Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

165.Ái Tử-một vùng dất thiêng.


165. 3-ÁI TỬ - MỘT VÙNG ĐẤT THIÊNG.

Vì sao Chúa Tiên lại chọn cửa Việt Yên để đổ bộ lên Ái Tử mà không chọn cửa Tùng Luật để vào Minh Linh hay chọn Cửa Eo để vào Châu Hóa? Bởi Ái Tử, Trịnh coi là cửa Tử, còn Nguyễn Hoàng lại tìm ra được cửa Sinh.Vị Chúa 34 tuổi này đã thể hiện sự tinh thông binh pháp. Ái Tử được dòng sông Thạch Hãn ôm từ ba phía: Bắc, Đông và Nam. Rào Ái (sông Ái Tử) nằm ở phía Tây như một đường huyền. Vậy là bốn phía có bốn hào nước sâu đủ chặn bước quân thù để bảo vệ Nguyễn Hoàng đang trong cơn thất cơ lỡ vận, tìm đường sống!
 Trịnh Kiểm biết rằng không bao giờ Nguyễn Hoàng vào cửa Thuận An để lên Hóa Châu, nơi đó đã có sẵn thành quách, dinh thự và quan lại của ông ta đang chờ?! Nguyễn Hoàng cũng không vào cửa Tùng Luật (Minh Linh) mà nơi đó đã có quân Trịnh chiếm giữ. Nguyễn Hoàng đã không bị sập bẫy. Dưới con mắt của Trịnh, Ái Tử là một địa điểm tầm thường. Nhờ vậy, 13 năm đầu, Nguyễn Hoàng tạm yên thân xây dựng tính hòa hiếu, thủy chung với cư dân bản địa. “Bấy giờ chúa ở trấn hơn 10 năm. Chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở thành một nơi đô hội”
Đến Ái Tử, định doanh 13 năm (1558-1570), Chúa lại dời đại bản doanh về làng Trà Bát đúng 30 năm (1570-1600). Rồi đến thôn Trà Liên với 26 năm Dinh Cát, (1600-1626). 68 năm định đô tại đây đã mang lại những tiền đề vô cùng lợi hại để dựng nên nghiệp đế. Nguyễn Hoàng với thiên tư dĩnh ngộ của một tài năng dời non lấp biển đã nhận ra con đường sống còn khi chọn Ái Tử để làm chốn nương thân.
Ái Tử là một vùng hoang mạc cát trắng nắng vàng trơ trọi. Tuy nhiên Đoan quốc công lại nhìn rõ thế tiến, thế lùi. Binh bộ đứng trên cồn cát làm điểm tựa cho Trấn thủ. Binh thuyền nép bên cửa sông phòng khi bất trắc. Sông Thạch Hãn chảy đến khúc quanh này thì dịu lại như bàn tay người mẹ hiền muốn ôm lấy Ái Tử. Vua Minh Mạng đã cho khắc hình tượng sông Thạch Hãn cùng với dòng Vĩnh Định vào Thuần Đỉnh, đỉnh thứ sáu trong chin đỉnh đồng đặt trước sân Thế Tổ miếu trong Hoàng thành Huế.
 Với cặp mắt tinh tường của một nhà quân sự, với tài thao lược của một vị tướng, với cái tâm, cái tầm của một nhà chiến lược, Nguyễn Hoàng đã đặt nền móng cho Đại Việt tiến về Phương Nam, mở rộng cương vực mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng một non sông gấm vóc trải dài từ Lũng Cú đến tận chót mũi Cà Mau, mang tên là nước Việt Nam yêu dấu!
Năm 1613, Nguyễn Hoàng đã gần 90 tuổi, biết mệnh trời đã đến lúc từ giã cõi trần, ông cho gọi con thứ 6 Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn: “Đất Thuận Quảng, phía Bắc có Núi Ngang (Hoành Sơn) và Sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá, muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng”.
        Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất ngày 3 tháng 6 âm lịch, nhằm ngày 10-7-1613, thọ 89 tuổi. Chúa Tiên là người đặt nền móng cho việc lựa chọn vùng Huế làm thủ phủ xứ Đàng Trong và là kinh đô của Việt Nam thời Nguyễn. Nguyễn Hoàng xứng đáng là vị khai canh của vùng đất Thuận Quảng và Nam Bộ. Ông có mười người con trai, trấn thủ Thuận Quảng 56 năm (1558-1613). Sau này triều Nguyễn truy tôn là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế.

                                                          ***

Con trai thứ 6 của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã 51 tuổi mới nối ngôi cha. Phúc Nguyên cũng được vua Lê ban hàm Thái bảo, tước Quốc công. Nguyễn Phúc Nguyên nối ngôi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng từ năm 1613, trấn thủ Thuận Quảng. Đây là ông chúa có bản lĩnh, bắt đầu là việc không thần phục chúa Trịnh, định quốc tính là Nguyễn Phúc. Từ đời này trở đi, vương triều Nguyễn có chữ đệm là Phúc. Không nộp thuế cống, trả lại sắc phong cho vua Lê.

     4.NÊN TÔ CHỨC LỄ HỘI MANG TÊN NGUYỄN HOÀNG VỚI ÁI TỬ’
          Hiện nay trên toàn cõi Việt Nam, mỗi năm có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức. Nào là lễ hội Hoa Đà Lạt, nào là Lễ hội Trái cây đồng bằng sông Cửu Long, nào là Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên…Tính đến năm 2009, cả nước ta có 7966 lễ hội, chia ra như sau:  Dân gian có 7019 lễ hội, Tôn giáo có 544 lễ hội. 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài. Địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ…Tính đến năm 2014, Việt Nam có gần 30 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong danh sách này, Quảng Trị chưa có tên một lễ hội nào.
         Quảng Trị năm 2015 có 2 lễ hội lớn. Đó là Lễ hội Thống nhất non sôn g được tổ chức vào dịp 40 năm Ngày Toàn thắng 30/4/1975 – 30/4/2015, ngay tại địa điểm đầu cầu Hiền Lương và Lễ hội Hùng thiêng đất nước được tổ chức tại Thành cổ Quảng Trị, nhân Ngày Thuong binh Liệt sĩ 27/7 hàng năm, (gọi chung là Lễ hội Đêm Thành Cổ - thiếu chữ Quảng Trị ,NV)
          Tôi muốn nêu lên đây ý tưởng tổ chức lễ hội mang tên NGUYỄN HOÀNG VỚI ÁI TỬ  hay là VÙNG ĐẤT THIÊNG DỰNG NGHIỆP ĐẾ NHÀ NGUYỄN. Lễ hội sẽ được tổ chức hàng năm hoặc vào ngày kỵ của Nguyễn Hoàng - ngày mùng Ba tháng Sáu Âm lịch hoặc một ngày khác không trùng với các lễ hội của tỉnh.
Kịch bản và Lời bình có thể mời những văn nghệ sĩ, chuyên gia giỏi về nghề viết kịch bản; (như ở Quảng Trị có thể mời Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, nhà thơ Xuân Đức…và các nhà thơ trong và ngoài tỉnh, chủ yếu là lực lượng văn nghệ sĩ của Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Trị)
. Tôi thử phác thảo ra những chương như sau:
Chương Một – Khởi nguồn dựng nghiệp đế.
Chương Hai -  Ái Tử với 7 vại nước đầy.
Chương Ba – Mở rộng bờ cõi về phương Nam.
Chương Bốn (cuối) – Tổ quốc Việt Nam yêu dầu
          Chương Một. Mở đầu (trên màn ảnh lớn) là hình ảnh một đoàn chiến thuyền vượt sóng to, gió lớn, đổ bộ lên cửa Việt Yên. Đứng trước mũi thuyền lớn là hai vị: Võ tướng Hạ Khê hầu Đoan Quận công Nguyễn Hoàng và Uy Quốc công Thái phó Nguyễn Ư Dĩ.
 Trên sân khấu lớn sẽ có những cảnh: đông đảo nhân dân bản địa mừng vui đón đoàn. Trong khi đó Lời thơ hào sảng ngân lên (trích thơ của nhà thơ…). Đồng thời có Lời bình đọc to lồng trong tiếng nhạc nền, có thề là những bản Lưu thủy hành vân hoặc một vài bài theo cổ thể.
          Chương Hai. Thay hình (trên màn ảnh lớn) là hình ảnh một vùng cát trắng hoang sơ, phủ đầy cỏ dại. Gió Nam thổi bay những độông cát mịt mù trắng xóa dồn dập tận chân trời.Một đoàn người chân trần, nón lá, áo tơi lầm lũi bước đi những bước đi nặng nhọc, mệt mỏi. Có người ngã vật ra do nóng và khát. Lời thơ não nề cất lên, tả rõ đây là vùng Ô châu ác địa, dân tình sống trong cực khổ nghèo nàn, có thể tả nỗi mong chờ một điều may mắn nào đó hoặc là một vị cứu tinh đến để mang lại cho họ cuộc sống đủ đầy, no ấm.
          Trên sân khấu lớn sẽ có những cảnh: Mặt trước đặt 7 chum nước (chum to và thật chứ không dùng đạo cụ). Một cụ già (dân bản địa) râu tóc bạc phơ, lưng trần, đóng khố tiến đến nơi đứng của 2 vị Nguyễn Hoàng và Nguyễn Ư Dĩ (chính giữa sân khấu) và tâu lên bài thơ Dâng Nước. Lời thơ vang lên trong tiếng nhạc bát âm và đoàn vũ công múa lượn. Trang phục là của dân bản địa thời đó.

                                                                 (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét