Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

150.Về miền sông nước Cửu Long/(phần II)

             


           

                                               PHẦN THỨ HAI.

                      150. VỀ MIỀN SÔNG NƯỚC CỬU LONG.
                                         
                                                            I

1.TRỞ LẠI CHẶNG ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM.

     Đi trong đêm. Trời mát dịu. Thành phố Sóc Trăng thanh bình, yên ả, ít xe cộ và người đi ngoài đường. Sóc Trăng là địa phương có 2 loại bánh đặc sản, bánh pía và bánh bao. Toàn dừng xe vào mua bánh ở một quày vệ đường. Đến đây tôi lại nhớ về thời làm báo. Tôi nhớ anh Diệp Kỉnh Tần, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng. Anh bố trí cho chúng tôi đi viết về nông thôn. Sau khi ở Sóc Trăng về tôi có cái bút ký Giàu lên nhờ trồng nấm rơm, viết về một chị nông dân Khmer mắc bệnh hiểm nghèo và gia đình có quá nhiều khó khăn. Chị không kham nổi công việc ruộng rẫy nên đã chuyển sang nghề trồng nấm rơm. Chỉ vài năm sau, gia đình chị thoát nghèo và còn giúp đỡ bà con lối xóm làm giàu từ những cọng rơm với hàng chục tấn nấm rơm xuất khẩu. Anh Diệp Kỉnh Tần cùng đi với chúng tôi về Vĩnh Châu, quê hương của cây hành tím. Tôi đã viết tác phẩm “Cây hành tím và tấm lòng người đại biểu. Đây chính là chân dung của đại biều Quốc hội Diệp Kỉnh Tần.
Lần thứ hai, tôi về thăm anh thì anh đã ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới: thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những ngày đó ở Sóc Trăng, chúng tôi được các anh ở Tỉnh ủy, Ủy ban đón tiếp rất nồng hậu và được đi thăm thú nhiều nơi và đi vãn cảnh chùa. Đặc biệt là chùa Mã Tộc ở Mỹ Xuyên.
 Chùa Mã Tộc ,tên Khmer là Wathsêrâytecho Mahatup, được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.
  Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi phần lớn có sải cánh từ 1 mét đến 1,2 mét, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 mét. Chúng treo ngược mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày, đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa lắm. 
    Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ Cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long.

                     Cổng chính vào chùa
***

            Sóc Trăng là một tỉnh ven biển nằm ở cửa Nam sông Hậu, tại hai cửa Định An và Trần Đề, (Sách Atlat của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì viết là Cửa Tranh Đề?), cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Đây là vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp  Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ đưa người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.
   Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Phiên âm ra Việt ngữ là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)
    Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc  người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."
     Tôi lại tỷ mẩn lục tìm trong sử sách để hiểu rõ miền đất mới 300 năm về trước. May mắn tôi có trong tay cuốn sách Chân Lạp phong thổ ký của tác giả Châu Đạt Quan. Châu Đạt Quan, hiệu là Thảo Đình Di Dân, quê ở huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang. Dưới triều nhà Nguyên (1295 – 1368), ông theo phái đoàn sứ giả sang Cao Miên đang triều vua Cindravarman và ở lại đó 1 năm. Ông đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về hành trình xuyên qua miền nam Việt Nam (hiện nay) để lên Lục Chân Lạp về mọi sinh hoạt của người dân bản xứ.
 Xưa kia, Cao Miên là một nước nhỏ của Vương quốc Phù Nam ở vùng biển phía nam. Nước Chân Lạp (Tchen-La) cũng gọi là Chiêm Lạp, tên bổn xứ là  Cam Bội Trí (Kan-po-tche). Phái bộ sứ giả cáo tri lệnh của hoàng đế Thành Tông xuất phát từ bến Ôn Châu đi qua Quảng Đông vuợt biển Bảy hòn đảo (Thất Châu dương, đi ngang qua biển An Nam (Giao Chỉ dương – Kiao Tche Yang) và đến xứ Chiêm Thành (Tchan Ch’eng). Nhờ thuận gió, 15 ngày sau phái bộ đến thị trấn Chân Bồ, (Tchen-p’ou) vùng Cap Saint Jacque hay Bà Rịa sau này, đó là biên giới xứ Chân Lạp. Ông Châu Đạt Quan nói rằng:…”Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được…” Cửa thứ tư chính là cửa sông Tiền lên Mỹ Tho ngày nay. Ông Châu Đạt Quan đã từng đi qua Thủy Chân Lạp và ghi vào tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký 40 tiểu mục. Lục Chân Lạp có những công trình tuyệt tác như Angkor Vat, Angkor Thơm, Phnom Ba Kheng, tượng Bayon 4 mặt dược ông ghi lại khá ti mỉ. Song tên địa danh thì có phần không đủ.  Những địa danh của các tỉnh miền Tây trong Ký sự của tôi đều được tra cứu kỹ theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy như: Prek Rusey hay Kintho là Cần Thơ, Po-loenh là Bạc Liêu, Sa Đéc là Phsar Dek, Trà Vinh là Préah Trapéang, Cà Mau là Tưk Kha-mau, Sóc Trăng là Srok Kh’leang…Riêng đất Châu Đốc, Hà Tiên có tên là Tầm Phong Long (Kom-pông Long) do hai cha con ông Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích khai phá và dâng cho chúa Nguyễn.

1.     VỀ AN GIANG ĐẾN VỚI  MỘT VÙNG ĐỊA LINH NHÂN KIỆT.

Đoạn Quốc lộ 1A từ Cà Mau trở về Cần Thơ này dài 180 cây số đã được nâng cấp và mở rộng. Cầu cũng được làm mới. Có những cây cầu đang giai đoạn hoàn thiện. 22 giờ khuya, chúng tôi đến thành phố Cần Thơ. Kỹ sư Toàn là người nắm rõ từng con đường Miền Tây. Tôi cứ tưởng phải đi theo con đường 91, mà ngày trước tôi thường về Long Xuyên để viết bài, tức là con đường từ bắc Cân Thơ đi vào thành phố một đoạn rồi rẽ tay phải, hướng đi Trà Nóc, Bình Thủy cặp bờ sông Hậu. Toàn nói: Bây giờ, chúng ta cũng theo Quốc lộ 91, nhưng là 91 B để rút ngắn đoạn đường. Về gần chính trung tâm Cần Thơ, Toàn cho xe rẽ trái vào thành phố rồi đi vào một con đường mới thi công, còn thơm mùi nhựa mới. Xe qua rất nhiều cầu lớn nhỏ bắc qua các con rạch, con kênh của quận Bình Thủy. Khi gần đến Thốt Nốt thì 91B nhập vào 91 cũ.
 Đến chặng này làm tôi nhớ lại ngày trước khi đi viết về Cần Thơ, anh Lê Văn M., thư ký đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đưa chúng tôi thăm nhà cổ Bình Thủy. Đây là ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây. Cần Thơ hiện còn 70 ngôi nhà cổ, mang giá trị văn hóa lịch sử. Nhà cổ Bình Thủy là của gia đình họ Dương, xây dựng từ năm 1870, mang kiến trúc Pháp là sự kết hợp giao lưu văn hóa Đông – Tây. Ngôi nhà rộng năm gian hai chái với hàng cột gỗ lim đen bóng. Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ - đen lát nền và hàng rào sắt đúc đều được mua từ bên Pháp chở sang. Cách bài trí dù mang phong cách Tây Âu, nhưng gian thờ chính vẫn theo phong cách Á Đông. Ông Dương Minh Hiền, hậu duệ đời thứ sáu của họ Dương đang kế thừa và giữ gìn ngôi nhà của tổ tiên để lại. Nơi đây còn là nơi lưu giữ được một vườn lan quý hiếm và hiện còn một cây xương rồng Mexico Kim Lăng trụ cao đến 10 mét. Cây xương rồng này đã đơm hoa một lần duy nhát vào năm 2005. Trong ngôi nhà còn giữ lại được những món cổ vật quý. Đó là bộ salon kiểu Pháp từ đời vua Louis thứ 15 và hai bộ bàn ghế Trung Hoa, mặt bàn bằng đá cẩm thạch vân xanh, đường kính 1 mét rưỡi, những chùm đèn bạch đăng và nhiều thứ khác như cặp ngà voi châu Phi, (đã giao cho Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh), bình thượng ngọc men xanh, cao 1 mét 20 phân.  Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt văn hóa cũng như tiến trình phát triển dưới nhiều tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhà làm phim đã chọn Nhà cổ Bình Thủy làm phim trường cho bộ phim Người tình (l’ Amant) của Pháp, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Marguerit Duras. Bà M. Duras cũng là người tình của Đức ông Huỳnh Thủy Lê, một đại điền chủ lương thiện tại Sa Đéc. Nội dung của tác phẩm kể về một chuyện tình có thật giữa một thiếu nữ người Pháp và một người Hoa giàu có. Chuyện tình của họ bắt đầu từ cuộc gặp gỡ bất ngờ trên con sông quê. Chàng thanh niên Hoa 30 tuổi gặp một cô gái trẻ người Pháp 15 tuổi trên một chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc, khi cô theo ba mẹ đến làm việc ở Việt Nam.
 Tuy nhiên, sau khi cả hai gia đình phát hiện ra mối quan hệ đó, tình yêu của họ bị cấm đoán. Không thể chống lại định kiến của hai gia đình, người thanh niên phải cưới một người đồng hương do cha mẹ chỉ định, còn cô gái trẻ quay trở lại Pháp. Một thập kỷ trôi qua, người thanh niên qua Pháp và muốn gặp lại người cũ, lúc này đã là một nhà văn nổi tiếng, hai người liền nhận ra họ vẫn còn yêu nhau.
Bộ phim khởi quay tại Việt Nam vào năm 1986, hoàn thành năm 1990. Thời gian hai năm đầu làm phim chỉ gồm công việc tiền trạm và thiết kế. Phim do hãng Cinematic Hongkong và Liên hiệp điện ảnh băng từ thành phố Hồ Chí Minh   làm dịch vụ. Cuối năm 1991, phim Người tình đã được công chiếu ở Sài Gòn. Việt Nam là quốc gia đầu tiên có vinh dự xem bộ phim nổi tiếng này. Tuy nhiên, bản phim chiếu tại Việt Nam là bản tiếng Pháp đã bị cắt hầu hết cảnh nhạy cảm so với bản tiếng Hoa và tiếng Anh.

Trên đoạn đường qua quận Thốt Nốt, thỉnh thoảng lại trong thấy mấy chú cảnh sát giao thông. Chú thì cầm roi điện, chú thì giương caméra lên, có chú trên miệng đang ngậm cái còi. Đến gần thì mới biết là “các cảnh sát mô hình làm bằng nhựa composite”, giống như thật. Toàn nói: Đây là mô hình mới thực hiện khoảng nửa năm nay. Chủ yếu là để nhắc nhở mấy bác tài hay phóng nhanh vượt ẩu.
     Một giờ sáng thì tới thành phố Long Xuyên. Chúng tôi nghỉ lại tại khách sạn  
Khánh Kim Báu. Đến Long Xuyên, tôi lại nhớ về nhiều kỷ niệm. Tôi và nhà báo Nguyễn Ngọc Kiềm, trưởng ban biên tập tạp chí Du lịch Việt Nam. Hồi này anh Huỳnh Liễu làm tổng biên tập tạp chí. Anh Huỳnh Liễu trước đó nhiều năm phụ trách tờ tin Công an Nhân dân (của Bộ Công An), cơ quan đóng tại 22 phố Ngọc Hà, khu Ba Đình, Hà Nội. Tờ tin phát hành nội bộ, là tiền thân của báo Công an Nhân dân sau này. Tôi và Ngọc Kiềm được anh Ba Chuẩn, giám đốc Công ty Du lịch An Giang bố trí nghỉ lại tại khách sạn Long Xuyên, gần nhà thờ Thiên Chúa giáo – nơi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người thiết kế dinh Độc lập, sau này là Hội trường Thống nhất) đã thiết kế bản vẽ có biểu tượng “hai bàn tay nâng chiếc Thánh giá” trên gác chuông. Ở Long Xuyên, thời gian này có rất nhiều xe lôi gắn máy xe Honda 67 và cũng có rất nhiều xe lôi gắn xe đạp. Tôi và Ngọc Kiềm mỗi người ngồi một xe đi tham quan thị xã Long Xuyên. Chúng tôi gọi đùa loại xe này là “xe bá tước”.
       Long Xuyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang. An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau  Kiên Giang Cà Mau và  Long An) ở miền Tây Nam Bộ.. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
    An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ lục tỉnh, vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể   thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay. Tháng 7 năm 2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông HậuThành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam.
Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất An Giang xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757, quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt tên thành đạo Châu Đốc. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Longnhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và gọi là Châu Đốc Tân Cương thuộc trấn Vĩnh Thanh (1 trong 5 trấn của thành Gia Định). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), cho lấy đất Châu Đốc Tân Cương hợp thêm với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long (tức Vĩnh Trấn) để thành tỉnh An Giang. Đồng thời chia thành 2 phủ Tuy Biên (gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú), phủ Tân Thành (gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An-Hà tổng đốc  c ai quản hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại thành Châu Đốc.  
Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật. Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên. Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương thuộc phủ Tĩnh Biên, tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang.
Năm 1833, tỉnh An Giang bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng Án sát An Giang là Bùi Văn Lý lấy lại được tỉnh thành (Châu Đốc) từ tay quân của Khôi. Năm 1833-1834, quân Xiêm La, theo cầu viện của Khôi, tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long đánh nhà Nguyễn, bị quân nhà Nguyễn do Trương Minh GiảngNguyễn Xuân đánh bại trên sông Vàm Nao.
Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà Nguyễn lấy thêm đất Ba Thắc (Bassac, thuộc Cao Miên) sáp nhập vào An Giang và lập thành phủ Ba Xuyên. Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ). Năm 1842, vua Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Huyện Hà Âm, trước là đất Cao Miên. Như vậy, vào thời này, vùng đất huyện Hà Âm thuộc phần đất giáp biên giới của Campuchia với Việt Nam, tức là phần đất huyện Kiri Vong, và có thể cả phần đất các huyện Kaoh AndaetBourei Cholsar thuộc tỉnh Takeo Campuchia.
Điều đáng ghi nhận là các quan triều Nguyễn như Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương… làm tuần phủ, tổng đốc An Giang-Hà Tiên đã có công trong việc bảo vệ biên cương Tổ quốc.
An Giang thời Pháp thuộc bị chia nhỏ thành nhiều tỉnh với phần lớn vào 5 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ và Sóc Trăng. Nam Kỳ thuộc Pháp (Basse Cochinchine Francaise) khoảng năm 1881, vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế, thuộc các tỉnh An Giang và Hà Tiên cũ, và vùng lồi Svay Rieng, trước là vùng rừng Quang Hóa phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định mà Pháp chưa chiếm được vào thời điểm năm 1861-1863, đều được cắt trả về cho lãnh thổ vương quốc Campuchia.
Năm 1868, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam k là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Lúc này, Pháp xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn ở khu vực này, đồng thời cũng đặt ra các hạt Thanh tra. Theo đó, tỉnh An Giang đổi tên thành tỉnh Châu Đốc, do lấy theo tên gọi nơi đặt lỵ sở của tỉnh là thành Châu Đốc.
Năm 1917, Pháp cho thành lập ở tỉnh Long Xuyên 3 quận trực thuộc: Châu ThànhChợ Mới và Thốt Nốt. Năm 1953tỉnh Long Xuyên thành lập thêm hai quận mới là Núi Sập và Lấp Vò. Tỉnh lỵ Long Xuyên thuộc khu vực hai làng Bình Đức và Mỹ Phước.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Tỉnh Long Châu Tiền nằm ở phía bờ trái (tả ngạn) sông Hậu, hai bên sông Tiền, thuộc khu 8 và có 5 huyện: Tân ChâuHồng NgựChợ MớiChâu Phú B và Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu nằm ở phía bờ phải (hữu ngạn) sông Hậu và có 6 huyện: Tịnh BiênTri TônThốt NốtThoại SơnChâu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc).  
 An Giang là xứ địa linh nhân kiệt. Miền đất này đã sản sinh ra các nhân vật lịch sử: Cố Chủ tịch nước  Tôn Đức Thắng. Cố Thủ tướng  Nguyễn Ngọc Thơ. Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng. Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm. Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành. Trong lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật có các nhà văn Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Trịnh Bửu Hoài. Nhà thơ Viễn Phương Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu. Các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Lam Duy, Phan Nhân, Song Ngọc. Họa sĩ Chóe. Nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết (cải lương). Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm. Nghệ sĩ ưu tú Tấn Tài. Nghệ sĩ Tấn Beo. Nghệ sĩ Kiều Oanh. Diễn viên: Thái Ngọc Bích. Các ca sĩ - diễn viên: Kha Ly,  Phương Trinh. Các ca  sĩ:  Đức Tuấn, Ưng Hoàng Phúc, Hồ Tuấn AnhĐông Đào. Trong giáo dục có: Nhà giáo Trần Hữu Thường. Giáo sư tiến sĩ, nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân.
Long Xuyên cũng là nơi phát xuất: Đạo Hòa Hảo do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Linh mục Fransico Savie Trương Bửu Diệp…Các tướng lĩnh thời phong kiến gồm phần lớn là tướng nhà Nguyễn: Nguyễn Văn Nhơn. Nguyễn Thư Ngọc Hầu. Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng…Họ được xép vào hạng danh thần, danh tướng của nhà Nguyễn.
 An Giang là xứ nhiều danh lam thắng cảnh: Châu Đốc Khu du lịch núi Sam với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo: Lăng Thoại Ngọc Hầuchùa Tây AnChùa Phước Điền...Đặc biệt nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ. Các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc. Giữa đồng bằng sông nước lại nổi lên những ngọn núi hùng vĩ. Đó là cụm Thất Sơn: gồm 1 quần thể 37 ngọn núi thuộc hai huyện Tịnh Biên Tri Tôn. Thất Sơn, tiêu biểu là: Thiên Cẩm Sơn,  , Ngũ Hồ Sơn, Phụng Hoàng Sơn, Ngọa Long Sơn, Liên Hoa Sơn, Anh Vũ Sơn, Thủy Đài Sơn. 
 Chùa Phật Lớn trên núi Cấm có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước. Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên. Hồ Thoại Sơn là một hồ đẹp cách thành phố Long Xuyên 29 km. Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt quanh năm xanh trong, cho dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa. Cù lao Giêng nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc. Khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.
          Kênh đào Vĩnh Tế là một con kênh lớn nhất trong thời phong kiến. Kênh có chiều dài gần 90 km, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, được khởi công vào tháng 12 Âm lịch năm 1819 đến tháng 5 Âm lịch năm 1824 thì hoàn thành. Trong 5 năm đó các quan chỉ huy đã huy động hơn 90 ngàn dân binh với tổng số ngày công là 3 triệu, 463 ngàn 500 ngày (gồm dân binh hai nước Việt Nam và Chân Lạp cùng nhau thi công) với khối lượng đào đắp là  gần 3 triệu mét khối.
Đến ngày nay, kênh Vĩnh Tế vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng. Và là con sông đào mang nặng nghịa tình của hai dân tộc Việt – Miên.
Công trình này do Thoại Ngọc Hầu chỉ huy trực tiếp cùng với các quan Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tồn, Trần Công Lai. Công trình kéo dài từ thời hai tướng làm tổng trấn Gia Định thành, Nguyễn Văn Nhơn (1819 – 1820) cho đến thời tướng Lệ Văn Duyệt (1820 – 1832) mới xong. Có thể coi hai ông là Tổng chỉ huy và hai vị phó Tổng trấn giúp sức là các đại thần Trương Tấn Bửu và Trần Văn Năng.  Hình ảnh kênh đào được vua Minh Mạng cho chạm khắc đúc vào Cửu đỉnh để làm quốc bảo.
Người dân An Giang ngày nay thuộc nằm lòng hai câu ca dao:
     Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên
     Ghe thuyền xuôi ngược, bán buôn dập dìu.
Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, Tên các tỉnh Long Châu TiềnLong Châu HậuLong Châu Sa và Long Châu Hà không được Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa công nhận.  
Năm 1954Việt Minh giải thể các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, đồng thời khôi phục lại tỉnh Châu Đốctỉnh Long Xuyêntỉnh Sa Đéc và tỉnh Hà Tiên như cũ. Chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc như thời Pháp thuộc.
 Năm 1957, sáp nhập hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc với nhau để thành lập một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh An Giang,  khi đó 9 huyện: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và 2 thị xã: Long Xuyên, Châu Đốc.    .

Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Giang chính thức được tái lập trở lại, ban đầu có 8 huyện: Châu PhúChâu ThànhChợ MớiHuệ ĐứcPhú ChâuPhú TânTịnh BiênTri Tôn cùng với hai thị xã: Long XuyênChâu Đốc. Tỉnh lị đặt tại thị xã Long Xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét