Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

220.Nhớ Trinh Công Sơn


220. NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN.
-          
Thế là đến hôm nay, Trịnh vĩnh biệt cõi trần đã 17 năm rồi. Tôi còn nhớ rõ chiều 1/4//2011 điện thoại của nhà thơ Nguyễn Duy réo báo tin Trịnh Công Sơn đã “ra đi”! Một lúc sau lại có tiếng chuông điện thoại của nhà văn Đoàn Minh Tuấn báo cho tôi tin dữ: Trịnh Công Sơn đã mất. Ngày mai bắt đầu lễ viếng. Ngày 2/4 tôi đi viếng tại nơi quàn thi hài Trịnh. Đó là ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 3 Sài Gòn.
Đến viếng có nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết và các lãnh đạo thành phố.  Trong những tràng hoa viếng Trịnh Công Sơn có một vòng hoa rất lớn với câu “Vô cùng thương tiếc một tài hoa của đất nước” của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và phu nhân. Hơn 1000 vòng hoa không ghi tên người viếng mà chỉ có một dải băng màu tím ghi những tên ca khúc của Trịnh như Diễm xưa, Hạ trắng, Diễm xưa, Biển nhớ, Cát bụi, Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nối vòng tay lớn, Huế- Sài Gòn-Hà Nội, Trường ca Đoá hoa vô thường…Đặc biệt, có một đoàn ni sư đến viếng và xin tang quyến cho phép được đồng ca bài Một cõi đi về.
                                           ***
 Một đôi điều nhận biết về người nghệ sĩ tài hoa của đất nước.
Trong sự nghiệp âm nhạc, Trịnh Côngến Sơn đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này.
Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.
Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lycée Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.
Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản An Phú in năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay. Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến”. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
Nhạc tình. Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ. Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
Nhạc phản chiến. Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng. Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng. Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp. Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
          Nhạc khác. Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường - em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế - Sài Gòn - Hà Nội... Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài "Em là hoa hồng nhỏ" và "Nối vòng tay lớn" - có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến hai bài hát này.
Thơ. Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.
Hội họa. Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.
Vinh dự. Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ đi con" (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản. Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng". Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới". Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ". Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
Đóng góp cho điện ảnh - * Diễn viên: phim "Đất khổ"    * Viết nhạc và bài hát cho phim:   1. Cánh đồng hoang * Nhạc và bài hát được sử dụng trong phim   1. Mùa hè chiều thẳng đứng   2. Công chúa teen và ngũ hổ tướng (bài "Để gió cuốn đi") . * Phim về Trịnh: Trịnh Công Sơn - sống và yêu của đạo diễn Lê Dân (Lê Hữu Phước)

Ca sĩ trình bày thành công. Khánh Ly, Hồng Nhung, Trịnh Công Sơn, Trịnh Vĩnh Trinh.
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly và Hồng Nhung. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.
2.Thế giới ngợi ca Trinh Công Sơn
'Bob Dylan của Việt Nam' và 'Trịnh Công Sơn của Mỹ'
Dù không phải chính thức, nhưng việc một trang mạng có uy tín đưa hai cây bút người Việt vào dự đoán Nobel văn học 2016 đã ít nhiều tạo dư luận trong và ngoài nước. Nhưng liệu mỗi lần Nobel trao giải thì có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp gì với văn học trong nước?
Bob Dylan đoạt giải Nobel Văn học: một tiền lệ lạ lùng nhưng hợp lý. Nghe lại những ca khúc 'thần sầu' của chủ nhân giải Nobel Văn học 2016 Bob Dylan. Liên quan ở đây xin bỏ qua yếu tố dịch thuật và nghiên cứu, vì đó là hoạt động văn học tất yếu. Như mùa Nobel này, Bob Dylan rõ ràng có một liên hệ mật thiết, vì từ thập niên 1960 - cùng với bạn của mình là nhạc sĩ Joan Baez - Bob Dylan đã có nhiều hoạt động, nhiều tác phẩm lên án, phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Đầu thập niên 1960 ca khúc Blowin’ In The Wind (tạm dịch: Lời đáp bay trong gió thoảng) của Bob Dylan có những câu như: “… Bao nhiêu đạn pháo sẽ rơi/ Mới đến ngày im tiếng súng/ Bạn thử nghe câu trả lời/ Lời đáp bay trong gió thoảng/ Bao nhiêu mạng người thác oan/ Quả là quá nhiều chết chóc”. Cho đến nay, ca khúc này đã có hơn 500 phiên bản khác nhau, luôn được nhiều ca sĩ, nhóm nhạc hát lại.
“Trịnh Công Sơn của Mỹ”
Nhà nghiên cứu John C. Schafer từng tình nguyện đến dạy tiếng Anh tại Đà Nẵng từ năm 1968, rất mau sau đó ông nhận ra sự tương đồng về tư tưởng trong nhiều ca khúc giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan. Có vài lần John C. Schafer viết đại ý Trịnh Công Sơn là “Bob Dylan Việt Nam”, và Bob Dylan là “Trịnh Công Sơn của Mỹ”. Sau này, trong các đặc khảo, ông so sánh ca khúc phản chiến của Bob Dylan với ca khúc “da vàng” của Trịnh Công Sơn, để từ mối quan tâm chung đó chỉ ra hai cá tính sáng tạo và tâm thế khác nhau. Về số lượng ca khúc phản chiến, Trịnh Công Sơn nhiều gấp khoảng 10 lần Bob Dylan.
Cả hai đều có sự quan tâm đặc biệt về triết lý, tôn giáo và chất hiện sinh, tính vô thường của đời sống. Về ca từ, cả hai đều rất chăm chút chất thơ, nhiều ca khúc tách ca từ có thể thành một bài thơ hoàn chỉnh. Trong các lý do mà Hàn lâm viện Thụy Điển công bố, ca từ thấm đẫm chất thơ là một thế mạnh của Bob Dylan.
Chính vì sự tương đồng và dị biệt như vậy mà khi cuốn Trịnh Công Sơn - Bob Dylan: như trăng và nguyệt? (NXB Trẻ 2012) của John C. Schafer phát hành đã tạo nên làn sóng trong giới nghiên cứu.
Khi Bob Dylan đoạt giải Nobel thì hệ quả kéo theo trên toàn thế giới là nhiều tác phẩm văn học của ông sẽ dịch và nghiên cứu, nhiều ca khúc của ông sẽ được hát lại. Việt Nam chắc chắn cũng vậy. Riêng về khía cạnh văn học, Bob Dylan có một tiểu thuyết rất quan trọng, tên là Tarantula - một thể nghiệm văn xuôi thơ. Nó được viết trong các năm 1965 và 1966, dùng thủ pháp dòng ý thức (stream of consciousness), một thủ pháp mà các bậc thầy như William Faulkner, Jack Kerouac, William S. Burroughs, Allen Ginsberg… cũng đã theo đuổi.
Chủ nhân giải Nobel Văn học 2016, Bob Dylan:
'Einstein của nền văn hóa đại chúng'
Bob Dylan là một nhà thơ, ca sĩ kiêm nhà soạn ca khúc, một nhân vật được sùng bái. Dịp Dylan tròn 75 tuổi, nhiều chuyên gia âm nhạc tự hỏi liệu có một người kế nhiệm nào thực sự 'tròn trịa' được như ông?
          Complete Annotated Lyrics (2014), Lyrics 1962-2001 (2004), The Definitive Bob Dylan Songbook (2001), Forever Young (2008)… xứng đáng để dịch và đọc độc lập như những tập thơ. Năm 2001, ông thành công với cuốn hồi ký Chronicles: Volume One; theo một nguồn tin khả tín, ông cũng đã ký hợp đồng in 6 cuốn sách với NXB Simon & Schustertungas - một mảnh đất màu mỡ cho dịch thuật.
Có điều ngạc nhiên, khi nhắc về Bob Dylan, ít khi người ta nhắc đến Tarantula; trong các văn bản đã công bố chính thức tại Việt Nam, tiểu thuyết này gần như chưa bao giờ được nhắc đến. Tiểu thuyết này tiền phong đến mức mà suốt nửa thế kỷ qua, tại Mỹ, người thích thì cứ điêu đứng, người không thích thì tha hồ dè bỉu. Nhưng từ đầu thế kỷ 21, sau các nghiên cứu và tái đánh giá lại vai trò quan trọng của nó, Tarantula đã được tái bản trong tiếng Anh, được dịch sang nhiều thứ tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Croatia, Czech.

3. Một kỷ niệm nhỏ của tôi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 Tháng 4 năm 1995, chúng tôi gồm có nhà thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và tôi về dự lễ Kỷ niệm 20 năm Ngày Giải phóng Xuân Lộc. Đến Long Khánh, tôi ghé mời nhà nhiếp nhà nhiếp ảnh Ngọc Sơn cùng đi. Cuối lễ, tôi gặp và hỏi ông Nguyễn Huệ, bây giờ đã là đại tá, phó Giám đốc Công an Đồng Nai – nguyên là người chỉ huy Đội T6 Trinh sát vũ trang Long Khánh năm xưa, người trực tiếp chỉ huy trận bắt tên thiếu úy tình báo Lê Thị Lụa, bí số IB0099, thường gọi là “Nhung gấu”. Anh Sáu Huệ cười hiền:
-Tên thật của “Nhung gấu” là Nguyễn Thị Thuận, sinh năm 1952, tại Bùi Chu, cha là pạc-ti-dăng của Pháp, chết trận. Lên 3 tuổi theo mẹ vào Nam. Bị lạc mẹ nên Thuận được đưa vào nuôi ở trại Tế bần Hố Nai. Năm 18 tuổi Thuận là một cô gái nổi tiếng về sắc đẹp và đã được tuyển vào đội Thiên nga của Quân lực Việt Nam cộng hòa. Nhung gấu bị bắt trong trận Suối Rết. Sau giải phóng được tha và hiện đang sống ở Long Khánh. Hình như đang mở quán cà-phê tại Gia Liêu?!
 “Nhung gấu” là nhân vật trong truyện ngắn Con thiên nga lạc loài của tôi (đã in sách).
Chúng tôi tìm đến một quán cà phê nhỏ gần K4 – trại giam của Công an Đồng Nai – hỏi thăm “Nhung gấu” nhưng không ai biết. May thay, có một vị khách đang ngồi trong quán nói: Tôi có biết một cô chủ quán cà phê ở gần chân cầu Gia Liêu, nghe đâu trước 75 cũng là sĩ quan Quân lực Cộng hòa, cô có tiếng hát rất hay được nhiều người mến mộ. Tên cô chủ quán là Kim Chi. Chúng tôi đến quán và được bà chủ đon đả mời vào. Khi mọi người yên vị, tôi nhìn trên vách có một cây đàn ghi-ta. Tôi hỏi: Ai chơi đàn? Bà chủ vừa pha cà phê vừa trả lời: Em đang tập chơi. Thời gian này, Nguyễn Duy đi thực tế ở Trại Phục hồi nhân phẩm về có bài thơ Cây đàn ghi-ta trên cọc gỗ. Khi cà phê đã bưng ra, tôi đề nghị bà chủ chơi đàn. Tôi nhắc hát bài Diễm xưa. Chủ quán vừa đàn lại vừa hát rất điệu nghệ. Nhìn sang phía Trịnh Công Sơn tôi thấy anh lấy kính cận ra và lau nước mắt. Ngọc Sơn cao hứng giới thiệu: Cô có biết ai đây không? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đó. Kim Chi buông đàn và ôm chầm lấy nhạc sĩ. Kim Chi khóc! Trịnh Công Sơn cầm lấy cây đàn và bảo Kim Chi cùng hát bài Huyền thoại Mẹ. Hai người hát rất say sưa. Lời bài hát đã đưa chúng tôi về những ngày máu lửa thời chống Mỹ. Tôi thấy Nguyễn Duy mắt cũng rơm rớm.
Tuy đã ở vào cái tuổi trên tứ tuần nhưng trông Thuận vẫn còn nhiều nét thanh xuân như ngày nào. Tôi hỏi nhỏ:
-         Bây giờ Nhung sống ra sao?
Thuận gạt đi có vẻ không bằng lòng gọi Thuận là Nhung:
-                          -  Chuyện cũ bỏ đi anh. Bây giờ em đã có cháu gọi bằng bà rồi đấy. Chồng em cũng là người Bùi Chu anh ạ! Chúng em có vườn rẫy ở Suối Rết. Khi nào tiện em mời các anh vào rẫy chơi.
           Bên bờ Phước Long Giang, sau ngày Giỗ lần thứ 17 của Trịnh, ngày 5/4/2018.
-                  
§  Nhà thơ Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét