Trang

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

148.BA BÀI THƠ DỰ TRẠI VIẾT 2015

        148.BA BÀI THƠ DỰ TRẠI VIẾT VỀ NÔNG THÔN MỚI
                                                                  
             LẠY TRỜI MƯA XUỐNG
1
Trái đất này ba phần tư là nước
Nước có mặt khắp biển cả sông ngòi
Nước nuôi sống cỏ cây và con người
Thiếu nước  hành tinh  này không sống được

Trời đất phân định bốn mùa rõ rệt
Chúng ta sống với Xuân Hạ Thu Đông
Chúng ta sống với lũ lụt bão giông
Chúng ta sống với ngày hè cháy bỏng

Nguồn nước vẫn luôn luôn là người bạn
Cho ruộng đồng đất không nẻ chân chim
Cho bầu trời thổi cơn gió dịu êm
Cho con ve sầu hát khúc mùa hạ

“Lạy trời mưa xuống! Lạy trời mưa xuống!”
Con cóc, “Con cóc là cậu ông trời”
Hãy gọi mưa về,  cây cỏ tốt tươi
Cho những lòng suối không trơ sỏi đá!
                                   
2.        

Anh  tìm em trong cơn mưa tầm tã
Từng giọt mưa mềm ướt áo em tôi
Tiếng sấm vang rền ở cuối chân trời
Trên đầu ta  đám mây đen vần vũ

Mưa, nơi đâu cũng có nhiều tên gọi
Sài Gòn đó, Đồng Nai mưa từng cơn
Hà Nội mưa rào, mưa bụi, mưa phùn
Huế mưa dầm ướt đẫm hoàng thành cổ

           Anh đưa em về lối mòn ngày đó
Hàng  Đào, Hàng Ngang chốn này năm xưa
Chiều nay Hồ Gươm  có một cơn mưa
Để em nép vào anh cho khỏi lạnh

Mưa, nước dâng sông Đồng Nai cuồn cuộn
Thủy điện trào lâp lánh ánh dương mai
Vườn Cát Tiên ngơ ngác những bầy nai
Hồ Suối Cao tung tăng con cá nhảy

     3

Nhâm Mùi, năm nay trời làm hạn hán
Đã sáu tháng rồi thác dốc đồi nghiêng
Người mong cơn mưa  mỏỉ  mòn con mắt
Rẫy nương đói giọt nước triền miên

“Nước khe cạn bướm không lay lèn đá”*
Mồ hôi đổ, tay chai sạn khơi dòng
Nước cạn khô trong những chiếc giếng ngầm
Vẫn không tài nào tìm ra giọt nước!

Em cùng anh lên bức vườn của mẹ
Nhìn cây cà phê héo rủ mà buồn
Vẫn oi nồng khi nắng đã dần buông
Mưa, mong sao mưa, nào ai biết được?

Lạy trời mưa xuống! Lạy trời mưa xuống!
Lạy khắp bốn hướng, lạy khắp mười phương!
Lạy Cậu ông trời, hãy rủ lòng thương
Ngừng ngay đi chuỗi ngày dài hạn hán!
Xuân Bảo
*Mượn ý thơ Phạm Tiến Duật”Trường Sơn Đông,Trường Sơn Tây”




EM VỀ THƯA VỚI MẸ CHA

          Em về thưa với mẹ cha
          Về Thành Tuy Hạ cùng ta một thời
          Kho bom Mỹ cháy rực trời ,
          Thăm trận địa cũ Vườn Xoài năm xưa
Thăm Vĩnh Thanh,thăm vườn dừa
Thăm làng Phú Hội,  đền thờ oai linh
Còn đây tên Hồ Chí Minh
Nắng lên  rực rỡ quê mình em ơi!
Dù cho vật đổi sao dời
Thì Đồng Nai vẫn xanh tươi bốn mùa

Em về thưa với mẹ cha
Biên Hòa vang dậy lời ca hào hùng
Xuân Lộc, Long Khánh đón mừng
Nông thôn đổi mới tưng bừng từ đây
Mái trường rợp bóng cờ bay
Có con bướm đậu hàng cây mới trồng
Vườn cao su đón nắng hồng
Điện về thắp sáng một vùng nghèo xưa

Em về thưa với mẹ cha
Ra giêng  có một mùa hoa thắm nồng
Chúng ta nên vợ nên chồng
Ta về xây mới con đường ngày xưa
Bụi khi nắng,lầy khi mưa
Ta về ươm mấy vườn dừa, sầu riêng
Ngày xuân rộn rã cồng chiêng
Ta về với Mẹ Cát Tiên rừng già
Đây Phú Lý, đó Mã Đà  .
Có nghe tiếng sấm vỡ òa chiều mưa?
Long Khánh,Ngày thăm lại chiến trường xưa. 21/4/201



         KHÁT VỌNG

Từ ngày cha ông mở cõi
Cù lao đây, nước dâng đầy
Công lao của người đi trước
Nông Nại Đại Phố đông vui

Dòng sông một thời sóng dậy
Dựng Lũy cản tàu giặc Tây*
Đền thờ Tam công còn đó
Mãi ghi dấu chiến công này!

Chia đôi thành hai dòng nước
Như vòng tay của mẹ hiền
Ôm đôi bờ Cù lao Phố
Vẫn lưu luyến hợp rồi tan

Những tiền nhân đi vỡ đất
 Với công sức bàn tay trần
Khai hoang dựng làng lập ấp
Đất đã cho những mùa vàng

Từng đi qua  mùa lụt lội
Dòng nước vẫn êm đềm trôi
Đồng Hiệp Hòa xanh tươi mãi
Thơm cơm hạt ngọc của trời,
  

Dòng sông từ miền ký ức
Vọng về tiếng của người xưa 
 Giữa đôi bờ thao thiết chảy
Thiên nhiên hai mùa nắng mưa

Dòng sông mang niềm khát vọng
Tự nhiên chảy giữa dòng trôi
Mãi mãi muôn đời sức sống
Ân nghĩa sâu nặng, người ơi!
                                                Xuân Bảo
Tôi buồn, tôi biết vì sao tôi buồn” (Xuân Bảo)
Những ngày Phước Long Giang cuộn sóng.
Trấn Biên gần đến tiết Tiêu mãn,Ất mùi.
                         Biên Hòa, ngày 9 tháng 5 năm 2015.
__________________
         *Lũy cản bằng đá do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cản tàu Pháp


                                                                                                                                   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét