Trang

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

150. VỀ MIỀN SÔNG NƯỚC CỬU LONG


                       150. VỀ MIỀN SÔNG NƯỚC CỬU LONG
                                                 III

              1. ĐƯỜNG VỀ BẠC LIÊU

Phạm Toàn là người rất thông thuộc địa hình đồng bằng sông Cửu Long.Anh đã đến hầu hết các tỉnh miền sông nước này.Ở mỗi tỉnh đếu có một vài đại lý chuyên tiêu thụ các loại máy nông cơ của công ty anh. Khi tôi thấy anh không cho xe chạy theo Quốc lộ 1A đi Sóc Trăng mà anh cho xe chạy vào Quốc lộ 61 đi Hậu Giang.Toàn nói rằng đi đường này ngắn hơn. Như thế là chúng tôi đã đi qua huyện Phước Long, qua thị trấn Ngã Năm, cuối cùng ra Quốc lộ 1A ở thị trấn Phú Lộc, huyện lỵ Thạnh Trị của Sóc Trăng.Nhìn vào cột số bên đường thấy ghi: Quốc lộ 1A- Sóc Trăng 32 km. Đúng như Toàn nói đi hướng này đường ngắn hơn gần bốn chục cây số.Song hệ thống đường sá của Hậu Giang chưa được cải thiện bao nhiêu.Đường còn nhiều đoạn hẹp và nhiều ổ gà.

          Trên đường đi, Thúy Ngọc gọi điện cho Nguyễn Thị Thanh Tân, giám đốc Ngân hàng BIDV. Tân cùng học đại học một khóa với Ngọc. Sau khi ra trường Tân được điều về Bạc Liêu công tác.Tân phân công mấy cán bộ Ngân hàng gồm các cháu Thảo, Hằng và Trang ra đón chúng tôi tại Ngã Tư Quốc tế, thành phố Bạc Liêu …
          Tôi còn nhớ hơn hai chục năm trước khi tôi về Bạc Liêu vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh. Chị Năm Hạnh, phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và anh Phạm Văn Bé,phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức cho chúng tôi đi thực tế. Tôi đã được đi thăm Vườn chim, chỉ cách thành phố không đầy 10 cây số về phía biển.Đây cũng là nơi còn lại thảm rừng ngập mặn quý hiếm.Nơi thành phố này còn có đồng hồ Thái Dương – một sản vật của nhà bác vật Lưu Văn Lang (1880-1969) được xây dựng bằng gạch với xi-măng, chỉ dựa vào hướng đi của mặt trời.Chúng tôi cũng được đến thăm đồng muối.Muối Bạc Liêu không có vị đắng và chát, ít lẫn tạp chất.
          Trong câu chuyện trao đổi về lịch sử hình thành và phát triển Bạc Liêu, anh Năm Bé cho biết: Tên gọi "Bạc Liêu", đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo", có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển.  phát âm theo tiếng Hán Việt là "Bạc" và Léo phát âm là "Liêu". Ý kiến khác lại cho rằng "" là "bót" hay "đồn", còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh". Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao. Tôi nghĩ rằng tên Po Loenh có thể là chính xác. Bởi vì hai từ Bạc Liêu không có nghĩa trong từ vựng Việt Nam. Trước khi các chúa Nguyễn vào đây thì cư dân vùng này phần lớn là người Khmer sinh sống.
          Trời còn sớm, chúng tôi muốn tranh thủ đi thăm vài nơi. Trước hết là ngôi Nhà Lớn của công tử Bạc Liêu rồi sẽ thăm nhà hát Ba chiếc nón lá và khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.Các cháu đưa xe máy về cơ quan và lên ôtô cùng đi.

        2. ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT CHÍNH XÁC VỀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Đến nơi, các cháu ngân hàng xuống xe và gặp bảo vệ nói gì đó. Thanh chắn được kéo lên và cho xe chạy thẳng vào sân.Tất cả chúng tôi vào ngôi Nhà Lớn của công tử. Ngôi nhà này do kiến trúc sư người Pháp thiết kế được xây dựng từ năm 1919.Tất cả vật liệu xây dựng đều mua từ Paris. Sau ngày miền Nam được giải phóng, toàn bộ ngôi nhà bị tịch thu, giao lại cho Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu làm khách sạn.
Giờ đây Nhà Lớn chỉ để lại căn phòng trước đây công tử ở và chỉ dùng để trang hoàng và lưu giữ những cổ vật độc đáo, quý hiếm được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của công tử Bạc Liêu. Ngay ở bàn tiếp khách có ông Trần Trinh Đức, con trai công tử đang ngồi và trước mặt là một chồng sách có tên là Công tử Bạc Liêu, tác phẩm của nhà văn Nguyên Hùng do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành và nộp lưu chiểu quý 2 năm 2015, giá bìa là 70 ngàn đồng.Tôi mua 1 cuốn nhưng cháu Thúy Hằng tranh trả tiền.
Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu.
            Trần Trinh Quy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch  một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất điền nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu. Ông được người ta tặng cho ông danh hiệu là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Trạch là người Triều Châu lai.  Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố tỉnh đóng thuế điền địa. Ông đã gặp nhiều lần viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên "mến tay mến chân". Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ "tình trong như đã mặt ngoài còn e" liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rể một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là "lọt sàng xuống nia", các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ.
          Mười lăm đại điền chủ Bạc Liêu lúc bấy giờ chỉ có vài người Việt Nam.Đa phần là người Tàu, 8 người Pháp.Trần Trinh Trạch đứng số “dách” với 145 ngàn mẫu ruộng, 10 ngàn hecta ruộng muối. Đứng thứ 2 là Vưu Tung với 75 ngàn mẫu ruộng. Châu Oai đứng thứ 3 với 40 ngàn mẫu. Cao Triều Phát đứng hạng tư trước Huỳnh Hữu Phước.Kế đó là Quách Ngọc Đồng. 8 chủ Tây xếp sau với những tên Humelin, Grégoire, Gressier, Éméry…Vào thời điểm này toàn tỉnh Bạc Liêu  có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường.
          Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch gồm người con đầu Trần Trinh Đinh thường gọi là Hai Đinh, người con thứ là Trần Trinh Quy thường gọi là Ba Quy cậu út Trần Trinh Khương thường gọi là Tám Bò. Cái việc đặt tên này theo ý ông Hội đồng bởi vì ông rất khoái đặt tên con theo giống thủy tộc, gắn bó với ruộng đồng.Ông tên là Trạch thì các con ông phải là cua (đinh). Đinh tức là con cua đinh. Quy tức là con rùà. Thằng út Tám Khương cũng mang tên một loài sống dưới nước nhưng cậu là chàng trai ưa bò vào điền để o mèo nên mang một cái hỗn danh là Tám Bò.
          Ba Quy in danh thiếp chỉ có 3 dòng chữ: Trân Trinh Huy, propriétaire foncier – Bac Lieu. Hai Đinh thắc mắc, thấy danh thiếp không đề là Quy mà lại đề là Huy. Ba Huy giải thích: Huy có nghĩa là ánh sáng mặt trời và trong chữ Huy còn một nghĩa nữa là ngọc (huy thạch).Cái tên quan trọng lắm đó anh Hai à!
          Ba Huy đi Tây về có người chê là không mang được cái bằng bác sĩ, kỹ sư như bao người khác mà chỉ mang về 2 cái permis lái máy bay, lái ôtô và mấy cái bằng khen nhảy đầm Khi tranh luận với Hai Đinh, Ba Huy tỏ ra là một người biết “dĩ nông vi bổn” (lấy nông nghiệp làm gốc).Ba Huy nói rằng ông ngoại và cha có đất điền thẳng cánh cò bay, đứng đầu trên tất cả đại điền chủ Bạc Liêu. Ở bên Pháp cũng có những ông “fernier-gentilhomme” (chủ đồn điền).Họ làm đồng, làm vườn tất cả đều bằng máy.Việc diệt trừ sâu bọ thì dùng máy bay rải thuốc.Ông Hội đồng Trạch nghe con nói có lý. Thì ra thằng Ba của ông đã biết đi theo con đường riêng chứ đâu phải là đồ ăn hại! Thế là ông sẵn sàng móc hầu bao để cậu quý tử Ba Huy mua máy bay.
          Trong gian phòng mà khách sạn Công tử Bạc Liêu (của Công ty Du lịch Bạc Liêu) giờ đây giành riêng bán vé cho du khách tham quan hiện còn trưng bày một chiếc xe hơi của công tử lúc sinh thời dùng để đi thăm ruộng.Nghe nói chiếc xe này lúc đó cả miền nam chỉ có 2 chiếc, một của Ba Huy và một nữa là của vua Bảo Đại. Nhưng một sự kiện chấn động cả nước là cha con ông Hội đồng Trạch đi thăm ruộng bằng máy bay.Đó là chiếc phi cơ hiệu Aramis đặt mua từ bên Pháp.
           Tờ báo Le Courrier Saigonnaise loan tin như sau: “M. Tran Trinh Huy, propriétaire à BacLieu possède un avion et il aménager une piste d’ atterrissage sur sa propriété à CaMau”.Công tử Trần Trinh Huy sắm máy bay và làm sân đáp trong điền của công tử tại Cà Mau.Báo đăng tin bữa trước, hôm sau máy bay mới về tới Sài Gòn.Ba Huy đánh dây thép về Bạc Liêu mời ông Hội đồng Trạch lên Sài Gòn để ngồi vào chiếc máy bay mới mua và do chính tay cậu quý tử lái.Ông Hội đồng diện bộ áo dài khăn đóng.dận giày Gia Định y như đi dự đại lễ.Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất,Ba Huy lượn một vòng chung quanh thành phố rồi nhằm hướng Sóc Trăng. Ba Huy nói với cha: “Bây giờ con bay chậm lại để ba kinh lý mấy sở ruộng muối của mình ở Vĩnh Châu, Châu Thành Sóc Trăng. Ông Hội đồng thích thú nhìn xuống, một bên là những xóm ấp xum xuê cây trái, những cánh đồng lúa xanh tươi xa tít tắp. Cận biển là những ô muối trắng xóa đang vào vụ thu hoạch. Phía trái là biển mênh mông. Ông nghĩ đến câu nói của cha ông; biển bạc rừng vàng là đây.
          Sự kiện Ba Huy mua máy bay báo chí hồi đó làm ầm lên là Việt Nam lúc này chỉ có 2 người sở hữu máy bay riêng. Bảo Đại thì xuất tiền ngân khố quốc gia còn công tử Bạc Liêu thì mua máy bay bằng tiền túi của mình. Lại thêm một tin vịt nữa là Ba Huy lái máy bay lạc sang Xiêm La. Nước Xiêm bắt giũ và phạt 200 ngàn giạ lúa.Ông Hội đồng Trạch phải chở lúa trên một đoàn ghe dài dằng dặc sang Băng-cóc để chuộc cậu quý tử về ??
Image result for công tử bạc liêu xưa và nay
Chiếc máy bay Aramis của gia đinh Công tử Bạc Liêu
          Ta hãy nghe chính Ba Huy nói về những lời thiên hạ đàm tiếu về thú chơi ngông của mình:

       - Chuyện ngồi lê đôi mách là chuyện muôn đời Đông Tây đều có, mình làm phải thì biết mình làm phải, hơi đâu mà lưu ý những “miệng lằn lưỡi mối”. Cái chuyện đốt tiền để tìm tiền cho cô Bảy Hột Điều trong rạp hát. Sự thực thì cô Bảy có đánh rớt tờ bạc “con công” (năm đồng). Anh Lê Công Phước, con trai cụ Đốc phủ Lê Công Sùng, thường gọi theo tên Tây là Géorge Phước có lấy tờ “con đầm” (hai chục đồng) châm vào cái que diêm tôi vừa quẹt lên. Cô Bảy kêu lên “Bạch công tử chơi ngông quá!”.Anh Phước nói: Mình tưởng cô Bảy làm mất tờ giấy lớn “bộ lư” (một trăm đồng) chớ…”Chuyện chỉ có vậy thôi mà thiên hạ đồn là hai Bạch và Hắc công tử đốt tiền trong rạp để giành cô Bảy Hột Điều.Chuyện chơi ngông thì thú thật chúng tôi có lúc chơi ngông, thích làm cho thiên hạ chú ý. Nhưng chúng tôi là những người có ăn học, biết chơi ngông đến đâu thì dừng lại.Đâu phải đồ điên mà đem tiền ra đốt. Lại còn chuyện thi nấu một ký chè đậu xanh bằng giấy bạc “con công”giữa tôi và một tay chơi nào đó. Người nghe chắc nghĩ là Hắc công tử là thằng điên sút chuồng từ nhà thương điên Biên Hòa…

Còn một chuyện khác đồn Ba Huy đi chơi Sài Gòn thuê đến 10 chiếc xe kéo để chở nào mũ, nào ba-toong, nào cặp-táp vân vân và vân vân…Chuyện này đích thị như sau: Quan tham biện Bạc Liêu mời Ba Huy đến Tòa Bố. Và đây là một đoạn đối thoại giữa quan chủ tỉnh với Ba Huy.

 Tham biện nói:- Cái tỉnh Bạc Liêu này mang số 20 là số chót của 20 tỉnh xứ Nam Kỳ.Không phải ngẫu nhiên đâu.Nó mang số 20 là vì đứng sau cùng về mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đi tới đâu cũng thấy dân nhậu. Vì sao mà họ nhậu li bì như vậy? Là vì họ không có gì để giải trí. Cậu có thấy như vậy không?

-Xin ông Chánh đi ngay vô đề.

-Mình mới nghĩ ra một ý độc đáo.Mà phải giao cho cậu thi hành thì mới thành công. Đó là tỉnh sẽ mở kermesse (hội chợ) để đem lại không khí vui tươi…

Công tử kêu lên: -Ý hay! Mở hội chợ sẽ gây không khí vui tươi.Nhưng cho phép tôi góp thêm một ý nhỏ thôi.

-Ý nhỏ ý lớn gì, xin cứ trình bày.Tôi mời cậu tới cốt để nghe sáng kiến của một người du học tận Paris về.

-Bên Pháp ngưởi ta thường dùng hai chữ kermesse với chữ foire. Kermesse là hội chợ vui chơi giải trí hoàn toàn.Còn foire là hội chợ đấu xảo, là nơi trưng bày những đặc sản tốt đẹp nhất để chấn hưng nông nghiệp hay các nghề thủ công.Như tỉnh mình thì nên mở các cuộc đấu xảo trái cây. Mùa này ta có nhãn, ta tổ chức đấu xảo nhãn. Ngoài ra còn có khóm (thơm), bí rợ, khoai lang.Về sản phẩm phụ ta cho đấu xảo các loại rượu cất từ gạo, nếp và trái cây.

Tham biện gật gù:-Vậy ta tổ chức vừa kermesse vừa foire. Tôi giao cho cậu làm trưởng ban tổ chức, cậu nhận không? Ba Huy nhận lời và bắt tay vào công việc.

Từ Nhà Lớn đến các gian hàng Hội chợ không xa. Ba Huy đi bộ cho vui.Bất ngờ có mấy anh xe kéo chực sẵn bên ngoài cổng Nhà Lớn. Trong lúc vui vì được mọi người khen về tài tổ chức Hội chợ, Ba Huy muốn bỏ tiền ra giúp đỡ số người nghèo này. Không lẽ cho tiền như bố thí cho ăn mày, cũng không thể chỉ cho một người nên Ba Huy dừng lại đếm:

-Mấy anh có tất cả là 7 người.Vậy thì tôi mướn hết.

Mỗi xe chở một món cho có vị. Công tử ngồi lên một xe, xe kế cho vệ sĩ, xe thứ ba cho thằng cháu. Còn 4 xe Ba Huy không biết cho chở gì, bèn lột cái nón fléchet đặt lên nệm một xe, xe kế đặt cái can (ba-toong),xe áp chót đặt cái cặp da.Còn chiếc xe cuối cùng chợt thấy con chó Nhật lẽo đẽo theo sau. Cậu bồng đặt lên chiếc xe chót. Thế là 7 xe rồng rắn tới Hội chợ.

Chuyện xuất phát từ tình yêu người nghèo bỗng chốc trở thành câu chuyện đồn thổi hết sức bất lợi cho Ba Huy. Từ 7 chiếc xe kéo này thành ra đến 10 chiếc?!

. Ba Huy biết rất rõ về lá cờ tam tài xanh trắng đỏ, tượng trưng cho ba chữ Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Khác với nhiều người,đứng trước ông Tây thường tỏ ra sợ sệt khúm núm còn Ba Huy thì coi những người Pháp ở Việt Nam cũng là con người phải tuân thủ. Ba Huy thường “moi moi, toi toi” ít khi thưa bẩm. Trong khi dân ta bị thực dân Pháp cai trị thì Ba Huy lại đi thuê người Pháp làm công.Đó là ông Henri, chồng cô Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh.Henri làm quản lý điều hành

Trang 316, sách Công tử Bạc Liêu có đoạn viết: “Năm 1947, thời Việt Minh chống Pháp, ông có giúp đỡ Việt Minh thông qua lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, lúc bấy giờ là ông Hai Sớm bí danh Trần Văn Phong gồm 13 ngàn giạ lúa, thuốc men và một số vải vóc.Ngoài ra ông còn giảm tô cho tá điền từ 50%,80% thậm chí 100% đối với một số tá điền có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời ông đã thực hiện đúng lời hứa và được Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận ông không làm tay sai cho Pháp đến cuối cuộc đời của ông”.

 

Rời Nhà Lớn công tử Bạc Liêu chúng tôi được các cháu dẫn đi tham quan Nhà hát 3 chiếc nón lá.

 

3.THĂM NHÀ HÁT BA CHIẾC NÓN LÁ

 

Năm ngoái trên tờ báo Người Cao tuổi do Kim Quốc Hoa làm tổng biên tập cò bài phê phán công trình nhà hát Cao Văn Lầu gây lãng phí lớn của tác giả Nghiêm Thị Hằng. Tôi thực sự ít quan tâm. Vì lãng phí đã trở thành căn bệnh trầm kha. Do lãng phí mà nợ công lút đầu, mỗi người dân phải gánh chịu trên 26 triệu đồng!!! Lần này, may mắn là chúng tôi được tận mắt nhìn thấy 3 chiếc nón lá khổng lồ úp trên miền đất công tử Bạc Liêu.

 

Các cháu ngân hàng Bạc Liêu và ông bà Xuân Bảo cung con gái Thúy Ngọc

Các cháu ngân hàng Bạc Liêu nói: giờ này 3 chiếc nón lá vẫn chưa làm xong cho nên hai bác cũng không nên tới đó làm gì.Vì lý do đó tôi càng muốn biết rõ về công trình này: Tháng 4 năm 2014, lần đầu tiên nước ta có Festival Đờn ca Tài tử.Bạc Liêu đã đưa công trình Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật vào danh sách phục vụ sự kiện văn hóa này. Đến ngày khai mạc Festival, nhà hát 3 chiếc nón lá chưa làm xong nên phải chuyển một số hoạt động sang nhà thi đấu đa chức năng của tỉnh. Trước tình hình đó, để tạo mỹ quan nhà chức trách đã thu dọn công trình, cho trồng vài ba cây cảnh xung quanh làm cho thiên hạ tưởng nhầm là nhà hát đã hoàn thành.

Ba chiếc nón lá đặt hướng mái vào nhau. Tổng diện tích là 2.262 mét vuông, chiều cao đến chóp nón là 24 mét 25, đường kính mỗi cái nón là 45 mét 15, mái lợp bằng chất liệu composite.Tổng kinh phí được dự trù khoảng là 222 tỷ đồng. Dù mới xong phần thô nhưng ngày 19 tháng 4 năm 2014 Ủy ban tỉnh đã Xác lập kỷ lục Việt Nam. Cùng với việc xác lập kỷ lục nhà hát Ba chiếc nón lá, trong khuôn viên quảng trường Hùng Vương mô hình cây đàn kìm cách điệu, biểu tượng văn hóa Bạc Liêu trị giá tiền tỷ cũng được dựng lên. Cây đàn có chiều cao là 18mét 6 dược dựng trên 5 cánh sen trong hồ nước hình ngôi sao năm cánh, nằm đối diện với 3 chiếc nón lá.

 

 

Tỉnh Bạc Liêu báo cáo Thủ tướng đã sử dụng 67 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, còn thiếu khoảng 155 tỷ đồng, kiến nghị chính phủ hỗ trợ, Với số tiến này, một tỉnh thuần nông như Bạc Liêu rất khó xoay xở.

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ những sai phạm liên quan đến Nhà hát 3 chiếc nón lá.Một là Chính phủ chưa ý kiến tỉnh đã quyết định đầu tư. Hai là việc chỉ định thầu sai quy định. Ba là nếu Trung ương không hỗ trợ 155 tỷ đồng sẽ dẫn đến tình trạng nợ đọng. Đó là chưa kể đến hàng loạt sai phạm khác như sai đơn giá định mức làm tăng giá trị gói thầu, chi phí quản lý dự án trên 578 triệu đồng, tính toán sai khối lượng lên tới 3 tỷ đồng…Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xem xét kiểm điểm xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến những sai phạm tại công trình Ba chiếc nón lá.

 

                  

Công trình Nhà hát 3 chiếc nón lá hiện nay vẫn tiếp tục hoàn thiện

 

Tỉnh Bạc Liêu báo cáo Thủ tướng đã sử dụng 67 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, còn thiếu khoảng 155 tỷ đồng, kiến nghị chính phủ hỗ trợ, Với số tiến này, một tỉnh thuần nông như Bạc Liêu rất khó xoay xở.

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ những sai phạm liên quan đến Nhà hát 3 chiếc nón lá.Một là Chính phủ chưa ý kiến tỉnh đã quyết định đầu tư. Hai là việc chỉ định thầu sai quy định. Ba là nếu Trung ương không hỗ trợ 155 tỷ đồng sẽ dẫn đến tình trạng nợ đọng. Đó là chưa kể đến hàng loạt sai phạm khác như sai đơn giá định mức làm tăng giá trị gói thầu, chi phí quản lý dự án trên 578 triệu đồng, tính toán sai khối lượng lên tới 3 tỷ đồng…Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xem xét kiểm điểm xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến những sai phạm tại công trình Ba chiếc nón lá.

Tôi nói với giám đốc BIDV Nguyễn Thị Thanh Tân: Ngân hàng mạnh dạn cho vay để hoàn thiện công trình, chứ nếu để kéo dài thì biết đến bao giờ khán giả mới được vào xem Dạ cổ hoài lang. Giám đốc Tân ngao ngán lắc đầu!

 

 

4.ĐẾN VỚI TÁC GIẢ  “DẠ CỔ HOÀI LANG”

 

Nhân dân Việt Nam rất đỗi tự hào với nền âm nhạc mang đậm tính dân tộc của

 mình. Bắc Bộ có chèo và dân ca quan họ…Trung Bộ có nhã nhạc cung đình và các điệu hò …thì Nam Bộ ngoài các điệu lý còn có thêm bộ môn cải lương.Đó là bản Dạ cổ hoài lang của tác giả Cao Văn Lầu mà sau này phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương.

 

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu thường gọi theo thứ là Sáu Lầu (1890 – 1976) được sinh ra tại xóm Cui, làng Chí Mỹ,sau sáp nhập với làng Thuận Lễ thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.

Năm lên sáu, vì gia cảnh quá nghèo nên cả gia đình xuống ghe đi tìm đất khác sinh sống. Ông bà Chín Giỏi (ba mẹ Sáu Lầu) đến tá túc trên đất người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu).Sau 9 tháng lại phải dời sang xã Xà Phiên (Hậu Giang) khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm sau, hơn 40 công ruộng nhờ chịu thương chịu khó, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được lại bị địa chủ chiếm đoạt.

Ông bà Chín Giỏi lại dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục khẩn hoang.Nhưng rồi số đất này cũng về tay người khác.

Thương tình cành trắng tay của ông Giỏi, vị hương sư tên Chơn ở làng Vĩnh Lợi,tổng Thạnh Hòa cho ông cất một căn chòi lá trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An, nay thuộc phường 2 thành phố Bạc Liêu.

Trụ trì chùa này là hòa thượng Minh Bảo đề nghị gia đình cho Sáu Lầu lúc này mới 8 tuổi vào chùa vừa kinh kệ vừa được học chữ Nho.Năm 1903, ông Chín Giỏi xin nhà chùa cho Sáu Lầu về nhà học chữ Quốc ngữ. Sáu Lầu học đến lớp nhì nhị niên (cours moyen 2è année) thì nghỉ học.

Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị xin học đàn.Thầy Hai Khị ở xóm Rạch Ông có tên là Lê Tài Khí, tục gọi là Nhạc Khị. Tuy bị mù cả hai mắt và có tật ở chân nhưng ngón đàn của ông thì thật điêu luyện.Nhờ say mê âm nhạc và có năng khiếu và sự chỉ dạy tận tình của thầy, Sáu Lầu mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn kìm, đàn có, đàn tranh , trống lễ và trở thành một nhạc công nòng cốt của ban Cổ nhạc của thầy.

23 tuổi Sáu Lầu cưới vợ và sáng tác đầu tay là bản mang tên Bá Điều, sau đổi lại là Thu Phong, gồm 8 câu nhịp bốn.Về sau soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.Năm 1917 ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu theo chủ đề thầy Nhạc Khị đề xướng là “Chinh phụ vọng chinh phu”.Đề tài được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn.

Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương người vợ hiền bị gia đình bắt phải chia tay do nàng chưa có con..Là người con có hiếu Sáu Lầu đành trả vợ về bên ngoại,nhưng hễ gặp dịp là ông ghé qua thăm vợ,có bao nhiêu tiền ông đưa cho vợ hết.Cũng may,sau đó vợ ông thụ thai và 2 người lại được sum họp.

  Bản nhạc này được đưa ra soạn lại. Bạn đồng môn là ông Ba Chột góp ý, bỏ bớt 2 câu trùng lắp.Bản nhạc còn lại 20 câu nhịp đôi.

Tết Trung thu Mậu Ngọ, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918.ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc này lúc đó chưa có tên chính thức.Trong đêm hôm đó, Thầy Nhạc Khị nhờ nhà sư Nguyệt Chiếu đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư là một nhà Nho thông kim bác cổ nói: “Tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là “Dạ cổ hoài lang”. (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đó bài ca này được lan truyền nhanh chóng. Bản Dạ cổ hoài lang mà sau này phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương.

Và đây là bản Dạ cổ hoài lang hiện trưng bày tại Nhà lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

 

 

           

 

 

                     Li bài ca  DẠ CỔ HOÀI LANG

 

Bản Dạ cổ hoài lang trưng bày trongKhu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu 

 

 

 

















              Bản Dạ cổ hoài lang chuẩn:

1.           Từ là từ phu tướng
2.            Báu kiếm sắc phong lên đàng
3.           Vào ra luống trông tin chàng
4.            Năm canh mơ màng
5.           Em luống trông tin chàng
6.            Ôi gan vàng quặn đau 
7.           Đường dầu xa, ong bướm
8.           Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9.           Đêm luống trông tin chàng
10.      Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
11.      Vọng phu vọng luống trông tin chàng
12.      Lòng xin chớ phụ phàng
13.      Chàng là chàng có hay
14.      Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15.      Bao thuở đó đây sum vầy
16.      Duyên sắc cầm đừng lợt phai.
17.       Là nguyện cho chàng
18.      Hai chữ an - bình an
19.      Trở lại gia đàng
20.      Cho én nhạn hiệp đôi.
  Ký âm cổ nhạc:
          (theo loại đàn dây Bắc)
     Hò lìu xang xê cống
     Líu cống líu cống xê xang
     Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
      Liu xế xang xự xề xang lìu hò
      Xừ liu xáng ũ liu cống xề
      Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
      Hò lìu xang xang xế cống
      Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
      Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
      Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
      Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
      Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
      Xừ xang xừ cống xế
      Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
      Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
      Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
      Hò xự cống xê xang hò
      Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
      Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
       Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu.

    Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm
lê lên  tới 7 cung thuộc hệ thang ai oán.




 


 

Cùng với việc xác lập kỷ lục nhà hát Ba chiếc nón lá, trong khuôn viên quảng trường Hùng Vương mô hình cây đàn kìm cách điệu, biểu tượng văn hoa1Bạc Liêu trị giá tiền tỷ cũng được dựng lên. Cây đàn có chiều cao là 18mét 6 được dựng trên 5 cánh sen trong hồ nước hình ngôi sao năm cánh, nằm đối diện với 3 chiếc nón lá.

Mô hình Ban nhạc Đờn ca Tài tử trưng bày trong Khu Lưu niệm Cao Văn Lầu



Giám đốc Tân bận họp chiều mới xong cho nên điện thoại cho các cháu Trang, Thảo, Thúy Hằng dẫn đoàn của Thúy Ngọc ra Khu du lịch sinh thái Hồ Nam trước. Đây là một trong 6 điểm du lịch tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí đắc địa về phong thủy với hồ nước rộng đến 12 mẫu tây, có các dịch vụ vừa hiện đại vừa mang đậm tính dân dã truyền thống của Bạc Liêu.          Gần tối, trời bắt đầu mưa nặng hạt. Chúng tôi cùng ngồi trong một nhà hàng trông ra mặt hồ. Các cháu ngân hàng gọi món. Một lúc sau vợ chồng Tân và con gái Linh Đan đến. Tân gửi Linh Đan đi chơi Cà Mau với dì Ngọc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét