Trang

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

218. MỘT KỶ NIỆM VỚI ĐIỆN ẢNH VN


218.MỘT KỶ NIỆM NHỎ VỚI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM.

Hồi ức của nhà thơ Xuân Bảo

Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 147/SL.

Ngày 15/3/1953, giữa Thủ đô Gió ngàn, tại khu Đồi Cọ, bản Bắc thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL đặt Phòng Điện nhiếp ảnh trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành “Doanh nghiệp Quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” - tiền thân của Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam chính thức ra đời và từng bước phát triển.
Trên hành trình bôn ba khắp năm Châu để tìm đường cứu nước, vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, Bác Hồ đã được tiếp cận với nền điện ảnh thế giới. Bác đã hiểu rất sâu sắc vai trò và sự tác động mạnh mẽ, trực tiếp, sâu rộng và phổ cập của loại hình nghệ thuật điện ảnh. Bên cạnh tư duy mẫn tiệp, sự nhìn xa trông rộng của một nhà chiến lược văn hóa kiệt xuất, Bác còn là “bạn đồng nghiệp” rất thân thiết và gần gũi đối với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên.
Năm 1953, thời điểm này, cuộc “kháng chiến trường kỳ chống Pháp” của nhân dân ta vào giai đoạn quyết liệt nhất. Quân dân ta chuyển giai đoạn từ “phòng ngự” sang “tổng phản công”. Trên toàn chiến trường Đông Dương, tướng Henri Navarre co cụm lại và xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ. Nhưng rồi “kế hoạch Navarre” cũng tan thành mây khói!
 Nhân dân Liên Xô đặc biệt quan tâm và viện trợ vô điều kiện cho Việt Nam. Trong lĩnh vực điện ảnh Việt Nam được đón tiếp nhà đạo diễn và quay phim nổi tiếng Roman Lazarevich Karmen.
Đối với nền điện ảnh cách mạng Việt Nam non trẻ, R. L. Karmen như người thầy, người anh, người bạn lớn. Bộ phim "Việt Nam" của ông đã để l1 lợiại dấu ấn và những kinh nghiệm sâu sắc cho nền điện ảnh Việt Nam.Sau này đổi thành “Việt Nam trên đường thắng lợi”.Đây là bộ phim màu đầu tiên.
 Ngày 18-7-1955, đạo diễn Roman Karmen vinh dự được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
Roman Karmen (1906 - 1978) là một trong những nhà làm phim tài liệu vĩ đại nhất thế kỷ XX. Cuộc đời nghệ thuật của ông rất đa dạng trong các vai trò: Đạo diễn, biên kịch, quay phim, nhà báo, nhà sư phạm điện ảnh. Những thước phim tư liệu mà Karmen để lại thật sự là những thiên anh hùng ca huyền thoại. Ông là người viết sử bằng máy quay.
Đạo diễn Roman Karmen cùng hai đồng sự Xôviết Evghenhi Mukhin và Vladimia Echurin được Nhà nước Liên Xô giao nhiệm vụ sang Việt Nam làm phim tài liệu vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Được sự chỉ dẫn của Bác Hồ, sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp và nhân dân Việt Nam, Karmen đã miệt mài lao động, hoàn thành xuất sắc bộ phim màu "Việt Nam" (1954) ghi lại những giây phút hào hùng nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những năm tháng hòa bình đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.
Tháng 10/1954, từ chiến khu Việt Bắc, Roman Karmen về Hà Nội để chứng kiến giờ phút bộ đội ta tiếp quản Thủ đô. Theo lời kể của ông Lưu Phúc Thái, sĩ quan liên lạc dẫn đường cho đạo diễn Roman Karmen ở Hà Nội, đoàn làm phim đi trên 3 chiếc xe Commăngca, xuất phát từ làng Vòng lúc 5h30 sáng ngày 9/10, tiến vào trung tâm thành phố. Đường phố Hà Nội vắng vẻ, chỉ có những người lính Pháp chuẩn bị cho cuộc ra đi vĩnh viễn... Chợt Karmen muốn được quay cảnh bối rối của lính Pháp trước giờ rút khỏi Hà Nội nên đoàn làm phim tiến vào khu Cột Cờ, điểm không có trong kịch bản. Đến 16h30 cùng ngày, khi những chiếc xe cuối cùng của quân Pháp rút qua cầu Long Biên, Karmen quay cảnh nhân dân Hà Nội đổ ra đường với ngập tràn cờ hoa. Người người rộn ràng theo đoàn quân giải phóng tiến về Bờ Hồ. Đoàn xe của Karmen đi đầu, ông đứng trên xe, hiên ngang giữa rừng cờ hoa. Nhân dân reo hò và vị đạo diễn đã hướng ống kính máy quay ghi lại những hình ảnh cảm động ấy.
Sau bộ phim "Việt Nam", Karmen còn viết 2 cuốn sách về những kỷ niệm ở Việt Nam "Ánh sáng trong rừng sâu" (1957) "Việt Nam chiến đấu" (1958) với nhiều câu chuyện hay và cảm động. Ông cho biết, hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến vào tiếp quản Thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo người dân Hà Nội là cảnh quay đẹp. Ông đã chuẩn bị cho những cảnh quay này rất kỹ với một niềm ưu ái và cảm hứng vô bờ. Karmen viết: "Bảy tháng ở Việt Nam, thời gian trôi nhanh đến mức không kịp nhận ra những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh đã qua, những ngày hòa bình đầu tiên đã đến. Trong tôi không thể nào phai mờ được những kỷ niệm về các cuộc gặp gỡ với nhân dân Việt Nam, những trẻ em, bộ đội, du kích, những bộ trưởng, thầy giáo, công nhân, nông dân… Lần đầu tiên trong đời, tôi đến đất nước và suốt đời tôi còn yêu mến nó".

Tôi thi vào Trường Điện ảnh đầu tiên.

                    Đầu năm 1958, tôi đang thực tập tại nhà Máy xay Đáp Cầu (Băc Ninh) thì nhận được Giấy báo dự tuyển vào Trường Điện ảnh Việt Nam, khóa đào tạo đạo diễn và diễn viên đầu tiên. Tôi xin được nghỉ phép năm và tức tốc về Hà Nội. Tôi về ở tại nhà ba me nuôi của tôi là ông bà Vũ Văn Thư tại 20 ngõ Yên Ninh (Ba Đình).
          Ngày hôm sau (tôi không nhớ rõ là ngày nào) tôi đến nơi khảo thí. Ngôi nhà này nằm trên đoạn đầu đường Trần Phú, gần đường xe lửa. Phía sau là ngôi biệt thự 24 Cột Cờ, nơi ở của 2 nhà thơ lớn Cù Huy Cận và Xuân Diệu.
           Xuân Diệu có câu thơ nhắc nhở thiên hạ: “Nhà tôi 24 Cột Cờ/Ai yêu thì đến hững hờ thì thôi’. Tại đây tôi có vinh dự được làm quen với “ông phán finance Mỹ Tho Ngô Xuân Diệu” * và được nhà thơ tặng 2 tập thơ vừa mới xuất bản. Đó là tập Một Khối Hồng và tập Riêng Chung.Thời gian này tôi cũng chập chững bước vào Làng Thơ. Có lần tôi rụt rè đưa bài thơ mới làm cho thi sĩ. Ông xem xong, vò nát vứt vào sọt giấy loại! Tôi không tự ái mà 2 năm sau, tôi lại tới “24 Cột Cờ” đưa cho ông xem bài thơ của tôi đăng trên Người Hà Nội. Lần này, khi xem xong, ông chỉ phán có hai từ “Được đấy”!
. Cùng lớp đi thi đầu tiên này tôi có quen biết với Huy Phương, Lâm Tới, Tuệ Minh, Ngọc Lan, Minh Châu, Thượng Soạn, Bích Được và rất nhiều người khác, tôi không biết hết. Người thầy chấm thi là nghệ sĩ Huân công Mônakhov của Liên Xô. Tôi thi đến vòng “tiểu phẩm” thì bị loại.
*Nhà thơ Xuân Diệu có thời làm công chức “tài chính, thường gọi là ông phán finance tỉnh Mỹ Tho”.





Tôi đi đóng phim truyện “Lối rẽ trái trên đường mòn”.

Năm 1985, sau 27 năm thi hỏng vào ngành điện ảnh thì đột nhiên tôi được nhà đạo diễn - nghệ sĩ nhân dân Huy Phương cất công từ Hà Nội vào mời tôi tham gia đóng phim “Lối rẽ trái trên đường mòn”.
Đây là bộ phim nói về đề chủ đề công nghiệp hóa. Kịch bản văn học của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nguyễn Mạnh Tuấn trước đó đã có kịch bản phim Đứng trước biển, chuyển thể từ tiểu thuyết Cù lao Chàm của cùng tác giả. Trên bảng giới thiệu phim có đạo diễn Huy Thành, phó đạo diễn Nhật Ninh, quay phim Lê Đình Ấn, âm nhạc Hồng Đăng. Các vai chính: Lâm Tới. Kim Chi, Kim Thành. Các vai khác có Lê Cung Bắc, Xuân Bảo, Ngọc Bích…Tôi được giao vai Chánh Thanh tra Bộ (Công nghiệp Nặng). Thời lượng là 97 phút. Con gái thứ hai của tôi Nguyễn Thúy Ngọc được phân công đóng vai quần chúng - công nhân của nhà máy Luyện Cán thép. Bối cảnh và phim trường  được chọn là Nhà máy Luyện Cán thép Vicasa nằm trong Khu Công nghiệp Biên Hòa.
Hiện tại trên Trang Phim hay Điện ảnh có Phim Lối rẽ trái trên đường mòn dược xếp vào danh mục “Phim Việt Nam cũ hay nhất”.













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét