Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

161.Vị sơ tổ thiền phái Trúc Lâm

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
                    VỊ SƠ TỔ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ.

           1.TƯỢNG ĐÁ AN KỲ SINH
            Cách đây đúng một năm, ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, gia đình chúng tôi hành hương về Yên Tử. Yên Tử là địa danh mà người đời sau vì kiêng húy tên của vua nên đã gọi chệch sang từ An sang Yên. Về sự tích vì sao có tên gọi địa danh Yên Tử thì ở đ
ây có pho tượng đá nguyên khối lạ kỳ nhất trên non thiêng Yên Tử. Bao năm qua người ta vẫn đến đây lễ bái, phụng thờ nhưng chưa ai thực sự hiểu được huyền tích ra đời của pho tượng. Theo sử sách, ngay từ thủa sơ khai, Yên Tử đã là một ngọn núi thiêng nổi tiếng khắp nước Việt. Chính vì vậy, vào thế kỷ thứ III trước CN đã có đạo sỹ tên An Kỳ Sinh - đạo sỹ giỏi nối tiếng xứ Trung Hoa đến đây tu luyện rồi hóa đá. Dấu tích xưa nay vẫn còn lại một pho tượng          đá cao 2m,hình người,đứng chắp tay hướng về phương Bắc.
                  Pho tượng đá An Kỳ Sinh (hay còn gọi là Yên Kỳ Sinh) tọa lạc ngay giữa đỉnh Yên Tử, đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng. Là tượng đá nguyên khối, lại đứng giữa đất trời hàng nghìn năm nên rong rêu bám đầy. Nhiều người dân ở đây cho rằng tượng đá An Kỳ Sinh là một khối đá thiên tạo, dáng hình giống một nhà sư mặc áo chùng thâm, hai tay cung kính chắp trước ngực, nhà sư thanh thản đứng giữa đất trời, tà áo bay trong gió. Tượng được dựng đứng trên một khối đá hình nấm, dưới chân tượng được cố định bằng xi măng. Trước mặt tượng được xây một bệ thờ ba bậc, bằng xi măng và đặt một bát hương rất to. Bên phải có một bệ thờ nhỏ, cũng đặt một bát hương. Không ai biết đích xác đó là bệ thờ ai, chỉ nghe tương truyền đó là bệ thờ một vị đệ tử của đạo sĩ An Kỳ Sinh. Bên trái có một biển bằng xi măng cắm trên một cột bê tông hình chữ nhật, nét chữ sơn vàng ghi: "Tượng An Kỳ Sinh - di tích có giá trị, đã được xếp hạng bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm".




    Khi đi ngang qua tượng An Kỳ Sinh du khách thập phương thường kiên nhẫn đứng lại, chờ đến lượt mình được vào lễ bái.    

Thật lạ là trong khi đường leo núi, đoạn từ tháp 7 tầng đi lên chùa Đồng, đoạn nào cũng dốc, đá núi lởm chởm thì chỗ đặt tượng thờ An Kỳ Sinh lại bằng phẳng. Người ta quan niệm, tượng An Kỳ Sinh là một pho tượng kỳ lạ nên ẩn chứa trong đó nhiều phép màu huyền bí. Bởi vậy, khi đến đây người đi chùa thường lấy một tờ tiền mới, chà lên mình tượng để cầu phúc, cầu sức khỏe và tài lộc. Cũng có người cho rằng tượng là hiện thân của An Kỳ Sinh - một vị đạo sỹ tinh thông bách bệnh, từng luyện nên linh đan trường sinh bất tử nên khi nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa đã đến đây lập đàn cúng tế, xin cho bệnh tật tiêu tan, tai qua nạn khỏi đã rất linh ứng.
                Tương truyền đó chính là tượng An Kỳ Sinh và hai ngôi mộ là mộ hai học trò của ông. Tượng không phải là đá mọc tự nhiên mà là do con người dựng, chính vì thế dưới chân tượng mới có nhiều khối đá lớn như bệ để giữ cho tượng không bị đổ. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ở phần ngực tượng có một khung hình chữ nhật khắc lõm, qua năm tháng đã bị mờ. Theo phỏng đoán của PGS Hinh thì đó có thể do ngày xưa khi đặt tượng người ta đã khắc tên An Kỳ Sinh như một cách yểm tâm tượng thường thấy trong dân gian. Đó cũng chính là dấu vết của một sự gia công. Gần tượng xưa còn có động Dược am và Thung am (am thuốc và am luyện thuốc).
         Đại đa số người dân qua nhiều thế hệ đều chỉ biết rằng tượng đá là hiện thân của thiền sư An Kỳ Sinh - vị thiền sư đầu tiên đến tu tập trên đỉnh Yên Tử. Yên Tử trong chữ Hán An và Yên đều viết giống nhau. Có truyền thuyết cho rằng kiêng húy tên vua có chữ An nên người Việt chuyển sang gọi là Yên.Yên Tử theo sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng ban đầu có tên là Tượng Đầu sơn.  
                   Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú có dẫn bài thơ "Thủy văn tùy bút" của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bài thơ này đã nhắc đến Yên Kỳ Sinh như một vị tiên giả từng tu luyện linh đan trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Như vậy, ngay từ thời Trần trên núi Yên Tử đã có di tích An Kỳ Sinh và An Kỳ Sinh là đạo sĩ chứ không phải là thiền sư. Riêng về nguồn gốc của vị đạo sỹ này, trong sách "Liệt tiên truyện" của Trung Quốc cho biết rằng, An Kỳ Sinh là người Phụ Hương ở Lang Gia (vùng Chư Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay), chuyên bán thuốc ven biển Đông Hải, người bấy giờ gọi là Thiên Tuế Ông. Tần Thủy Hoàng đi tuần phương Đông đã từng nói chuyện với ông và tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích nhưng đã bị ông bỏ lại trong đình Phụ Hương cùng một bức thư, một đôi giày bằng xích ngọc để báo đáp, bảo mấy năm sau Tần Thủy Hoàng hãy đến núi Bồng Lai tìm ông. Theo lời dặn, mấy năm sau Tần Thủy Hoàng sai Từ Thị (Từ Phúc), Lô Sinh đem mấy trăm người ra biển tìm ông nhưng chưa đến núi Bồng Lai thì gặp bão nên phải quay về. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ ông ở đình Phụ Hương và ven biển Đông Hải. Nhà Tần mất, ông ở cùng người bạn thân là Khoái Thông. Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác, không biết chết ở đâu. Trong một số thư tịch và sử liệu Trung Hoa cũ còn cho biết thêm, An Kỳ Sinh đã từng tìm được cây thạch xương bồ để cứu một người qua cơn thập tử nhất sinh và cũng chính nhờ uống loại cây kỳ diệu này mà trở nên trường sinh bất tử, sống đến nghìn năm.
         Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người trở nên thắc mắc, tại sao Trung Quốc nổi tiếng với vô số núi thiêng như Hoằng Sơn, Thiên Thai, Nga Mi, Vũ Ang, Ngũ Nhạc... sao An Kỳ Sinh lại không ở đó mà đến Yên Tử?
Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi rõ ngay tại tỉnh Sơn Tây, huyện Tam Dương và Lập Thạch (thuộc vùng đất Quảng Ninh và Phú Thọ ngày nay) có cây thạch xương bồ mọc rất nhiều trên đỉnh núi. Như vậy có thể An Kỳ Sinh từng tìm đến Yên Tử tìm cây thạch xương bồ để cứu người hoặc luyện linh đan sau đó ở lại nơi đây tu luyện. "Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là vấn đề quan hệ đi lại giữa Giao Châu với miền ven biển Đông Hải thời Tần Hán khá thuận lợi. Những di tích khảo cổ học thời Ân Thương ở Quảng Đông và nước ta đã chứng tỏ mối quan hệ khó tưởng giữa hai nước. Do vậy, khả năng Aên Kỳ Sinh đến Yên Tử vào thế kỷ III trước CN là có khả năng xảy ra".
                                                ***
                           2. NON THIÊNG YÊN TỬ

          Yên Tử - nơi cách đây hơn 700  năm -  vua Trần Nhân Tông nhường ngôi báu lại cho con là Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu về Phật học. Ngài chọn vùng  núi Yên Tử để tu hành.
           Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, sinh ngày  11 tháng 11 năm Mậu ngọ nhằm  ngày 7 tháng 12 năm 1258. là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, tên húy là Hoảng, mẹ là Hoàng thái hậu Nguyên Thánh. Ngài là cháu đích tôn của vua Trần Thái Tôn, tên húy là Cảnh. Năm 1274, Ngài 16 tuổi được lập làm Đông cung thái tử. Cũng trong năm đó Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương. Năm 21 tuổi (1279) Ngài được vua cha truyền ngôi.
Trước họa xâm lăng của quân Nguyên – Mông, năm 1282 vị vua 24 tuổi này đã chủ trì Hội nghị Bình Than và sau đó 2 năm, năm 1284 Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng.
           Chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ nhất vào năm 1285 và chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ hai vào năm 1288 là do toàn dân nhất trí một lòng diệt giặc bảo vệ non sông nước Đại Việt mà Ngài là vị thống soái.  Sau chiến thắng Ngài cùng với vua cha làm Lễ Hiến phù tại phủ Long Hưng (Thái Bình) có dẫn giải một số tù binh và những tên đầu sỏ Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc dâng mừng Đại thắng. Trước lăng mộ Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông đã đọc hai câu thơ cảm khái:

 “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng)


                            ***
Năm 1301, vua Trần Nhân Tông làm cuộc viễn du sang Chiêm quốc. Vua hứa gả con gái rượu của mình cho vua Chiêm. Chế Mân dâng Đại Việt hai châu Ô và Rý làm sính lễ cầu hôn. Về Chiêm Thành, Huyền Trân sinh được một hoàng tử. 11 tháng sau thì vua Chế Mân tịch và Huyền Trân đáng phải lên giàn hỏa nhưng đã được Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang cứu về. Tôi có bài thơ Giọt lệ Huyền Trân viết hồi năm 2007 nhân kỷ niệm 700 năm Huyền Trân về làm hoàng hậu Chiêm Thành 1307 -2007.


                                       GIỌT LỆ HUYỀN TRẦN
                                       (Nước non ngàn dặm ra đi,mối tình chi…)
                                                                 Ca Huế
                     Cung vàng Chiêm quốc tím chiều hoang
           Vẵng khúc Nam Ai quá bẽ bàng
           Tình nghĩa trăm năm người cách trở
            Nước non ngàn dặm lệ tuôn tràn
Phụ hoàng…còn xót con lưu lạc !
Trần Khắc…thấu chăng thiếp lỡ làng ?
Chín vạn bông trời sao sáng nở
Thôi đành bội ước với tình lang !



*** 

  Vua Trần Nhân Tông  là một ông vua văn võ kiêm toàn. Ngài đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Rất tiếc nhiều thi tập như Việt âm thi tập, Trần Nhân Tôn thi tập, Đại hương Hải Ân thi tập,Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ ngữ, Trung Hưng thực lục, Truyền Đăng lục…phần lớn thất truyền. Thơ Trần Nhân Tông đạm bạc có hơi ấm của cuộc đời. Những bài tả mùa xuân, tả trăng, tả cánh đồng, tả chiều hôm…chứng tỏ là Trần Nhân Tông có một tâm hồn nghệ sĩ, thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và nhìn vẻ đẹp đó dưới con mắt của người nhuốm tư tưởng thiền. Đặc biệt Ngài có một bài phú có tên là Cư trần lạc đạo phú. Đây là tác phẩm chữ Nôm đầu tiên của nước ta. Bài phú có 10 hội, mỗi hội số chữ dài ngắn khác nhau. Hội thứ nhất gieo vần bằng, hội thứ hai gieo vần trắc. Cứ thế các vần thay nhau bằng trắc cho đến hết 10 hội. Phần kết có bài kệ tứ tuyệt. Cư trần lạc đạo phú ca tụng cảnh tu hành ở nơi núi non, lời cổ kính nhưng rất đời và rất thực. Và bài phú này là chủ thuyết của Thiền Phái Trúc Lâm.
 Trần Nhân Tông là vị vua sáng lập ra dòng Việt Phật Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngài là vị vua Phật đầu tiên ở đất nước Đại Việt với tôn hiệu “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.
Theo sử cũ, Ngài xá báo an tường, thâu thần thị tịch ngày mùng 1 tháng 11  Mậu Thân (1308), thọ thế 51 năm. Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ: “Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu”.  “(Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi)”.
                                                             ***
           Tôi đã làm hai bài thơ theo thể Đường luật để bái vọng lên Ngài để tưởng nhớ một vị vua anh minh và vị Sơ tổ của nền Phật giáo Việt Nam.
.
           Bài thứ nhất:

MINH QUÂN – THÁNH CHÚA

Tìm về Yên Tử chốn quan san
Lập phái Trúc Lâm giữa đại ngàn
Trước diệt Nguyên Mông yên xã tắc
Sau xây Đại Việt vững âu vàng
Cửu trùng phổ độ rời ngôi báu
Vạn tuế chuyên tâm hướng Niết bàn
Điều ngự giác hoàng ngời chánh pháp
“Cư trần lạc đạo” sáng trời nam*

*Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông,chủ thuyết của phái Thiền môn Trúc Lâm.

Bài thứ hai:

VỊNH CHÙA BA VÀNG, BẢO QUANG TỰ

Hai sườn xanh ngắt cánh rừng thông
Lưng dựa thế núi phía trước sông
“Ánh sáng quý” ngời ngôi cổ tự *
Bình minh lên rạng mặt trời hồng
Nơi đây hạ đoạn bình phong thủy
Kìa chốn  thượng môn mạch giếng nguồn
Hổ phục oai linh, thiêng đuốc tuệ
Rồng chầu hùng vĩ hướng Chùa Đồng

*Ánh sáng quý tức Bảo Quang Tự


                                     Nhà thơ Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét