Trang

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

164. TÔI ĐI TÌM LẠI VÙNG ĐÁT DỰNG NGHIỆP ĐẾ CÙA NHÀ NGUYỄN

       2.TÔI ĐI TÌM LẠI VÙNG ĐẤT DỰNG   NGHIỆP ĐẾ CỦA NHÀ NGUYỄN
.
Thực sự, tôi giật cái tít tiểu mục này hơi to tát. Vì rằng từ xa xưa đã có rất nhiều công trình viết về nhà Nguyễn. Kể từ năm 1558  đến nay, -  thời điểm tôi đang viết cái bút ký này, thảng 3 năm 2016 thì đã 458 năm trôi qua. Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, tôi có chuyến về thăm quê, ngang qua Ái Tử và đã có bài thơ Qua Ái Tử:

Nghĩa rằng: Ái Tử mẹ yêu con
Trắng xóa lô nhô những cát cồn
Chúa cũ đâu rồi thời mở cõi?!
Nước đầy bẩy vại nặng tình son *
--------
            *Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Đàng Trong

 (1558) dân bản địa Quảng Trị mang 7 chum (vại) nước dâng

 Chúa để tỏ lòng quy phục.
         
Trong chương trình về Quảng Trị lần này tôi

 có đề ra mục tiêu là về Trà Liên để tìm hiểu

 về Ngài Nguyễn Ư Dĩ, cậu ruột của chúa 

Nguyễn Hoàng – người có công nuôi dạy 

cháu từ lúc 2 tuổi – cho đến khi lập được sự

 nghiệp vẻ vang của một vương triều lừng lẫy 

chiến công mở đất. Tôi muốn tìm về nguồn 

cội về di tích một địa danh – mà ở đó đã là đất

 dựng nghiệp của một triều đại.


.Theo sử sách, Thái phó Uy quận công Nguyễn Ư Dĩ, thấy cháu “tướng mạo khôi ngô, vai lân lưng hổ”, biết là “bậc phi thường” nên khuyên sớm kiến công lập nghiệp. Năm 1558, Nguyễn Hoàng khi ấy 34 tuổi được Nguyễn Ư Dĩ phò tá. Ngài là người được Nguyễn Hoàng tin cậy, thân chinh đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm hỏi về vận nước. Trang Trình đã nói “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng đã chọn đất Ái Tử lập dinh trại. Nhờ danh tiếng của Nguyễn Ư Dĩ mà hào kiệt tìm về, biến vùng đất này thành nơi màu mỡ, trù phú.
 Ái Tử trở thành kinh đô đầu tiên của Đàng Trong trong suốt 68 năm (từ 1558 đến 1626), gắn liền với tên tuổi của chúa Nguyễn Hoàng và công lao của Nguyễn Ư Dĩ. Khi mất đi, ông được đúc tượng đồng để thờ.
Hàng thế kỷ nay, người dân thôn Trà Liên Tây (xã Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị) xem tượng đồng tạc ngài Nguyễn Ư Dĩ là vật linh thiêng… Trải qua 400 năm, bức tượng vẫn tồn tại, trở thành linh vật của dân làng Trà Liên, nơi ngài Nguyễn Ư Dĩ có công mở cõi. Tượng Nguyễn Ư Dĩ được đúc bằng đồng vào khoảng thế kỷ 17, ở tư thế ngồi ghế thấp, cao 0,62 m, phần vai rộng 0,3 m. Mặt tượng chữ điền, mũi cao, cằm vuông, râu dài, tai to, đội mũ quan hai lớp, chân đi hia để lộ phần mũi.Toàn thân được khoác tấm áo choàng rộng phủ từ vai xuống, vắt trên hai chân.
Thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, làng có ngôi chùa Liễu Bông với 3 gian thờ thì gian chính giữa thờ Nguyễn Ư Dĩ. Năm 1972, ngôi chùa bị tàn phá, nhưng bức tượng vẫn còn. Một năm sau, Hiệp định Paris được ký kết, bom đạn ngừng rơi nên người dân dựng lại nhà thờ tạm bằng tre.
Bức tượng quý nhiều lần bị kẻ trộm nhòm ngó nhưng đều được phát hiện. Năm 1976, kẻ trộm khiêng tượng ngài đi rồi vùi dưới cát bên bờ sông Thạch Hãn, đoạn gần làng. Người dân phát hiện tượng bị mất nên vô cùng nóng ruột, hò nhau đi tìm khắp làng. Lúc bấy giờ, mùa hè nước cạn, bà con thấy dấu vết ở bờ sông nên dùng thanh sắt chọc xuống, cuối cùng cũng tìm thấy. Bình thường thì 4 người gánh tượng Ngài không nổi, nhưng lúc đó tìm đưọc mừng quá, nên mọi người gánh băng băng đi nhẹ nhõm. Sau lần đó, dân làng mang tượng về đặt sát bên đình làng, xây gian thờ nhỏ kín 3 mặt, bên dưới quây thép đổ bê tông. Ấy vậy mà kẻ trộm còn dám cắt mũ quan, cưa hông bên trái vào 2-3 cm, nhưng rồi cũng không lấy trộm được.
Cách đây hơn 10 năm, một đoàn cán bộ văn hóa đến nghiên cứu bức tượng nhưng không thông qua dân làng, đập bỏ tường bao thì bị dân phát hiện, kiên quyết không cho làm. Ngành văn hóa tỉnh Quảng Trị sau đó phải xin lỗi dân, bồi hoàn tiền để làm lại nhà thờ.
 Về sự kỳ lạ của bức tượng, có câu chuyện những năm chiến tranh, có một đơn vị ra đa về đóng quân gần nơi thờ cúng Ngài, nhưng ra đa không hoạt động, bất chấp mọi nỗ lực khắc phục. Cuối cùng, đơn vị này phải chuyển đến làng kế bên mới hoạt động được.
 Tượng ngài Nguyễn Ư Dĩ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh, được dân làng tôn thờ. Khoảng 6-7 năm trở lại, nhận thấy ý nghĩa của tượng Nguyễn Ư Dĩ trong giáo dục truyền thống, trường Tiểu học xã Triệu Giang nhận chăm sóc khuôn viên đặt bức tượng. Mỗi dịp khai giảng, tổng kết, nhà trường đều có những buổi nói chuyện về lịch sử địa phương và công lao của Ngài.
Về việc bảo vệ bức tượng quá mức, dân làng rất “áy náy” khi phải quấn chân Ngài bằng thép, đổ bê tông. Nhưng không làm thế thì dân làng rất sợ tượng Ngài bị trộm. Huyện Triệu Phong từng mở hội thảo lớn nói về công của Nguyễn Hoàng và Ngài Nguyễn Ư Dĩ. Riêng dân làng chỉ đề xuất xin xây một nhà thờ to đẹp hơn để thờ cúng.
Ông Lê Đình Hào, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Trị nói: Tượng Nguyễn Ư Dĩ được xếp vào “10 báu vật” của tỉnh. Đơn vị này đang làm hồ sơ để đưa tượng trở thành bảo vật quốc gia, với hy vọng nhận được sự đầu tư, bảo vệ xứng đáng hơn.
 Nguyễn Hoàng, sinh năm 1525, con thứ hai của Nguyễn Kim. Ông nội là Thái phó Nguyễn Hoằng Dụ từng giúp vua Lê Tương Dực lật đổ Lê Uy Mục (1509). Nhưng rồi hai ông vua họ Lê này số phận cũng chẳng ra sao. Chỉ còn hai đời vua Lê cuối cùng nữa thôi để rồi rơi vào tay nhà Mạc. Sử sách thường ghi: Thời Lê mạt.
           Nguyễn Hoàng là em Ngọc Bảo, Ngọc Bảo lấy Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm thâu tóm hết mọi quyền lực, lấn át vua Lê, loại bỏ uy thế các em vợ: Nguyễn Uông bị hãm hại. Nguyễn Hoàng cáo bệnh giữ mình.
Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Ngọc Bảo xin anh cho đi trấn thủ Đàng Trong, miền Thuận Quảng. Tuân chiếu vua Lê Anh Tông (1556-1573), năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Cùng đi có hàng ngàn binh mã bản bộ và họ hàng ở Tống Sơn, (bấy giờ là Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Hà Trung, Thanh Hóa); Đông đảo nhất có các họ tộc Nguyễn, Lê, Trương, Trần. Lúc đầu Nguyễn Hoàng đóng dinh tại Ái Tử, còn gọi là Dinh Cát, thuộc phủ Đăng Xương. Cùng với cậu ruột Nguyễn Ư Dĩ, Nguyễn Hoàng vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, khẩn hoang lập làng; tiếp tục đón nhận di dân từ Đàng Ngoài vào mà phần đông là dân nghèo ở các làng mạc của các trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
 Khi nhà Mạc chiếm ngôi vua Lê. Nguyễn Kim đem con vua lánh sang Ai Lao, ở đây ông thu nạp hào kiệt. Năm Canh Tý (1540) ông đem quân về chiếm lại Nghệ An. Hai năm sau, năm 1542 cùng vua Lê ra Thanh Hóa chiếm lại Tây Đô – là thành lũy ở Vĩnh Lộc của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly là người cướp ngôi nhà Trần trong biển máu, chiếm đoạt chính quyền bằng bạo lực tàn bạo nhất trong lịch sử, làm vua một năm rồi nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương (1400), xây thành Tây Giai sau đổi là Tây Đô và đổi Thăng Long ra thành Đông Đô.Nhà Hồ chỉ làm vua được hai đời, cộng 7 năm (1400-1407) rồi bị quân Minh bắt cả hai cha con về Trung Quốc. Đông Đô cũng chỉ tồn tại được 7 năm.
   Năm 1545 Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, thọ 78 tuổi. Từ đó quyền hành rơi vào tay con rể Trịnh Kiểm.
            Mặc dù ở Đàng Trong ngày càng lớn mạnh, nhưng Nguyễn Hoàng với ý thức trung quân vẫn làm tròn nghĩa vụ với nhà Lê. Hàng năm nộp 400 cân vàng bạc, 500 tấn lúa…Vua Lê đánh Mạc thiếu thốn quân dụng, lương thực. Nguyễn Hoàng đem của cải ra giúp vua và ở lại Bắc tới 7 năm. Nguyễn Hoàng có công lớn trong việc đánh dẹp các dư đảng nhà Mạc nên được phong nhiều chức tước quan trọng: Trung quân Đô đốc Thủ phủ, Tả Đô đốc Chưởng phủ sự, Thái úy Đoan Quốc Công.Năm 1599, Nguyễn Hoàng được phong làm Hữu tướng.
     .
Đoàn người của Nguyễn Hoàng đổ bộ lên cửa sông Thạch Hãn, thường gọi là cửa Việt Yên, còn gọi là cửa Việt Khách (theo Sùng Nham hầu Dương Văn An – Ô Châu cận lục) dựng trại ở Ái Tử thuộc huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong. Đây là nơi bắt đầu khởi dựng cơ nghiệp của nhà Nguyễn. Năm 1570 Nguyễn Hoàng chuyển dinh trấn về Trà Bát (nay là làng Trà Liên). Những địa danh Ái Tữ, Trà Bát, Dinh Cát đã mang một sứ mệnh lớn lao. Chính vì lẽ đó mà khi Phú Xuân trở thành kinh đô, các chúa, vua nhà Nguyễn đã không quên tôn vinh vùng đất ‘dung thân’ của các bậc tiên phụ trên đất Quảng Trị là Cựu dinh.
Ngày nay, chúng tanhững người đang sống hạnh phúc trên mảnh đất đã từng thấm máu và mồ hôi, nước mắt của các bậc tiên hiền, của những người đầu tiên đi mở đất – không thể không nhắc đến công lao to lớn của các chúa Nguyễn mà tiêu biểu và tiên phong là Đoan quốc công Nguyễn Hoàng.
Tôi muốn tìm về nơi đây để tìm nguồn cảm hứng cho ý tưởng sáng tạo nghệ thuật. Bắt đầu là “khơi nguồn dựng nghiệp”. Ngay cái việc dân bản địa dâng bảy chum nước khi Nguyễn Hoàng đến Ái Tử đã là một điềm lành. Ngài Uy Quốc công Nguyễn Ư Dĩ đã khải tấu lên Chúa Tiên: “Đây là phúc trời cho đó.Việc trời tất có hình tượng. Nay Chúa thượng mới đến mà dân đem “nước” dâng lên, có lẽ là điềm “được nước” đó chăng? Truyền thuyết về bảy chum nước ngọt mà người dân bản địa chắt chiu giữa hoang mạc này dâng lên Chúa là dâng cả tấm lòng thuần phục. Bởi vì Chúa biết vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục.
Lòng dân là như vậy, nhưng thế nước thì “nghìn cân treo sợi tóc”. Hạ Khê Hầu Nguyễn Hoàng 13 năm ở Tây Đô là 13 năm nơm nớp nằm trong tầm gươm của Trịnh Kiểm (1545-1558). Cầm trong tay Trấn tiết của vua Lê Anh Tông như là đã có trong tay tấm bùa hộ mệnh.  
Năm 1600, sau khi dẹp yên bọn nội loạn Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khê xong, Nguyễn Hoàng dong ra biển về thẳng Đàng Trong, chỉ để lại con trai thứ năm là Hải và cháu nội là Hắc làm con tin.

(Viết bên bờ Phước Long Giang, rằm tháng Hai, Bính Thân, tức ngày 23/3/2016)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét