lũ chúng nó xuống vực sâu.
Ở đâу chúng ta không quên
Quê hương kia ruộng đất thân уêu đang chờ đợi
Đoàn quân đã đi là thắng
.
2: Hôm qua pháo nổ Điện Ɓiên
Lá cờ quуết thắng cầm trong taу ta tiến vào
Ɓộc phá nhắm lô-cốt đánh vào.
Khi mở “đột phá khẩu” máu đã đổ vì dân ta nhắc câu
Máu đổ ta tưới luống càу.
Ϲăm thù lũ giặc quуết tâm ta vượt lên nợ máu chúng baу phải trả ngaу.
Ở đâу chúng ta không quên bao anh em đồng chí hу sinh trong trận nàу
Ɲguуện câu quуết tâm ta phải thắng.
3. Hôm naу thắng trận đầu tiên
Xác thù ngã xuống đồi Him Lam
Ta cắm cờ đường mới chúng ta kéo pháo vào.
Qua nhọc nhằn gian khổ ta thấu tỏ lòng dân ta tới đâу góp lực để thắng trận nàу.
Tin về thắng trận Ɓác Hồ rất mừng vui đồng lúa thắm tươi lại càng vui
Ɲgàу naу chiến công vinh quang đem dâng lên tổ quốc thân уêu đang đợi chờ.
Điện Ɓiên chúng ta sẽ toàn thắng.

Và sau đó mấy năm, ở Hà Nội, sinh viên trường Đại học Bách khoa đã dàn dựng bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của nhạc sĩ Tô Hải. Đây là bản hợp xướng hay nhất của thời kỳ đó. Nhạc sĩ có đến 6 bản hợp xướng gồm: Hải Phòng rực sáng biển Đông, Sẵn sàng bắn, Lời Tổ quốc. Hẹn mùa mười tấn năm sau, Buồn vui và khát vọng. Và Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy. Lời bản hợp xướng này làm lay động lòng người bởi tính hoành tráng và thức dậy tình yêu quê hương tha thiết. Tôi còn nhớ bản hợp xướng có 4 chương gồm: Chương I: Larghetto Sustenuto; Chương II: Moderato Marcato; Chương III: Adagio Expressivo; Chương IV: Allegro con spirito.
Chúng tôi thích nhất là Chương III.
Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi
(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)
Ngó trông xa xa tận phía chân trời
(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)
Quê hương yêu dấu bao người chờ trông
(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)
Những đêm trăng rằm tiếng ca vang lừng
cùng người xa vắng đập lúa dưới trăng
Giờ này ở nơi xa xôi biên giới
Hát vang lời ca thiết tha yêu đời
Sông kia núi đó như giục lòng ta
Khó khăn mau vượt có chi thắng được tình yêu quê hương
Ngàn đèo ngàn non ngàn sông ngàn suối
(Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)
Bước đi muôn nơi càng yêu quê nhà
(Có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)
Ai buông tay hái ngó nhìn trời xa
(Nơi quê hương xa xôi ai chờ mong)
Nón nghiêng nghiêng chào thắt lưng hoa đào
Vờn bay trong nắng chiều xuống bên ta
Giờ này ở nơi xa xôi biên giới
Hát vang lời ca thiết tha yêu đời
Sông kia núi đó như giục lòng ta
Giữ yên biên thuỳ cho lòng Tổ quốc tiếng ca vang trời.
Kỷ niệm với nhà báo Bùi Thành Tín. Năm 1979, có một lần tôi đến Tòa soạn báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống Hà Nội và gặp anh ở đó. Anh cho tôi cuốn sách nhỏ Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử. Cuốn sách này giúp tôi có tư liệu tham khảo để viết những bài báo về Chiến dịch Hồ Chí Minh như bài Một mũi tiến công về Sài Gòn và nhiều bài khác.
Cuối năm 1990, tôi thật sự ngỡ ngàng khi hay tin anh xin tỵ nạn chính trị ở Pháp! Biết làm sao được?
Bên bờ Phước Long Giang, những ngày mưa buồn tháng 8.
Nhà thơ Xuân Bảo..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét