149
D.VỀ MIỀN SÔNG NƯỚC CỬU
LONG
II
1.
QUA
CẦU CẦN THƠ NHỚ THỜI ĐI BẮC (PHÀ)
Chúng tôi rời chùa Phước Kiển
nhằm thẳng đường liên tỉnh chạy về thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), băng qua Quốc
lộ 1A.Tại đây những năm chưa xây cầu là bến phà, thường gọi là “bắc” Cần Thơ.
Tôi còn nhớ một kỷ niệm. Trong lúc mọi chiếc xe lớn xe nhỏ đều phải xếp hàng
chờ phà thì Nguyễn Thạch Toàn (Trung tâm Thông tin - Nghiên cứu của Quốc hội)
nói với lái xe: cậu cứ đi thẳng vào làn đường ưu tiên. Xe chạy gần tới bến thì
có một nhân viên gác phà đạp xe đạp tới bảo lái xe phải quay xe lại. Cậu Ngâu
chỉ vào cái biển Ưu tiên màu đỏ để ở chỗ tay lái.Cậu gác phà nói: lần sau các
vị nhớ ghé vào Trạm!

Sự cố sập cầu dẫn tang thương
đã diễn ra nơi đặt vị trí cầu Cần Thơ phía hạ lưu. Khoảng
8 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 2007,
nhịp cầu dẫn dài 90m về phía Vĩnh Long đang thi công đã bất ngờ bị sập.Dưới
nhịp cầu dẫn có khoảng 100 công nhân, phía trên nhịp cầu có khoảng 150 công
nhân cũng đang thi công. Đây là đoạn cầu dẫn bờ bắc Vĩnh Long bằng dầm Super T,
do liên doanh nhà thầu Taisei, Kajima và Nippon Steel làm thầu chính.
Theo báo cáo của
Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 10 năm 2007, số người chết là 53 người, số
người bị thương là 80 người, số người mất tích: 1 người. Đến ngày 2 tháng 7 năm
2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng
Quân đã
báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún
lệch đài móng trụ tạm.
Để tưởng niệm
những người thiệt mạng do tai nạn, một khu tưởng niệm được xây dựng trong khuôn
viên Bồ Đề Cổ tự (xóm Rạch Tra, ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Khu tưởng niệm có diện tích gần 80m2, nằm cách vị trí cầu Cần
Thơ khoảng 200m, được xây dựng bằng kinh phí do nhà thầu TKN (Nhật Bản) tài
trợ. Đây cũng là nơi thờ tự tập trung những người quá cố khi tham gia xây dựng
cầu Cần Thơ. Vào cùng ngày diễn ra lễ khánh thành cầu Cần Thơ ngày 24 tháng 4
năm 2010, một lễ cầu siêu đã được tổ chức tại chùa nhằm tưởng nhớ đến những
người đã thiệt mạng trong sự cố và cầu cho linh hồn của họ được siêu thoát.
***
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.Đây là cây cầu dây
văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Cầu được khởi công xây dựng ngày 25
tháng 9 năm 2004.Ban đầu, công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng
12 năm 2008, tuy nhiên sau sự cố sập cầu , công trình phải dừng thi công để điều
tra tai nạn.Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm..


Cầu Cần Thơ bây giờ
Cầu xây dựng dựa
vào nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và
vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).Tổng mức đầu tư khoảng 4.832 tỷ VNĐ tỷ
giá năm 2004, (khoảng 37 tỷ yên Nhật).tương đương 342,6 triệu USD vào thời điểm
2001. NIPPON KOEI – CHODAI và nhà thầu chính là liên danh TAISEI – KAJIMA –
NIPPON STEEL (TKN).
Khổ cầu rộng
23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc
độ thiết kế 80 km/h, qua các khu dân cư 60 km/h. Tiêu chuẩn
thiết kế cầu
theo quy trình AASHTO LRFD.
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải. Đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (PMU Mỹ Thuận) Tư vấn giám sát quốc tế là Liên danh Nippon Koei - ChoDai, nhà thầu chính Liên danh Taisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), nhà thầu phụ VSL (Thụy Sỹ), Mitsui Thăng Long (MTSC)
(Liên doanh Việt Nhật về kết cấu thép, nhà máy tại Hà Nội). Trạm thu phí cầu
Cần Thơ bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 15.9.2010 và chính thức ngưng thu phí
các phương tiện kể từ 0 giờ ngày 02.02.2013.
Có thể nói hai cây cầu dây văng Mỹ
Thuận (bắc qua sông Tiền) và cầu Cần Thơ (bắc qua sông Hậu) là một bước đột phá
của nền kinh tế nước ta – nối liền thông suốt từ bắc vô nam. Đồng bằng sông Cửu
Long sẽ phát huy thế mạnh của mình là vựa thóc lớn của Việt Nam. Đồng thời mở rộng
giao thương với nước ngoài.Trái cây miệt vườn, thủy hải sản và các tuyến du
lịch hấp dẫn sẽ tạo điều kiện cho Miền Tây cất cánh.
Kỹ sư Toàn cho xe chạy qua các đường phố
chính của Cần Thơ. Khi xe qua đường Hòa Bình tôi nhớ đến những lần đi viết trước
đây. Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cần Thơ đã bố trí cho
chúng tôi nghỉ tại khách sạn Hòa Bình, đối diện với công viên Lưu Hữu Phước.
Chúng tôi được soạn giả cải lương Ngô Hồng Khanh, đại biểu Quốc hội (anh Ngô
Hồng Khanh là tác giả đã chuyển thể tác phẩm Một thời Rừng Sác của nhà văn Anh
hùng lực lượng vũ trang, đại tá Lê Bá Ước sang thành vở cải lương Dòng sông Đỏ)
và anh Hai Thương, phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đón tiếp rất nồng hậu.
2. THỬ TÌM HIỂU ĐỊA DANH CẦN THƠ
Có một truyền
thuyết nói rằng khi Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn tẩu đã ghé lại khúc sông này.
Một hôm, đoàn thuyền của ông đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang
(tức Cần Thơ xưa). Lúc đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng vừa đến vàm sông tức
bến Ninh Kiều ngày nay.Giữa đêm thanh gió mát vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò
hát, tiếng đàn, tiếng sáo.
Chúa khen vì một cảnh quan sông nước hữu tình và đặt tên cho con sông là Cầm
Thi giang. Tôi nghĩ: Nguyễn Phúc Ánh là một chiến binh lẫm liệt ngày đêm đau
đáu niềm phục hận còn đâu thời gian để mà nghĩ đến đàn và thơ?
Năm 1739, vùng
đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và
địa giới hành chính.Thời nhà Nguyễn, Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang.Thời Pháp thuộc,Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh
danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ.Đến thời Việt Nam
Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ
đổi thành tỉnh Phong Dinh.Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương
Thiện hợp
nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ.
Cần Thơ là đô
thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Ngoài
đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu
vực, thành phố CầnThơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng
chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025,thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, đồng
thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê -
kông, là đầu mối quan
trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Thành phố Cần
Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long,
nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn
150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn
80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C)
Cần Thơ là thành
phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng
hạ lưu sông Mê- Kông.Thành phố có sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là
65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km.Sông Cần
Thơ bắt
nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng
tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa
lớn về giao thông. Sông Cái
Lớn dài
20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng
tiêu, thoát nước rất tốt. Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn
158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy..Các tàu có trọng tải
lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến
Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa Sài Gòn, Hậu Giang và Cà Mau.
***
Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là
Prek Rusey (Sông Tre), Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu
dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người ta có thể thấy ngữ âm của Cần
Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn
khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến
Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ “lò tho" là một danh từ được tạo
thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "kìntho”.
Thực dân Pháp
xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn cắt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ cho Pháp vào năm 1876.
Thiết lập ách thống trị trên vùng đất này, thực dân Pháp chính thức hóa tên gọi
Cần Thơ bằng những văn bản hành chính. Để dễ bề kiểm soát hoạt động của nhân
dân từng tỉnh trong 3 tỉnh vừa chiếm được, chúng còn đánh số, tỉnh Cần
Thơ mang
con số 19.
Ngô Đình
Diệm đổi
tên tỉnh Cần
Thơ thành
tỉnh Phong Dinh, tỉnh lỵ vẫn là Cần Thơ.
Vào năm Mậu Tý 1708, ông Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Vùng Cần Thơ lúc ấy vẫn chưa được
tổ chức thành một đơn vị hành chính của Hà Tiên.Sau khi (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần
Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
Năm 1739,
vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, do Mạc Thiên
Tích có
công khai phá cùng thời với đất Cà Mau, Rạch Giá và Bắc Bạc Liêu. Sau đó sáp
nhập vào đất Hà Tiên. Mạc Thiên
Tích đã
sớm nhận thấy vị trí chiến lược của Trấn Giang - là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên trong việc chống lại quân Xiêm và quân
Chân Lạp - nên đã tập trung xây dựng nơi đây thành Thủ sở với các thế mạnh cả
về quân sự lẫn kinh tế và văn hoá.
Năm 1771, quân
Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774,
nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia
Định, sau đó kéo xuống
miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm -Xoài Mút (tháng 1 năm 1785),
vào năm 1787 quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn
Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn.Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ
điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.
Năm 1808,
dưới triều vua Gia Long, đất Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh (trước đó từng có tên là
dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn, Vĩnh Trấn), một trong 5 trấn của Gia Định bấy giờ
là: Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.Năm. Năm Gia Long thứ 12, huyện Vĩnh Định được thành lập.
Vùng Cần Thơ thuộc huyện Vĩnh Định (Nam sông Hậu), trấn Vĩnh Thanh (có 2 huyện:
Vĩnh An và Vĩnh Định), phủ Định Viễn.
Năm 1832,
dưới triều vua Minh Mạng, ngũ trấn được đổi thành lục tỉnh là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.Đất Cần Thơ ngày nay (tức Trấn Giang ngày xưa) được lập thành
huyện Vĩnh Định và cắt về phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Do có nhiều cuộc nội loạn ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) nên thủ sở
Trấn Giang vào thời Minh Mạng được tái thiết.
Thực dân
Pháp chiếm
3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) theo hoà ước nhượng bộ của nhà Nguyễn vào năm 1862. Ngày 1 tháng 1 năm 1868,
Bonard, thống đốc Nam Kỳ ký quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bãi
Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới sự cai trị của
người Pháp, đặt Toà Bố tại Sa Đéc.
Ngày 30 tháng 4 năm 1872, lại sáp nhập huyện Phong
Phú với vùng Bắc Tràng (thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây) để lập thành một hạt, đặt Toà
Bố tại Trà Ôn.Một năm sau, Toà Bố từ Trà Ôn dời về Cái Răng.
Sau đó 4 năm (1876), Thống đốc
Nam Kỳ lấy huyện Phong
Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần
Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Năm 1899, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận.Tỉnh Cần Thơ được thành lập bởi Toàn quyền
Đông Dương trên
cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province),kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900.Như
vậy, tỉnh Cần
Thơ là
một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Từ năm 1876 đến năm 1954,
địa giới hành chính tỉnh Cần
Thơ dưới
quyền kiểm soát của chính quyền Pháp không có sự thay đổi
Cần Thơ hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, Ngày 24 thấng 6 năm
2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại
1, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng
sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Cần Thơ
có 5 quận và 4 huyện, có 3 thành phố kết nghĩa là Nice (Pháp), Sán Đầu (Trung Quốc) và Phnom Pênh (Cam-pu-chia)
Cần Thơ từ xưa
từng được biết đến qua câu ca dao:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
3.ĐẾN NINH KIỀU NHỚ CHIẾC ÁO BÀ BA
Phạm Toàn cho xe
chạy thẳng ra bến Ninh Kiều. Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của Cần Thơ hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu
tượng nổi tiếng về nét đẹp thơ mộng của thành phố Cần Thơ.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bến Ninh Kiều
Chưa có tài liệu lịch sử ghi rõ việc hình thành của bến Ninh
Kiều. Từ năm 1876, quân đội
Pháp đánh
chiếm Trấn Giang của triều Nguyễn và thành lập Tòa Bố tại Cần Thơ do đại úy
Nicolai làm Chánh tham biện. Bến Ninh Kiều được chỉnh trang, được kè
đá xây gạch để ngăn sóng dọc theo bờ sông.
Lúc này nó chỉ là bến ghe, bến
tàu của xứ lục tỉnh do các tàu bè chạy khắp miền Hậu Giang đều ghé bến ở đây mà
vận chuyển hàng hóa, đưa rước khách. Lúc này Ninh Kiều tấp nập thuyền bè qua lại
giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi
ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng trở thành tên gọi quen thuộc,
được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
.
Bến nước này được người Pháp đặt tên là Quai de Commerc (bến thương mại). Người dân gọi bằng cái
tên dân dã là bến Hàng Dương Vào khoảng năm 1957, thời Đệ nhất Cộng
hòa), bến Hàng Dương chính
thức đổi thành bến Ninh Kiều gắn với việc ông Đỗ Văn Chước - Tỉnh trưởng Phong Dinh.Ông ta cho lập nơi bến sông này một công
viên cây kiểng và bến dạo mát. Sau đó Đỗ Văn Chước
trình lên Ngô Đình
Diệm đặt
tên công viên và bến là Ninh Kiều dựa vào một sự kiện
trong lịch sử
Việt Nam và
lấy tên một địa danh lịch sử chiến thắng quân Minh của nghĩa
quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.Ngày nay, tên Ninh Kiều được lấy
làm thành quận Ninh Kiều.


Bến Ninh Kiều còn có tên là Bến
Hàng Dương
Hiện tại, bên cạnh bến là cảng Cần Thơ được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000
tấn. Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ,
một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu
bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Đứng
trên bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, cầu Cần Thơ, cũng như nhìn sang Xóm Chài và hướng
Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao nhiều cây lá, đồng thời nếu đứng từ bên
kia Xóm Chài nhìn về sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố xá. Chung quanh bến có
các nhà hàng thuỷ tạ, có các món ăn đặc sản...
Bến Ninh Kiều
được đầu tư khá quy mô để xây dựng thành một công viên du lịch với diện tích
hơn 7.000 m2. Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng của công viên đã làm cho nơi đây
đẹp hơn. Trong công viên có bức tượng Bác Hồ bằng đồng cao 7,2 m và được đặt tôn
nghiêm trên bệ cao 3,6 m.
Cần Thơ có chợ
đêm, có đường phố đi bộ, đường phố
ẩm thực, để phát huy lợi thế "đêm lung
linh giăng mắc ánh đèn lồng đỏ, soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp loáng"
góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái mới cho khu vực trung tâm thành phố Cần
Thơ. Có câu ví ngọt ngào:
…Có
dòng sông đẹp với nhiều giai nhân...
Cuộc đời luống những phù vân
Trở về bến cũ cố nhân xa rồi…
Và đây là một đoạn bài hát trữ tình Chiếc áo bà ba của nhạc
sị Trần Thiện
Thanh .Những
câu hát giàu cảm xúc đã đi vào lòng người dân Nam Bộ:
Về
bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu
Em
xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Qua
bến bắc Cần Thơ...
***
Chiều xuống.Trời bắt đầu mưa.Những cơn
mưa đầu mùa của Nam Bộ, chỉ thoáng qua rồi mau tạnh. Mưa bóng mây mà! Nhưng
cũng đủ cho không khí mát dịu, dễ chịu.
Trong lúc ngồi nghỉ ở công viên Ninh Kiều
chúng tôi thấy dưới sông Cần Thơ có rất nhiều tàu đò các loại đậu san sát.Đoạn
giữa sông tàu lớn tàu nhỏ nườm nượp ngược xuôi. So với gần 20 năm về trước bến
Ninh Kiều giờ đây thực sự là một công viên lớn. Dọc bờ sông đã được xây rất nhiều
bến thủy.
Chúng
tôi thấy có nhiều người đến hỏi: Có đi chợ nổi Cái Răng không? Toàn và Ngọc hỏi
thăm chị chủ tàu và đặt cọc tiền thuê tàu, trao nhau số điện thoại và hẹn 5 giờ
sáng hôm sau khởi hành đi chợ nổi Cái Răng và sẽ thăm luôn khu du lịch sinh
thái Mỹ Khánh.
Vì đi đột xuất nên khi chúng tôi vào thuê
các khách sạn gần bến Ninh Kiều thì đều kín chỗ.Chúng tôi đến khách sạn Sài Gòn
– Cần Thơ ở 55 Phan Đình Phùng.Đây là một khách sạn 3 sao, liên doanh giữa Công
ty Du lịch Cần Thơ với Saigon Tourist mới đưa vào khai thác vài năm nay.
Võ Đình Biên, giám đốc một doanh nghiệp
lớn ở Cần Thơ, bạn học của Thúy Ngọc, tốt nghiệp Đại học Tài chính – Kế toán
khóa X gọi điện mời cả nhà đi ăn tối.Biên và tài xế riêng đi trên một chiếc xe con
đến khách sạn. Thúy Ngọc nói: Để ông bà ngồi cho thoải mái nên đi cả 2 xe, tý nữa
về sẽ khỏi phiền đến Biên. Thúy Ngọc lên xe của Biên.Xe Biên dẫn đường đi trước.Thành
phố đã lên đèn. Những pa-nô áp phích, những dãy đèn trang trí với nhiều hình vẽ,
nhiều hoa văn rực rỡ tô điểm cho Cần Thơ càng lộng lẫy hơn. Xe dừng lại trước
nhà hàng Thành cổ Cần Thơ.
Khi đã ngồi vào bàn, nhìn ra sông Hậu, tôi mường
tượng nhớ ra hình như đây là nơi mà cách đây gần 20 năm trước tôi và Hồ Anh
Tài, phó tổng biên tập tạp chí Người Đại biểu Nhân dân đã được anh Ngô Hồng
Khanh, đại biểu Quốc hội chiêu đãi bữa cơm trưa với nhiều món ăn đặc sản miền
Tây. Đặc biệt là món rùa rang muối. Cô Thúy Nga, cán bộ Văn phòng Quốc hội Đoàn
Cần Thơ bảo nhân viên nhà hàng bổ đôi đầu con rùa ra. Rùa là loài sống lưỡng cư.
Trong đầu con rùa không có bộ não, chỉ có một đoạn trong như gân, dài khoảng
hơn hai phân.Thúy Nga gắp đoạn não rùa này vào bát của anh Ngô Hồng Khanh.Anh
nói ”kính lão đắc thọ” và gắp cho vào bát của tôi.Nghe nói não rùa bổ dưỡng lắm!
Thì ra đây là nhà hàng Bãi Cát trước đây, lúc đó còn sơ sài mái lá. Nay thì đã
thành một nhà hàng lớn, chiếm gần 500 mét dọc bờ sông Hậu.
Võ
Đình Biên gọi món rắn trung chiên, đặc sản Cần Thơ.Con rắn trung dài khoảng hơn
ba tấc và thân nhỏ như ngón tay cái, thịt rất dai và rất thơm. Lúc chia tay,
Biên hẹn hôm nào đi Biên Hòa sẽ ghé lại thăm hai bác.
4. THĂM CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀ DU LỊCH MỸ
KHÁNH
Theo hẹn, đúng
5 giờ sáng chúng tôi đi bộ ra bến Ninh Kiều.Vừa tới đầu bến đã thấy Ca Thúy Hồng, vợ chủ đò xăng
xái dẫn đường xuống bến.Võ Văn Sáng, chồng của Hồng cầm lái. Thúy Ngọc nói thuê
nguyên chiếc vì không chỉ đi chợ nổi Cái Răng mà còn đi cả khu Du lịch sinh
thái Mỹ Khánh ở tận huyện Phong Điền.Cho nên tàu có sức chứa 12 chỗ ngồi mà chỉ
có 4 bà con chúng tôi.Mỗi người đều được Sáng đưa cho chiếc áo phao mặc.
Chủ tàu Võ Văn Sáng, thường gọi là Hai Sáng
Con tàu lướt nhanh trên sông Cần Thơ. Phía
bờ trái thuộc quận Cái Răng. Bờ sông được kè bằng đá gần như suốt từ Xóm Chài
xuống đến chợ nổi dài hàng chục cây số.Cậu chủ đò tuổi trạc trung niên, nước da
sạm nắng miền sông nước.Sáng rất vui tính, kể chuyện có duyên vừa làm nhiệm vụ
lái tàu vừa là người hướng dẫn thuyết minh du lịch tốt.
Sáng kể chuyện: Có mấy người bạn than phiền
muốn đi tham quan Hà Nội mà không có tiền?! Sáng chê các bạn chỉ lo nhậu nhẹt
mà không chịu dành dụm chi tiêu những món đáng chi. Hồi đó, cách đây hơn chục
năm, giá vé tàu hỏa, xe đò kể cả máy bay còn rẻ. Tuy nhiên vợ chồng Sáng cũng
có nhiều khó khăn, có bao nhiêu tiền dồn sức để lo cho hai đứa nhỏ học hành.(Hai
đứa con Sáng đều vào đại học và có một cháu đã ra trường làm cho một công ty
nước ngoài).Thế mà tháng nào cũng bỏ vào con heo tiết kiệm 50 ngàn đồng.Trên lưng
con heo đất Sáng ghi “Tiền đi tham quan Hà Nội”.Sau 5 năm, Sáng bổ con heo đất
ra và đếm được 3 triệu đồng. Thế là Sáng thu xếp công việc, nhảy xe đò Cần Thơ
– Hà Nội. Đến thủ đô Sáng ngủ nghỉ ở nhà trọ bình dân. Chi phí toàn bộ chuyến
về thăm thủ đô hơn tuần lễ, kể cả mua quà Hà Nội cho vợ con khi về đến nhà vẫn
còn rủng rỉnh hơn ba trăm ngàn đồng. Sáng đã phổ biến cách làm này cho các bạn.
Có người làm theo và cũng đã được về thăm thú thủ đỏ.
Tôi hỏi: Chiếc tàu đò này Sáng mua bao nhiêu?
Tám chục triệu đồng đấy cụ ạ! Một phân nửa số tiền mua tàu cũng làm theo cách
“tích tiểu thành đại” mà có.Hàng tháng vợ chồng con để dành ra 200 ngàn đồng
cho vào ống. Sau 10 năm, đã có trong tay 24 triệu đồng.Lúc này mới nghĩ tới
việc sắm tàu đò.Số tiền này chưa đủ mua tàu, Vợ chồng con phải đi vay ngân hàng.Có tàu, sau 3 năm thì trả xong nợ,
lấy sổ đỏ về. Giờ đây, Cần Thơ kinh tế phát triển,khách du lịch đến nhiều nên
việc chạy tàu đò không bao giờ bị ế.
Thúy Minh ngồi tàu đò đi chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại
trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng.
Sớm tinh mơ ở chợ nổi Cái Răng
Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là
chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi
hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển,
trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng
các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng.... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát
triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.
Trên sông
Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành
phố Cần Thơ khoảng
6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ bến
Ninh Kiều.
Chợ nổi Cái
Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của
vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại
cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe,
xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ. Các thương lái thì dùng những ghe bầu lớn đến chợ này thu mua trái cây
tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung
Quốc. Tôi quan sát không khí
nhộn nhịp của buổi chợ, có
nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những
chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa
kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm
thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Chợ
Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì
vãn. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào
các ngày Tết Âm Lịch, Tết Đoan Ngọ.Khi con tàu của Hai Sáng lướt nhanh về chợ thì ngược lại có rất
nhiều tàu đã quay về bến vì khách đến chợ rất sớm. Trên sông còn có nhiều loại dịch
vụ khác: bán phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ)
len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.
Chợ nổi Cái
Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Đây là một nét
văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút rất nhiều du
khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
Sáng cho tàu giảm tốc độ và ghé sát vào bờ một ngôi
làng quê và giới thiệu: Đây là làng Đài Loan vì con gái ở đây lớn lên đến tuổi
lấy chồng thì có rất nhiều cô làm dâu xứ người. Từ một vài gia đình đầu tiên
tiến dần đến nhà nọ giới thiệu cho nhà kia đi lấy chồng ngoại quốc, làm cho cả
làng khá đông cô gái đã có quê chồng ở tít hòn đảo lớn ngoài khơi Trung Hoa.
Hai cụ có thấy những chiếc cầu mới, những con đường làng đang được sửa sang lại
rộng rãi khang trang hơn trước không? Tiền của các cô dâu Đài Loan gửi về xây
dựng quê làng đó.Tuy nhiên vẫn còn những hộ nghèo của một vùng nông thôn thuộc
vùng sâu của đồng bằng sông Cửu Long.
Tàu chạy thêm chừng chục cây số thì bên bờ phải đã
hiện ra cái bảng lớn treo trên một nhà hàng cạnh bờ sông. Biển đề: Khu Du lịch sinh thái Mỹ Khánh.
Dàn Gừa độc nhấ vô nhị ở Mỹ Khánh
Sáng cho tàu cập bến. Chúng tôi vào điểm tâm ở một
tiệm ăn nhỏ.Ngồi trong quán nhìn ra bên kia đường thấy rất nhiều cây gừa. Tôi
chụp mấy kiểu ảnh và giải thích cho mẹ con Thúy Minh rõ. Cây gửa giờ đây đã trở
thành một loại cây cảnh quý hiếm mà các đại gia hoặc công sở tìm mua về trồng trong sân. Tôi còn nhớ khi về dự
một hội nghị Hội đồng nhân dân xã Ba Thê. Dọc đường từ thành phố Long Xuyên về
Thoại Sơn, hai bên đường có rất nhiều cây gừa, Tôi bảo cậu Bái dừng xe dưới một
gốc gừa to để chụp ảnh và nhặt vài cái bông gừa xem.Bông gừa màu tím nhạt và có
nhiều tia từ đài hoa, nhỏ như que tăm.Cái hoa gừa từa tựa như chùm bông ngoáy
tai của những bác thợ cạo.Nghe nói ở huyện Phong Điền này còn một cây gừa khổng
lồ. Nhưng hỏi những người ở đây thì cũng không ai biết!
Khu Du lịch
Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, Cần Thơ) là điểm
đến hấp dẫn và là điểm du lịch
tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm
thành phố Cần Thơ 10 km, trên tuyến Lộ Vòng Cung lịch sử và ở giữa hai chợ nổi
Cái Răng và Phong Điền, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt
vườn với nhiều chủng loại trái cây đặc sản và nhiều nhà hàng,có chương trình ẩm
thực phong phú, đậm chất Nam Bộ và có cả đội tàu
và du thuyền chuyên phục vụ tham quan chợ nổi,ăn uống trên tàu.
Mẹ con Thúy Minh
và Thúy Ngọc trước cổng Khu Du lịch Mỹ Khánh
Toàn huyện Phong
Điền hiện có gần 20 hộ kinh doanh vườn du lịch và homestay với nhiều điểm tham
quan nổi tiếng như vườn du lịch Hoàng Anh, vườn du lịch Giáo Dương, vườn du lịch
Mười Cương,trong đó có Khu du lịch Mỹ Khánh... Bên cạnh đó, để phục vụ cho
hoạt động du lịch một số hộ làm nghề thủ công như đan lát, các làng nghề ẩm thực
với các món ăn dân gian, rượu trái cóc, rượu Phong Điền, rượu Trường được cũng
được mời tham gia. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình vườn trái cây và chăn
nuôi như mô hình trồng ổi lê, cam mật, dâu hạ châu, cacao, nuôi ếch...
Đến Mỹ Khánh khách có thể tham quan
Nhà cổ Nam bộ, thưởng thức chương trình văn nghệ “Đờn
ca tài tử”, “Một ngày làm
điền chủ” với bữa cơm điền
chủ, “Một ngày làm nông dân”, “Tát mương bắt cá…”, tham quan Làng nghề văn hóa truyền thống, vườn
cây ăn trái, các dịch vụ tại chỗ như đi xe ngựa, bơi thuyền, taxi điện, đua
heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu.
Sau 2 giờ thăm thú vườn sinh thái Mỹ
Khánh, chúng tôi quay lại bến, tàu Hai Sáng đang chờ sẵn. Trên đường về, Hai
Sáng hăng hái cho tàu chạy ra sông Hậu.Nơi này là ngã ba sông, có chiều rộng
hơn 1600 thước vào mùa nước nổi.
Ra chinh giữa dòng, Hai Sáng cho tàu
chạy chậm lại để chúng tôi chụp ảnh cầu Cần Thơ. Sáng lái tàu về phía hạ lưu chừng
cây số rồi quay lại. Tàu chạy sát chân cầu.Sáng
chỉ tay lên bờ trái, rồi giới thiệu: cồn này nay mai sẽ là khu hành chính của
thành phố, còn phia quận Ninh Kiều với những chợ, những quán ăn, nhũng khách sạn,
những phố buôn bán sẽ trở thành trung tâm thương mại. Khi rẽ vào sông Cần Thơ để
về lại bến Ninh Kiều chúng tôi thấy bờ sông ngày trước là bãi cát nay nhà hàng
khách sạn mọc lên san sát. Như nhiều nơi khác, Đông Hà Quảng Trị chẳng hạn, tập
đoàn Mường Thanh xây dựng khách sạn mang tên Mường Thanh là cao nhất.
Chỉ hơn vài chục phút tàu cập bến Ninh
Kiều.Vợ chồng Hai Sáng bịn rịn chia tay và hẹn ngày hội ngộ.Hai Sáng nói rằng có
một người anh đang sinh sống tại Định Quán, Đồng Nai nên thế nào cũng có dịp
lên Biên Hòa và sẽ ghé thăm hai cụ.Tôi đưa cho Võ Văn Sáng cái danh thiếp dặn
khi nào đến Đồng Nai thì gọi điện thoại cho tôi, tôi sẽ đón về nhà chơi.
Đã gần 12 giờ, chúng tôi trả phòng và
Toàn cho xe chạy ra quán Dạ Lý.Đây là một cái quán lẩu mắm nổi tiếng đông khách
của Cần Thơ.Tôi nhớ có một lần về Cần Thơ cùng với Hồ Anh Tài và nhà văn Hồ Anh
Thái.Chúng tôi ghé thăm anh Hồ Anh Tuấn (anh của Tài và Thái), lãnh đạo Sở Giao
thông-vận tải Hậu Giang.Anh Tuấn đã chiêu đãi chúng tôi món lẩu mắm cũng tại
quán Dạ Lý này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét