Trang

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

141B-Bắc Hà ký sự (Phần 2)

141B.BẮC HÀ KÝ SỰ (Phần 2)

Xuân Bảo
1.    NGÀY THƠ VIỆT NAM Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM.

                                               Nhà thơ Hữu Thỉnh khai mạc Ngày Thơ

   Hà Nội hôm nay vẫn lắc rắc mưa phùn nhẹ. Chung quanh Văn miếu Quốc tử giám, từ phố Nguyễn Thái Học vòng qua phố Hàng Bột đã đông nghịt người.Cổng chính vào Khuê Văn các, từng đoàn người già trẻ trai gái trang phục chỉnh tề. Nhiều cụ già khoác cả áo bành tô.Phần lớn những người đứng tuổi mặc complet, thắt cà vạt, Các cụ bà mặc áo dài và khoác lên người áo choàng len hoặc áo bông chần hạt lựu. Nam nữ thanh niên phần nhiều ăn mặc theo thời trang hiện hành, đủ màu sắc, đủ kiểu dáng.Các cháu thiếu niên, nhi đồng tung tăng theo cha mẹ,ông bà vào Văn Miếu.
Có lẽ trên trái đất này chưa có đất nước nào tạo cho mình một nét văn hóa độc đáo như Việt Nam: Ngày Thơ.Nước láng giềng Trung Hoa có một nền thơ ca lừng lẫy với những thi hào, thi bá như Khuất Nguyên,Thôi Hiệu,Lý Bạch…và nước Nga với những đại thi hào Puskin, Lermontov…và nước Pháp với những trường phái thi ca nổi tiếng giữa kinh đô Ánh Sáng với Arthur Rimbaud,Pierr de Ronsard,Molière, Anaton France…Và rất nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ có rât nhiều nhà thơ nổi tiếng thế giới. Nhưng họ chưa có Ngày Thơ cho dân tộc mình.Tự hào biết mấy Ngày Thơ Việt Nam!Và hãnh diện biết bao khi được làm nhà thơ Việt Nam!

Năm nay, Ngày Thơ Việt Nam còn có sự tham gia của hai lực lượng: BộTư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Biên phòng, góp phần làm đậm nét chủ đề của Ngày thơ Hướng về biển đảo. Các nhà thơ mang đến Ngày Thơ nhiều tác phẩm hay viết về biển đảo để giới thiệu tới bạn bè quốc tế cùng đông đảo người yêu thơ trong nước. 



Tại Sân thơ truyền thống diễn ra lễ khai mạc trọng thể, các hoạt động đọc thơ, trình diễn nghệ thuật và thả thơ truyền thống. Với chủ đề: Hướng về biển đảo Tổ quốc, bài thơ “Tổ Quốc là tiếng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được cất lên mở đầu cho phần trình diễn và đọc thơ của các nhà thơ. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của đất nước, về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của bao thế hệ người Việt Nam, đồng thời, thể hiện ý thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo và niềm hi vọng về thế hệ trẻ hôm nay.
 Xen kẽ với các tiết mục văn nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, các nhà thơ quốc tế và nhà thơ Việt Nam đã lần lượt thể hiện các sáng tác văn học của mình. Tiêu biểu là nhà thơ nữ Neeva Mukova (Slovakia) đọc thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hữu Thỉnh bằng tiếng Việt, nhà thơ Indra Wossou (Nam Phi),nhà thơ Graham Mort (Anh), nhà thơ Martha Collins (Hoa Kỳ), Burne Sambun (Mông Cổ)… thể hiện bài thơ mới sáng tác về Việt Nam, đồng thời giới thiệu về đất nước mình tới bạn bè Việt Nam. Các nhà thơ Y Phương, Hữu Việt, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Thị Mai, Phạm Hồ Thu, Trương Nam Hương cùng các dịch giả là Việt kiều cũng thể hiện cảm xúc của mình qua những vần thơ.!
Sau khi đọc bài thơ Hy vọng của mình, Chủ tịch Hội Nhà văn Sudan Gadour Omer.Ông bày tỏ: “Việt Nam là đất nước của những người anh hùng và thơ ca”.Thay mặt Đoàn khách quốc tế,nhà thơ M.Salmawy,Tổng Thư ký Hội Nhà văn Á Phi,Chủ tịch Hội Nhà văn Ai Cập đã chia sẻ một câu chuyện ông tưởng tượng thú vị: “Giấc mơ vị thần thi ca Ai Cập của mình. Vị thần ấy là đại diện của cái đẹp, tình yêu, nghệ thuật…Và tại đất nước của thi ca, hòa bình và tình  yêu bao la như đất nước Việt Nam, vị thần ấy đã không muốn quay trở về Ai Cập”. Chủ tịch Hội Nhà văn Nga nói: “ Tình yêu đối với Thơ Ca là khởi nguồn của tình yêu cao thượng và nói lên sự phát triển của cả một dân tộc. Ở những nơi Thơ Ca không được  chú  ý thì lập tức cuộc sống xã hội sẽ đi xuống. Thơ Ca còn là nền tảng của văn hóa, của quốc gia. Thơ Ca kết nối tâm hồn văn hóa giữa các quốc gia để xây dựng nên một thế giới hòa bình, nhân ái…Tôi đánh giá cao những Ngày Hội Thơ Ca của dân tộc Việt Nam và chúc dân tộc Việt Nam giữ được truyền thống tốt đẹp này.”


  Chiều  ngày 5 tháng 3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt 150 đại biểu đại diện các nhà văn, nhà thơ quốc tế dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan Thơ Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 2 tại Hà Nội.Nhiệt liệt chào mừng các nhà văn, nhà thơ quốc tế, Chủ tịch  nước khẳng định trong lịch sử hình thành phát triển, Việt Nam được biết đến là một dân tộc anh  dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc và cũng là dân tộc cần cù trong xây dựng đất nước. Việt Nam còn kế thừa nền văn hóa lâu đời hết sức đặc sắc và đa dạng với sự hòa quyện, phát triển từ các nền văn hoá của 54 dân tộc anh em…Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong công cuộc đổi mới,thơ văn giữ vai trò hết sức quan trọng. Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển của đất nước.Đặc biệt, trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, rất nhiều bạn bè quốc tế đã, đang và tiếp tục ủng hộ Việt Nam. Sư hiện diện của các nhà văn, nhà thơ là các sứ giả trên lĩnh vực văn hóa gắn chặt hơn mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các nước…
                                                        ***
Điểm khác biệt của Ngày Thơ năm nay là chỉ tổ chức 2 sân thơ lớn: sân Thơ truyền thống và sân Thơ Quốc tế. Tại Lầu Bát giác có sân chơi Thơ của các Câu lạc bộ Thơ, trong đó có gần 30 CLB Thơ của Hà Nội,8 CLB Thơ các tỉnh và 6 trường đại học cũng gây ấn tượng không kém phần sôi nổi.
2.NGÀY THƠ NGUYÊN TIÊU TRÊN CẢ NƯỚC
Những Câu lạc bộ Thơ Ca trong cả nước đã hào hứng tổ chức Ngày Thơ Việt Nam.Tại Đồng Nai, có nơi tổ chức sớm như CLB Thơ Ca Trấn Biên Đồng Nai làm từ ngày mùng mười , tháng giêng ,Âm lịch. Có nơi làm đúng vào đêm Nguyên tiêu như Hội Văn học-Nghệ thuật Đồng Nai. Và cũng có nhiều nơi, do hoàn cảnh và điều kiện thì tổ chức muộn hơn.Tất cả những CLB ấy đều lấy chủ đề chính là Hướng về biển đảo Tổ quốc.
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó trưởng ban Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam đúng vào đêm Nguyên tiêu Ất Mùi đã có hơn 100 địa điểm  khắp đất nước Việt Nam tổ chức Ngày Thơ Việt Nam.
Bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ vang vọng khắp non sông.
Nguyên Tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba giang thượng đàm quân sự
Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền
Và đây, bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy:
Rằm tháng giêng
Rằm giêng lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
                                      ***
 Hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam, tôi đã có những bài tiểu luận nghiên cứu về bài thơ Nguyên Tiêu của Hồ Chủ tịch như Bải Thơ Nguyên Tiêu vang vọng mãi ngàn năm, bài Trăng trong Thơ Hồ Chủ tịch…Và đã cho in tập thơ Trăng Giêng, trong đó có bài:

 Khấn Nguyên Tiêu
          Xin dâng lên một nén hương trầm
          Khấn nguyện Nguyên Tiêu dạo khúc ngâm
          Thơ Bác nghìn sau vang vọng mãi
          Non sông ngời ngợi ánh trăng rằm
                                                Trấn Biên, ngày 21/3/2015
Nhằm Ngày mùng Hai Bính Thân,Tháng Hai Kỷ Mão, Tiết Xuân phân,năm Ất  Mùi.


                                                                             Xuân Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét